Đề tài Vận dụng phương pháp chọn mẫu, xây dựng bảng hỏi và điều tra trong nghiên cứu khoa học xã hội
1.4. Chọn mẫu phi xác xuất(dùng trong trường hợp không còn cách chọn nào tốt hơn)
Một số cách chon mẫu phi xác xuất thông thường:
+ Mẫu thuận tiện.
+ Mẫu phán đoán.
+ Mẫu tự nguyện.
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU, XÂY DỰNG BẢNG HỎI VÀ ĐIỀU TRA TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI TS. Bùi Trung Hưng1. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU:1.1. Mẫu và PP chọn mẫu:+ Khái niệm mẫu: Mẫu là một phần của tổng thể được lựa chọn ra theo những cách thức nhất định và với một dung lượng hợp lý. Chọn mẫu là việc làm thường nhật mà ta có thể tìm thấy ngay trong cuộc sống. Ví dụ: chọn mẫu vải may quần áo, chọn loại của một thực phẩm .v.v. Về nguyên tắc, mẫu được chọn phải có tính đại diện, tức là thông tin thu thập trên mẫu có thể suy rộng ra cho tổng thể với một sai số đại diện nhất định.+ Điều tra chọn mẫu: Điều tra XHH bằng cách chọn ra những khách thể xã hội mang tính đại diện cho tổng thể các khách thể cần điều tra gọi là điều tra chon mẫu.Ví dụ: Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội của chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Lâm Đồng từ năm 2005-2010. Ta phải chọn số hộ đại diện nhất định ở một số xã nhất định mang tính đại diện cho toàn tỉnh để khảo sát.+ Dung lượng mẫu: Dung lượng mẫu tối thiểu là số lượng ít nhất các đơn vị nghiên cứu được chọn ra để khảo sát sao cho kết quả thu được phản ánh cái tổng thể với một sai số chấp nhận được. Trong điều tra XHH kích thước mẫu tối thiểu không được nhỏ hơn 30 đơn vị nghiên cứu. Ví dụ muốn có thông tin về học lực trung bình của Trường CĐKT-KT thì cần phải lựa chọn ít nhất là 30 SV để khảo sát.+ Mẫu tối ưu là: Dung lượng mẫu được xác định căn cứ vào những đòi hỏi về khoa học, những điều kiện về tài chính, nhân lực, vật lực..., với một sai số hợp lý.1.2 Sai số chọn mẫu: + Sai số chọn mẫu là sự khác nhau giữa giá trị ước lượng của mẫu và giá trị tổng thể. Sai số chọn mẫu chỉ có trong điều tra chon mẫu.Về nguyên tắc, khi dung lượng mẫu tăng lên và chọn mẫu đúng cách thức thì sai số chọn mẫu sẽ giảm dần.+ Hai loại sai số chọn mẫu: Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên.- Sai số hệ thống là sai số xảy ra do vi phạm nguyên tắc chon mẫu, tức là không đảm bảo nguyên tắc khách quan khi chon đơn vị nghiên cứu.- Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất hiện đi kèm theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên. Ta thường khó xác định sự chệch hướng của sai số này.+ Những biện pháp làm giảm sai số chọn mẫu:- Với sai số chọn mẫu ngẫu nhiên: Thứ nhất, tăng số đơn vị nghiên cứu; Thứ hai, phân chia tổng thể thành những tổ, nhóm tương đối thuần nhất, sau đó chọn các đơn vị nghiên cứu từ tất cả các tổ, nhóm đó.- Với sai số hệ thống, cần: Nghiên cứu kĩ bản đồ xã hội của tổng thể, địa bàn nghiên cứu; Thận trọng, nghiêm túc khi thiết kế khung mẫu; Tìm mọi biện pháp nâng cao tỉ lệ thu hồi phiếu và giảm tỉ lệ từ chối trả lời trong phỏng vấn.1.3. Các cách chọn mẫu xác xuất: + Chọn ngẫu nhiên đơn giản: Là PP mà mỗi đơn vị của tổng thể đều có khả năng được chọn như nhau.Quy trình: Thông thường ta lập danh sách toàn bộ các đơn vị của tổng thể; gán cho mỗi đơn vị một số thứ tự từ 1 đến hết; Từ bảng số ngãu nhiên đó ta lấy ra một lượng các số ngẫu nhiên bằng dung lượng mẫu, hoăc công thêm một lượng dự trữ, cho đến khi đủ dung lượng mẫu cần thiết.+ Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: là cách chọn sao cho mọi phần tử của tổng thể đều có cơ hội được lựa chon như nhau. Về bản chất giống với chọn ngẫu nhiên đơn giản, chỉ khác nhau về quy trình lựa chọn.Quy trình:- Bước 1: cần có danh sách tổng thể( khung mẫu)- Bước 2. Xác định bước chọn k= N/n ( n là dung lượng mẫu, N là tổng thể)- Bước 3. Trên danh sách các đơn vị tổng thể cứ một khoảng cách k đơn vị chúng ta chon 1 để khảo sát. VD: số thứ tự 10 được chọn thì số thứ tự mẫu là: 10+k, 10+2k, 10+3k+ Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên: Chia tổng thể thành những bộ phận cấu thành theo những tiêu chí nhất định. Có 2 loại mẫu: Mẫu tỉ lệ và mẫu không tỉ lệ+ Chọn mẫu cụm: Ví dụ: Chọn 1 gia đình, 1 phân xưởng hoặc 1 lớp học, các đơn vị này tạo thành cụm để điều tra.1.4. Chọn mẫu phi xác xuất(dùng trong trường hợp không còn cách chọn nào tốt hơn)Một số cách chon mẫu phi xác xuất thông thường:+ Mẫu thuận tiện.+ Mẫu phán đoán.+ Mẫu tự nguyện.2. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG BẢNG HỎI: 2.1. Vai trò của bảng hỏi trong nghiên cứu XHH:+ Khái niệm bảng hỏi: Bảng hỏi là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo cho người hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu và có thể thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của đề tài.+ Vai trò của bảng hỏi:- Bảng hỏi là công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm, là sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu.- Bảng hỏi là công cụ đo lường quan trọng, nhờ đó ta đo lường được các biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng nghiên cứu.- Bảng hỏi còn là phương tiện để lưu giữ thông tin, nhất là thông tin cá biệt.- Bảng hỏi còn phản ánh những đặc tính của phương pháp điều tra.- Bảng hỏi còn là cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời. Với các nghiên cứu mang tính định lượng thì bảng hỏi là công cụ cần thiết, không thể thiếu, còn reong nghiên cứu định tính nó cũng rất cần thiết. Vật liệu chủ yếu để xây dụng nên các bảng hỏi là câu hỏi.2.2. Các loại câu hỏi: a. Câu hỏi theo nội dung:- Câu hỏi theo nội dung là những câu hỏi có nội dung phản ánh các lĩnh vực thực tế xã hội, như: câu hỏi về kinh tế, về văn hóa, về giáo dục, ý tế, về dân số - Câu hỏi theo nội dung có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: Gồm những câu hỏi đặc trưng cho sự kiện nào đó, đang tồn tại, có ảnh hưởng đến diễn tiến của các quá trình xã hội. Ví dụ: Giới tính, tuổi, nghề nghiệpthường có mặt ở hầu hết các bảng hỏi; Nhóm 2, gồm những câu hỏi thể hiện sự đánh giá hay những mong muốn của cá nhân riêng biệt hay của một tập người về những vấn đề náo đó của đời sống xã hội. Với loại câu hỏi này cần chú ý cách đặt câu hỏi, từ ngữ, hình thức câu hỏi cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng được hỏi. b. Câu hỏi có hay không có các câu trả lời được chuẩn bị trước: Có 3 loại sau: + Câu hỏi mở: Là nhưng câu hỏi không kèm theo các câu trả lời chuẩn bị trước, tức là ta chỉ nêu câu hỏi mà không hướng dẫn cách trả lời. Ví dụ: Theo anh(chị) đặc điểm nổi bật của SV trường CĐKT-KT là gỉ? Câu hỏi mở thường được sử dụng cho các nghiên cứu tìm kiếm, phát hiện với những hiện tượng mới nảy sinh trong dời sống xã hội mà ta chưa biết đầy đủ về nó. Nó làm cho người được hỏi không bị ảnh hưởng bởi các câu trả lời có sẵn, họ được tự do suy nghĩ và chọn cách trả lời. Tuy nhiên, câu hỏi mở có những hạn chế: Nó gây khó khăn cho việc thống kê, có sự khác nhau rất lơn về ội dung, với nhiều nghĩa khác nhau của các câu trả lời.