Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

 Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có

 (Đời thừa, Nam Cao – Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, năm 1977)

 Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy phân tích truyện ngắn Chí Phèo để làm sáng tỏ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GDĐT NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC THI HỌC SNH GIỎI QUỐC GIA 
LỚP 12 THPT 
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang
Câu 1: (8 điểm)
Văn bản: 
Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
Người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người: người sống với nhau như thế nào?
 (Hỏi, Hữu Thỉnh)
 Những bài học về lối sống mà bài thơ trên mang lại cho anh (chị).
Câu 2: (12 điểm)
 Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có
 (Đời thừa, Nam Cao – Tác phẩm, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, năm 1977)
 Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào ? Hãy phân tích truyện ngắn Chí Phèo để làm sáng tỏ. 
----------HẾT----------
Họ và tên thí sinh : Số báo danh: ......................................................
Họ và tên giám thị 1: Chữ kí:..............................
Họ và tên giám thị 2: Chữ kí:..
SỞ GDĐT NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
CHỌN ĐTQG LỚP 12 THPT NĂM 2012
 MÔN NGỮ VĂN
(Đáp án gồm có 02 câu, trong 03 trang )
A. Câu 1 (08 điểm):
I. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
II.Yêu cầu về kiến thức:
 Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Giải thích ngắn gọn lối sống của các sự vật trong bài thơ: 
+ Đất tôn cao nhau: lối sống tôn trọng nhau, sống vị tha, biết đặt lợi ích của người lên trên lợi ích của mình, sống vì người khác, không sa vào chủ nghĩa cá nhân, , không ích kỉ, đố kị, bon chen,  
+ Nước làm đầy nhau: biết sống thương yêu nhau, biết cho đi và biết làm đầy, rộng lượng với nhau.
+ Cỏ đan vào nhau: lối sống hoà nhập, đoàn kết, biết vì đồng loại.
- Từ "lối sống" của thiên nhiên tạo vật rút ra những bài học về lối sống đẹp cho bản thân mình và cho mọi người. Con người cần phải biết vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, hướng tới cuộc sống khoan dung độ lượng, vị tha, vì người, biết thương yêu, biết hoà nhập, biết đoàn kết, quan tâm đến người khác, bết vì lợi ích của cộng đồng...
- Những bài học rút ra từ bài thơ trên đúng nhưng chưa đủ, con ngưởi vừa phải biết yêu thương tôn trọng kính trọng nhau, vừa phải biết đấu tranh chống cái xấu cái ác, tránh yêu thương một chiều, dĩ hòa vi quí..., biết cho và cũng biết nhận.
- Khẳng định, biểu dương và chỉ ra những yêu cầu về việc bồi dưỡng lối sống đẹp cho mỗi người, cho cả cộng đồng; phê phán lối sống vị kỉ, vô cảm, vô trách nhiệm,  của một bộ phận người trong cuộc sống .
- Bài học: cần học tập, rèn luyện tu dưỡng để biết sống vị tha, rộng lượng, biết thương yêu và đoàn kết trong cuộc sống. Biết yêu cái đáng yêu, căm ghét những gì độc ác, xấu xa, thấp hèn, đê tiện.
III. Thang điểm:
 - Điểm 8: Đáp ứng tốt yêu cầu của đáp án, còn một vài sơ suất nhỏ.
 - Điểm 6: Đáp ứng phần lớn yêu cầu của đáp án, còn mắc một vài lỗi.
 - Điểm 4: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu của đáp án, còn mắc một số lỗi.
 - Điểm 2: Bài làm quá sơ sài, còn mắc nhiều lỗi.
 - Điểm 0: Lạc đề. 
B. Câu 2 (12 điểm):
 I. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm một bài nghị luận văn học đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, viết có cảm xúc, không sai các loại lỗi.
II.Yêu cầu về kiến thức:
 Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Giải thích nhận định: 
