Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

+ Điểm khác nhau: Đều sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nhưng ở mỗi tác giả giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ không giống nhau:

- Trong thơ Viễn Phương, hình ảnh mặt trời trong lăng ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Hình ảnh ẩn dụ khẳng định Bác chính là người đem nguồn ánh sáng của độc lập tự do, dẫn lối chỉ đường cho cách mạng Việt Nam. Bác không thể thiếu trong công cuộc giải phóng dân tộc. Thông qua biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả muốn ca ngợi công lao to lớn, vĩ đại của Bác. Đồng thời bày tỏ sự tôn kính, lòng biết ơn của toàn dân tộc đối với Bác.

- Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh mặt trời của mẹ ẩn dụ để chỉ đứa con – em bé Cu tai. Hình ảnh ẩn dụ khẳng định con chính là nguồn sống, nguồn vui, niềm hạnh phúc của đời mẹ. Thông qua hình ảnh ẩn dụ tác giả ca ngợi tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, bất diệt.

=> Như vậy, cùng là hình ảnh mặt trời nhưng lại mang những nét nghĩa khác nhau. Cùng sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nhưng đặt trong những văn cảnh khác nhau lại mang giá trị biểu cảm khác nhau. Chính những điều đó tạo nên nét độc đáo, sáng tạo của hình ảnh thơ, thể hiện dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn đội tuyển HSG môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề dự bị) - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG LỚP 9
NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Câu 1 (2 điểm)
	Cảm nhận của em về hình ảnh mặt trời trong những câu thơ sau :
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
	( Viễn Phương)
	- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng
	( Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 2 (3 điểm)
	Đọc mẩu chuyện sau :
	Câu chuyện con lừa
	Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sảy chân rơi xuống một cái giếng. Lừa kêu la tội nghiệp hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già, dù sao thì cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả. Ông nhờ một vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất và đổ vào giếng. Ngay từ đầu con lừa đã hiểu chuyện gì xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
	 	( Theo Bài học cuộc sống )
	Suy nghĩ của em về nội dung ý nghĩa và bài học rút ra từ việc làm của con lừa trong mẩu chuyện trên.
Câu 3 (5 điểm)
	“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
	Hãy khám phá “xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long) và Sang thu (Hữu Thỉnh) .
 ----------------------------------Hết-----------------------------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ..............................................................................
Giám thị 1: .................................................. Giám thị 2: .................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 03 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2 đ)
* Yêu cầu kĩ năng: 
- Viết dưới dạng một bài văn ngắn gọn, sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, hạn chế mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ.
- Lập luận so sánh đối chiếu để cảm nhận về điểm giống và khác nhau của hình ảnh mặt trời trong hai đoạn thơ.
* Về nội dung: Cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
+ Điểm giống nhau:
- Cả hai nhà thơ đều miêu tả hình ảnh mặt trời thực: mặt trời trên lăng, mặt trời của bắp - mặt trời thiên nhiên, là thiên thể đem đến nguồn ánh sáng vĩnh hằng sưởi ấm cho vạn vật, muôn loài. Mặt trời không thể thiếu cho sự sống. 
- Cả hai nhà thơ đều miêu tả hình ảnh mặt trời thông qua biện pháp tu từ ẩn dụ có giá trị biểu cảm sâu sắc.
0,25 đ
0,25 đ
+ Điểm khác nhau: Đều sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nhưng ở mỗi tác giả giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ ẩn dụ không giống nhau:
- Trong thơ Viễn Phương, hình ảnh mặt trời trong lăng ẩn dụ để chỉ Bác Hồ. Hình ảnh ẩn dụ khẳng định Bác chính là người đem nguồn ánh sáng của độc lập tự do, dẫn lối chỉ đường cho cách mạng Việt Nam. Bác không thể thiếu trong công cuộc giải phóng dân tộc. Thông qua biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả muốn ca ngợi công lao to lớn, vĩ đại của Bác. Đồng thời bày tỏ sự tôn kính, lòng biết ơn của toàn dân tộc đối với Bác. 
- Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh mặt trời của mẹ ẩn dụ để chỉ đứa con – em bé Cu tai. Hình ảnh ẩn dụ khẳng định con chính là nguồn sống, nguồn vui, niềm hạnh phúc của đời mẹ. Thông qua hình ảnh ẩn dụ tác giả ca ngợi tình mẫu tử cao quý, thiêng liêng, bất diệt. 