+ Câu hỏi đóng: là loại câu hỏi kèm theo các phương án trả lời được chuẩn bị sẵnVí dụ: Kết quả trung bình điểm thi của bạn trong học kì vừa qua được xếp loại: □ Xuất sắc □ Giỏi □ Khá □ Trung bình □ KémCó thể chia thành 3 loại: Câu hỏi đóng với cách trả lời “ có- không”, câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng tùy chọn. + Câu hỏi hỗn hợp: là loại câu hỏi không hoàn toàn mở, nhưng cũng khôn hoàn toàn đóng. Người được hỏi sẽ lựa chọn câu trả lời trong một số phương án có sẵn, ngoài ra có thể đưa ra câu trả lời khác theo cách của họ.c. Loại câu hỏi chức năng: Có các kiểu: Câu hỏi chức năng tâm lý; câu hỏi lọc và câu hỏi kiểm tra. 2.3. Cách xếp đặt các câu hỏi trong bảng hỏi+ Phần mở đầu: thường là việc đặt tên bảng hỏi. Tên bảng hỏi cần tạo ra ấn tượng tốt, thoải mái cho người trả lời, tránh tạo cảm giác lo ngại, hoặc né tránh cho người được hỏi. Ví dụ: Với đề tài “ Những hành động thô bạo trong mối quan hệ vợ chồng ở các gia đình” thì nên đặt tên bảng hỏi là “Nghiên cứu về quan hệ vợ chồng trong gia đình”.Phần giới thiệu, cần chỉ ra tên người/tổ chức đứng ra nghiên cứu. Tùy từng trường hợp, có thể thêm cam kết về xử dung thông tin và hướng dẫn cách trả lời.+ Phần nội dung: các câu hỏi cần sắp xếp theo trình tự tạo cảm giác an tâm và hứng thú cho người trả lời. Những câu đầu thường mang tính dẫn dắt, tiếp theo là những câu gắn với nội dung. Nên sắp xếp xen kẽ giữa các câu hỏi lọc, kiểm tra và chức năng tâm lý để tránh sự căng thẳng và nhàm chán cho người trả lời.Trình tự các câu hỏi cũng cần được sắp xếp theo một logic nhất định, xuất phát từ sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau của câu hỏi và cách trả lời. Thường thì các câu hỏi nên xếp từ đơn giản đến phức tạp, từ cái chung đến cái riêng. Các câu hỏi liên quan đến cá nhân thường đặt ở cuối bảng. Tính liên tục của câu hỏi cũng còn phụ thuộc vàoyêu cầu của việc xử lý thông tin, cần xếp sao cho thuận tiện, dễ xử lý.+ Sau khi hoàn thành bảng hỏi ta cần rà soát lại từng câu hỏi theo 3 vấn đề sau:- Thứ nhất, tại sao cần có câu hỏi này? Nó có ích như thế nào cho việc làm rõ nghĩa của đề tài và mục tiêu nghiên cứu? thông tin nàosẽ nhận được qua câu hỏi này?- Thứ hai, Tại sao câu hỏi này lại được trình bày theo cách đó? Từ ngữ được sử dụng trong đó có phù hợp không? Hình thức câu hỏi có đáp ứng nội dung không? Có thể trình bày nó theo cách tốt hơn không?- Thứ ba, Tại sao câu hỏi đó lại đặt ở chỗ này? Liệu có tốt hơn nếu chuyển sang chỗ khác không?+ Ngoài ra cần chú ý các vấn đề như: số lượng các câu hỏi, cách in ấn, trình bày bảng hỏi sao cho sát đối tượng và tiện trả lời.XIN TRÂN TRỌNG CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THEO DÕI. MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ GÓP Ý!
File đính kèm:
- PP_chon_mau_va_dieu_tra.ppt