 + Đây là ý kiến đúng . Nó chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa sản xuất vật chất (theo lối hàng loạt, giống hệt nhau) và sáng tạo của nhà văn (đơn nhất duy nhất không lặp lại người khác, không lặp lại chính mình). Nghệ thuật nói chung văn chương nói riêng là lĩnh vực của cái độc đáo có giá trị thẩm mĩ, nhà văn lớn phải có cách nhìn, cách cảm nhận, mô trả và biểu hiện riêng (tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật độc đáo thể hiện trong thế giới nghệ thuật của ông ta.) ngay trong những chủ đề đã quen thuộc mang tính thời đại, nhà nghệ sĩ vẫn phải in đậm dấu ấn độc đáo của mình.
 + Người tiếp nhận phải biết nhận ra đúng và trúng cái thần cái hồn của nhà văn, của tác phẩm, và biết so sánh (đồng đại , lịch đại) để làm hiện rõ giá trị, bản sắc của nhà văn và tác phảm của ông ta, biết làm sáng giá những giá trị văn chương, nhân đạo và nhân văn mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm
 - Phân tích Chí Phèo làm sáng tỏ:
 +Vài nét cơ bản nhất về nhà văn hiện thực tâm lí xuất sắc Nam Cao.
 + Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã đi sắp hết sinh mệnh của mình.
 + Đề tài nông thôn và người nông dân đã được cái cây bút hiện thực lớn để lại những tác phẩm lớn tưởng khó có thể vượt qua, Nam Cao vẫn ghi dấu ấn mình về đề tài này với kiệt tác Chí Phèo.
 + Hình tượng điển hình Chí Phèo có sức khái quát cao và cá tính sâu sắc về sự tha hóa lưu manh hóa của người cố nông lương thiện, bán nhân phẩm để duy trì sự tồn tại về thể xác đến mất cả nhân hình lẫn nhân tính, nhưng cuối cùng đã tỉnh ngộ sau cuộc gặp Thị Nở (giá trị thẩm mĩ của nhân vật này) và gặp phải bi kịch cự tuyệt quyền làm người, chết trong đâu đơn tuyệt vọng sau khi manh đông đâm chết kẻ thù. Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng Chí Phèo. Sự tin tưởng ở nhân phẩm con người đặc biệt là người lao động cùng cực nhất, đó chính là một trong những nét riêng của chủ nghĩa nhân đạo Nam Cao.
 + Hình tượng Bá Kiến một hình tượng lớn bọn hào cường ác bá ở nông thôn Việt Nam đương thời được đắt trong hoàn cảnh điển hình (con mọt già, con dê già).
 + Các nhân vật khác: Lí Cường, Đội Tảo, Binh Chức, Năm Thọ, Tự Lãng, bà Ba mỗi nhân vật đều để lại ít nhiều dấu ấn về sự tha hóa ở các mức độ khác nhau trong một môi trường sống bị nhiễm độc.
 + Cốt truyện căng thẳng đầy kịch tính, hấp dẫn cách kể chuyện đa thanh phức điệu, ngôn ngữ kể chuyện tài hoa trẻ trung hiện đại, tâm tích tâm lí sắc xảo tinh tế, kết cấu tài tình, chi tiết nghệ thuật đắt giá, sáng giá tạo nên những trang văn xuôi hiện hấp dẫn vừa nóng hổi chất hiện thực vừ thấm đượm chất triết lí và có cả chất thơ đến cảm động Tất cả nhằm thể hiện sức tố cáo kết án mãnh liệt cái xấu cái ác trong xã hội cũ và suy tư đến đau đớn tột cùng trước tình trạng con người vì nghèo đói u mê, vì miếng ăn mà đánh mất đi tư cách người của mình của nhà văn hiện thực tầm cơ, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn Nam Cao. 
III. Thang điểm:
Điểm 12: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, còn một vài lỗi nhỏ.
Điểm 10: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi.
Điểm 8: Đáp ứng khoảng 2/3 một nửa yêu câu trên, còn mắc lỗi.
Điểm 6: Đáp ứng khoảng một nửa yêu câu trên, còn mắc lỗi.
Điểm 4: Bài viết sơ sài, mắc nhiều lỗi.
Điểm 2: Bài viết quá sơ sài
Điểm 0: Lạc đề.
 Lưu ý: Người chấm vận dụng hướng dẫn linh hoạt căn cứ vào bài làm và bút lực của học sinh. Có thể thưởng điểm cho nghững bài làm có những ý độc đáo, nếu bài làm chưa đạt điểm tối đa.Cho điểm lẻ đến 0,25
 ----------------Hết-----------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_ngu_van_lop.doc