=> Như vậy, cùng là hình ảnh mặt trời nhưng lại mang những nét nghĩa khác nhau. Cùng sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ nhưng đặt trong những văn cảnh khác nhau lại mang giá trị biểu cảm khác nhau. Chính những điều đó tạo nên nét độc đáo, sáng tạo của hình ảnh thơ, thể hiện dấu ấn riêng của mỗi nhà thơ. 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
(3 đ)
* Yêu cầu:
a. Về kĩ năng: Nắm vững phương pháp, cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bài viết hoàn chỉnh, có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, mạch lạc
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu.
b. Về nội dung: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình 
bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lý, thiết thực , chặt chẽ, 
có sức thuyết phục, nội dung thân bài cần nêu bật được các ý sau:
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần bàn luận (đúng và hay)
0,5 đ
+ Suy nghĩ về nội dung của câu chuyện
	Câu chuyện kể về một con lừa chẳng may gặp nạn sa xuống giếng. Ông chủ chẳng những không động lòng trắc ẩn trước tiếng kêu cứu tội nghiệp hàng giờ của nó mà còn tìm cách vô hiệu hóa nó cùng cái giếng. Vì cho rằng nó đã quá già rồi, không ích lợi gì cho mình nữa, nên ông không muốn cứu nó và còn tìm người để vùi chết nó. Song kì diệu thay! Sau mấy xẻng đất đầu tiên, con lừa đã kịp hiểu ra sự vong ân bạc nghĩa của ông chủ. Và chắc nó đã nghĩ: nếu mình không tự cứu mình thì mình sẽ bị chết dưới bàn tay của họ. Tương kế tựu kế, thay vì những xẻng đất phũ phàng, con lừa đã lắc mình để bước lên sự sống từ đấy. Cuối cùng con lừa đã chiến thắng. Nó đã ra được khỏi giếng trước sự kinh ngạc của những con người độc ác.
+ Suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện
	Sự việc con lừa sảy chân rơi xuống giếng là ẩn dụ cho những rủi ro, trắc trở, bất hạnh, nguy hiểm, những sự độc ác, vô ơn,... mà con người phải trải qua trong cuộc sống. Trong những hoàn cảnh như vậy, hãy đừng kêu la, kêu cứu, đừng mong lòng tốt ở kẻ bất nhân. Họ không những không cứu mà nhân cơ hội đó vùi ta sâu hơn, nhằm giết chết ta. Ở vào tình huống nghiệt ngã ấy, tốt nhất hãy im lặng và tìm cách vượt thoát. Người ta thường nói Đồ con lừa để tỏ ý khinh miệt những ai hành sự ngu dốt. Nhưng trong trường hợp này, con lừa quá thông minh, bản lĩnh kiên cường. Hành động và ý chí giành lại sự sống của nó thật tuyệt vời và như một cái tát mạnh mẽ vào mặt ông chủ độc ác, vong ân bội nghĩa.
+ Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện
	Câu chuyện con lừa đã cho ta một bài học nhận thức sâu sắc trong cuộc sống: đừng gục ngã khi cuộc sống đã dồn ta tới chân tường, đừng cầu cứu người khác, hãy tự mình tìm cách vượt thoát, tia sáng lóe lên từ cuối đường hầm.
+ Bàn luận mở rộng :
	- Trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp may mắn và hạnh phúc. Cuộc sống có thể đem lại cho ta những bất thường, nghiệt ngã, sự vong ân bạc nghĩa... như Câu chuyện con lừa.	- Để có thể đứng vững trong cuộc sống, mỗi người cần rèn luyện, trau dồi cho mình những đức tính tốt đẹp: sự bình tĩnh, tự tin, sự thông minh, sáng tạo trong mọi tình huống. Nhất là ý chí, nghị lực lòng quyết tâm vượt lên chính mình, vượt qua hoàn cảnh... giành chiến thắng vinh quang trong cuộc sống.
	- Phê phán những người hễ gặp nguy hiểm, khó khăn, trắc trở đã vội kêu la, cầu cứu, trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, hoặc chán nản, buông xuôi thiếu ý chí, nghị lực, không biết vươn lên trong cuộc sống. Phê phán những kẻ độc ác, lạnh lùng, tàn nhẫn trước hoạn nạn của người khác, hoặc những kẻ sống vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát,... 
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, rút ra bài học cho bản thân
0,5 đ
Câu 3
(5 đ)
A.Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết đủ ba phần: Mở bài – Thân bài – Kết bài
- Nắm được kỹ năng làm bài nghị luận, biết phân tích làm sáng tỏ nhận định về tác phẩm.
- Luận điểm rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt trôi chảy; chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt thông thường
B. Yêu cầu về kiến thức:
 Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể triển khai các ý:
* Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn luận đề
0,25 đ
* Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa của luận đề:
- Nhà văn chân chính là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người – cuộc sống “nghệ thuật vị nhân sinh”. Đem ngòi bút của mình phục vụ cuộc sống, có ích cho con người.
- Xứ sở của cái đẹp, đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ trong cuộc sống được nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Đó là vẻ đẹp trong tự nhiên, trong con người, trong lao động và chiến đấu,... mà văn chương mang tới cho người đọc.
