Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi quốc gia môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Đã có cuộc đời là có văn học, cũng như hễ có đất, có nắng gió tất là có hoa lá cây cỏ. Nhưng muốn cho cây cao bóng cả, muốn cho hoa thơm rực rỡ, muốn cho trái lớn mà vẫn có vị đậm đà thì không thể chỉ trông vào khả năng tự nhiên của cây, của đất.
(Lê Ngọc Trà - Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học)
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên./.
SỞ GDĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 29/10/2015 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang Câu 1 (8.0 điểm) Người thầy giống như ngọn lửa. Nếu tới quá gần, bạn sẽ bị thiêu cháy; nếu ở quá xa, bạn sẽ thấy không đủ ấm. (Khuyết danh) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 2 (12.0 điểm) Đã có cuộc đời là có văn học, cũng như hễ có đất, có nắng gió tất là có hoa lá cây cỏ. Nhưng muốn cho cây cao bóng cả, muốn cho hoa thơm rực rỡ, muốn cho trái lớn mà vẫn có vị đậm đà thì không thể chỉ trông vào khả năng tự nhiên của cây, của đất. (Lê Ngọc Trà - Tư tưởng lý luận của nhà văn và sáng tác văn học) Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên./. HẾT Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:........................................................................................ Giám thị 2:........................................................................................ SỞ GDĐT NINH BÌNH HDC ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI DỰ THI QUỐC GIA Năm học 2015 - 2016 MÔN: NGỮ VĂN Ngày thi: 29/10/2015 (hướng dẫn chấm gồm 03 trang) Câu 1 (8,0 điểm) A. YÊU CẦU I. VỀ HÌNH THỨC Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Bài viết có bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục; diễn đạt trong sáng, cảm xúc chân thành, tự nhiên, không rơi vào thuyết lý, diễn giải đạo đức khô khan, dài dòng; trình bày sạch đẹp; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp II. VỀ NỘI DUNG Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói 2. Giải thích - Người thầy giống như ngọn lửa: Người thầy có sức ảnh hưởng lớn tới học sinh của mình. - Nếu bạn tới quá gần, bạn sẽ bị thiêu cháy: Bị lệ thuộc thầy, ta sẽ đánh mất bản thân, mất tự tin, trở nên thụ động, thiếu sáng tạo. - Nếu bạn ở quá xa bạn sẽ không thấy đủ ấm: Nếu thiếu sự dìu dắt và chỉ bảo của thầy, người học sẽ khó khăn trong tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức để sáng tạo, trưởng thành. => Câu nói đề cập mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình học tập, truyền thụ kiến thức, kĩ năng... Người học cần phải biết học hỏi ở thầy, đồng thời phát huy tính chủ động, tích cực. 3. Bình luận và chứng minh Đây là ý kiến đúng đắn, sâu sắc. Bởi vì: - Trong cuộc sống mỗi người không thể thiếu những người thầy, người khai tâm, khai trí, định hướng lối sống, khơi lên khát vọng....Không có thầy là một bất hạnh. - Kiến thức và các vấn đề của đời sống là không giới hạn, bản thân người thầy cũng chỉ là một giới hạn. Nếu người học chỉ phụ thuộc vào thầy thì không phát huy được bản thân. => Học thầy chỉ là một trong những con đường chiếm lĩnh tri thức. Điều quan trọng nhất là người học phải tích cực, chủ động, sáng tạo. 4. Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ thực tế Trong thời đại hiện nay, quan điểm trên càng được coi trọng, đề cao, vận dụng linh hoạt. - Về phía người dạy: + Tự biết làm mới mình. + Tôn trọng người học, trân trọng những sáng tạo của học sinh. Quá trình dạy học cũng là quá trình người thầy tự hoàn thiện. - Về phía người học: + Hiểu rõ vai trò của người thầy là không thể thiếu. Kính trọng, biết ơn thầy cũng có nghĩa biết nỗ lực phát huy bản thân, chiếm lĩnh những giới hạn mới. + Đa dạng, linh hoạt các hình thức, các phương pháp học tập. Biết học mọi lúc, mọi nơi không chỉ với người thầy trong trường học mà cả người thầy trong trường đời. - Phê phán lối dạy áp đặt, làm thui chột khả năng của người học; lối học thụ động, dựa dẫm, thái độ xem nhẹ người thầy. => Dạy và học là một hệ thống mở, cần phải được thực hiện liên tục, suốt đời. Cả thầy và trò cùng xây dựng mối quan hệ tích cực, cùng chinh phục những đỉnh cao tri thức, hoàn thiện bản thân. (Trong quá trình bàn luận, mở rộng và nâng cao vấn đề, học sinh chọn lọc dẫn chứng để minh họa) 5. Kết luận: Đánh