	Vẻ đẹp ấy không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở hình thức tác phẩm. Hình thức tác phẩm đẹp là khả năng xây dựng được những hình tượng nghệ thuật sinh động, độc đáo, hấp dẫn. Là khả năng kết cấu tác phẩm chặt chẽ, hợp lí. Là nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện... Nội dung, hình thức tác phẩm đẹp không chỉ đem lại cho người đọc những rung cảm thẩm mĩ mà còn làn cho người đọc thêm yêu mến cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành nhất cho cuộc đời.
	=> Câu nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người đưa đường tới xứ sở của cái đẹp” là đúng đắn và tinh tế. Điều này được thể hiện rõ trong hai tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa và Sang thu 
1 đ
2. Chứng minh:
	a. Xứ sở của cái đẹp trong Lặng lẽ Sa Pa:(1,5 điểm)
	+ Vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên ở Sa Pa.
	Lặng lẽ Sa Pa đem đến cho người đọc thưởng thức bức tranh núi rừng rộng lớn vùng Tây Bắc: thiên nhiên đẹp kì lạ, hấp dẫn, gợi cho ta bao liên tưởng, khát khao về vùng đất thơ mộng (phân tích chi tiết)
	+ Vẻ đẹp của con người ở Sa Pa – Chân dung anh thanh niên làm khí tượng, kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn.
	- Là người có lí tưởng sống đẹp (phân tích)
	- Là người yêu công việc, say mê khoa học (phân tích dẫn chứng)
	- Là người có đời sống tĩnh thần phõng phú (phân tích dẫn chứng)
	- Là người sống cởi mở chan hòa và rất khiêm tốn (phân tích dẫn chứng)
	+ Lặng lẽ Sa Pa không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về hình thức nghệ thuật, đem lại cho ta tình yêu văn chương, những rung cảm thẩm mĩ trước cái đẹp. Đẹp từ nhan đề đến tình huống, cốt truyện,...
- Đẹp ở nhan đề (phân tích)
- Đẹp ở nghệ thuật xây dựng nhân vật (phân tích)
- Đẹp ở nghệ thuật xây dựng tình huống (phân tích)
- Đẹp ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện không li kì nhưng thấm đẫm chất thơ, chất họa, và chất triết lí (phân tích)
b. Xứ sở của cái đẹp trong “Sang thu” – Hữu Thỉnh (1,5 đ)
- Xứ sở cái đẹp của “Sang thu” đó là một bức tranh thiên nhiên – phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. (phân tích chi tiết)
- Bức tranh thu được thi sĩ cảm nhận rất tinh tế. Vẫn đi từ bút pháp phác họa truyền thống nhưng Hữu Thỉnh có sáng tạo rất riêng. Thiên nhiên được cảm nhận từ khu vườn với những hình ảnh vừa cụ thể, vừa vô hình (hương, gió, sương, ngõ – phân tích). Thiên nhiên được mở rộng tầm nhìn với không gian rộng lớn hơn, cụ thể hơn ( sông, chim, mây – phân tích). Thiên nhiên từ những hiện tượng : nắng, mưa, sấm, hàng cây... cảnh thu đi dần vào tâm tưởng, lắng đọng, suy tư. Từ mùa thu của tự nhiên liên tưởng đến mùa thu của đời người, mang tính triết lí nhân sinh.(phân tích)
- Thi phẩm còn dẫn người đọc đến vẻ đẹp của ngôn từ. Thứ ngôn từ không cầu kì mà rất tự nhiên như dòng cảm xúc chảy trôi từ tâm hồn thi sĩ đến tâm hồn người đọc. Ngôn từ hàm súc, hình ảnh thơ đẹp qua các biện pháp tu từ, từ đó gợi tính triết lí sâu sắc.
* Đánh giá:
Cái đẹp trong tác phẩm văn học đa dạng, phong phú, được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sống.
Đời sống tự nhiên ấy được khúc xạ qua ánh sáng, cảm quan, quá trình lao động cực nhọc, sáng tạo và say mê của nhà văn mới có được sức hấp dẫn, những giá trị đẹp cho con người, làm cho con người sống tốt hơn.
Yêu cái đẹp của văn chương chúng ta yêu cả tấm lòng của nhà văn, họ là những kĩ sư của tâm hồn, đốt cháy mình để có được ánh sáng, niềm vui, dẫn ta tới bến bờ, xứ sở của cái đẹp trong cuộc sống.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
* Kết bài: 
	Khẳng định lại sự thành công của hai tác giả, hai tác phẩm
0,25đ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_doi_tuyen_hsg_mon_ngu_van_lop_9_de_du_bi_nam_hoc.doc
Bài giảng liên quan