giá khái quát vấn đề. B. CHO ĐIỂM - Điểm 8: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót không đáng kể. - Điểm 6 - 7: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn một số sai sót nhỏ. - Điểm 4 - 5: Hiểu vấn đề. Đáp ứng 2/3 yêu cầu. Mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2 - 3: Cách nhìn nhận và triển khai vấn đề còn lúng túng hoặc không đảm bảo bố cục, kết cấu. Nội dung sơ sài, hời hợt, thiếu nhiều ý. Lập luận chưa chặt chẽ. Mắc nhiều lỗi về diễn đạt, trình bày - Điểm 1 : Kém về kĩ năng và kiến thức. Chỉ trình bày được 1-2 ý đơn giản. - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp. Câu 2 (12,0 điểm) A. YÊU CẦU I. VỀ HÌNH THỨC Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận văn học theo định hướng yêu cầu đề. Bài viết có bố cục rõ ràng; kết cấu chặt chẽ, lập luận thuyết phục; diễn đạt trong sáng, có cảm xúc; trình bày sạch đẹp; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp II. VỀ NỘI DUNG Bằng những kiến thức lí luận về mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, nhà văn trong quá trình sáng tạo, kiến thức về tác giả, tác phẩm, học sinh trình bày bài viết theo cách hiểu của mình nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau: 1.Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến của Lê Ngọc Trà 2.Giải thích ý kiến - Đã có cuộc đời là có văn học, cũng như hễ có đất, có nắng gió tất là có hoa lá cây cỏ.: Khẳng định nguồn gốc của văn học bắt nguồn từ đời sống, con người là đối tượng trung tâm của văn học. Hiện thực chính là mảnh đất màu mỡ cho văn học đơm hoa, kết trái. - Muốn cho cây cao bóng cả, cho hoa thơm rực rỡ, cho trái lớn mà vẫn có vị đậm đà thì không thể chỉ trông vào khả năng tự nhiên của cây, của đất: Văn học bắt nguồn từ đời sống nhưng không tự nhiên mà có mà phải do quá trình lao động sáng tạo công phu, nghiêm túc của nghệ sĩ. - Những tác phẩm được coi là cây cao bóng cả, hoa thơm rực rỡ, trái lớn, vị đậm đàlà những tác phẩm đề cập đến những vấn đề lớn lao của thời đại, của nhân sinh, là phát minh về hình thức và khám phá về nội dung. => Ý kiến khẳng định mối quan hệ giữa văn học và cuộc sống, đồng thời nhấn mạnh vai trò của nghệ sỹ trong sáng tạo nghệ thuật. 3. Đánh giá, nhận xét - Ý kiến đúng đắn. Bởi vì: + Đây là quy luật tồn tại của văn học. Hiện thực được phản ánh phải trung thực, phù hợp với hoàn cảnh của thời đại. Thời đại nào, văn học ấy. Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời. + Trong quá trình sáng tạo, nghệ sỹ không chỉ phản ánh hiện thực mà còn gửi gắm những tình cảm mơ ước, khát vọngchính vì vậy mà hiện thực trong tác phẩm bao giờ cũng thực hơn và mê hơn cuộc đời. - Ý kiến cần được hiểu rộng hơn khi đặt trong mối quan hệ giữa quá trình sáng tạo của nghệ sỹ (vốn sống, óc quan sát, trí tưởng tượng) và quá trình tiếp nhận của người đọc (phụ thuộc vào trình độ nhận thức, thị hiếu thẩm mỹ, sự trải nghiệm). 4. Chứng minh Học sinh lựa chọn những dẫn chứng mà mình tâm đắc, phù hợp để phân tích và chứng minh làm rõ vấn đề lí luận. Tuy nhiên, dẫn chứng cần đảm bảo yêu cầu sau: Sắp xếp khoa học. Dung lượng vừa phải, có điểm nhấn; không dàn trải, không lan man. - Khuyến khích những bài viết chọn dẫn chứng mới mẻ, có cảm thụ riêng, sâu sắc. 5. Kết luận chung: Khái quát vấn đề nghị luận. B. Cho điểm - Điểm 11 - 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, có thể còn một vài sai sót không đáng kể. - Điểm 9 - 10: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, có thể còn một vài sai sót nhỏ. - Điểm 7 - 8: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu nhưng các ý chưa thật đầy đủ, có thể còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Đáp ứng được một nửa yêu cầu về ý. Cách nhìn nhận và triển khai vấn đề còn lúng túng, diễn đạt còn hạn chế, mắc nhiều lỗi trình bày. - Điểm 3 - 4: Bài làm sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về kiến thức và kĩ năng. - Điểm 1 - 2: Hiểu vấn đề một cách hời hợt, nông cạn, chỉ trình bày được 1- 2 ý nhỏ. - Điểm 0: Không làm bài hoặc sai lạc hoàn toàn về nội dung và phương pháp. Lưu ý chung: Giám khảo căn cứ vào bài viết của thí sinh để vận dụng khung điểm cho từng câu một cách linh hoạt, điểm toàn bài cho đến 0.25, không làm tròn. -----------Hết-----------
File đính kèm:
- de_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_du_thi_quoc_gia_mon_ngu.doc