Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Địa lí THPT - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 3. Nguyên nhân nào sau đây không dẫn đến tình trạng nghèo đói ở nhiều nước Mỹ La Tinh?

A. Tình hình chính trị không ổn định.

B. Hạn chế về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động.

C. Phụ thuộc vào các công ty tư bản nước ngoài.

D. Phần lớn người dân không có đất canh tác.

 

doc12 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Địa lí THPT - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và khép kín của Biển Đông thể hiện ở
A. hệ sinh thái rừng ngập mặn.	B. khí hậu ven bờ mang tính hải dương.
C. số cơn bão hàng năm đi qua Biển Đông.	D. yếu tố hải văn và sinh vật biển.
Câu 13. Các đỉnh núi cao trên 2000m ở nước ta đã 
A. bảo toàn tính chất nhiệt đới của khí hậu.	B. phá vỡ tính chất nhiệt đới của khí hậu.
C. làm cho khí hậu phân hóa đa dạng.	D. làm tăng tính thất thường của khí hậu.
Câu 14. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào có tính cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nước ta hiện nay?
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm.
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo lao động.
C. Nâng cao thể trạng cho người lao động.
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lý.
Câu 15. Ở nước ta tình trạng di dân tự do tới vùng Trung du và miền núi những năm gần đây dẫn đến
A. cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng ở nước ta.
B. các vùng xuất cư thiếu hụt nghiêm trọng nguồn lao động. 
C. giảm bớt sức ép về vấn đề việc làm ở vùng nhập cư.
D. tài nguyên và môi trường ở vùng nhập cư bị suy giảm.
Câu 16. Tại sao ở Tây Nguyên, khai thác thuỷ năng phải kết hợp với thuỷ lợi?
A. Sử dụng hợp lí, hiệu quả nguồn nước.
B. Tăng tuổi thọ cho các công trình thuỷ điện.
C. Địa hình Tây Nguyên phân bậc, khó giữ nước.
D. Bảo vệ rừng và nguồn nước ngầm.
Câu 17. Các vùng nào sau đây có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới?
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 18. Ngư trường Cà Mau - Kiên Giang là một trong những ngư trường lớn nhất nước ta do
A. có các dòng hải lưu, thềm lục địa nông, nhiều cửa sông và bãi triều.
B. bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh, đầm phá, khí hậu nóng quanh năm.
C. các dòng hải lưu, nhiều cửa sông lớn, biển sâu, khí hậu nóng quanh năm.
D. bờ biển khúc khuỷu, hệ thống đảo ven bờ dày đặc, khí hậu nóng quanh năm.
Câu 19. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi ở nước ta trong thời gian qua là 
A. dịch vụ thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
B. nhiều giống gia súc, gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
C. nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
D. nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
Câu 20. Biện pháp nào quan trọng nhất để có thể vừa tăng sản lượng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản?
A. Tăng cường và hiện đại hoá các phương tiện đánh bắt.
B. Đẩy mạnh phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến.
C. Hiện đại hoá các phương tiện, tăng cường đánh bắt xa bờ.
D. Tăng cường đánh bắt, phát triển nuôi trồng và chế biến.
Câu 21. Di sản nào sau đây không phải là di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tại Việt Nam?
A. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên. 	B. Nhã nhạc cung đình Huế. 	
C. Quần thể di tích cố đô Huế. 	D. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Câu 22. Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất lúa ở nước ta thay đổi theo hướng
A. tăng tỉ trọng vụ đông xuân, giảm tỉ trọng vụ hè thu và vụ mùa.
B. tăng tỉ trọng vụ đông xuân và hè thu, giảm tỉ trọng vụ mùa.
C. tăng tỉ trọng vụ mùa, giảm tỉ trọng vụ đông xuân và hè thu.
D. tăng tỉ trọng vụ hè thu, giảm tỉ trọng vụ đông xuân và vụ mùa.
Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi ở nước ta? 
A. Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. 
B. Sản xuất hàng hóa là xu hướng nổi bật trong chăn nuôi.
C. Hiệu quả chăn nuôi ngày càng cao và ổn định.
D. Hình thức chăn nuôi trang trại ngày càng phổ biến.
Câu 24. Điều kiện ít hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay là
A. chính sách phát triển công nghiệp.	B. thị trường tiêu thụ sản phẩm.
C. dân cư, nguồn lao động.	D. cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng. 
Câu 25. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất nước ta chủ yếu do có
A. điều kiện khí hậu ổn định.	B. nhiều ngư trường trọng điểm.
C. nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.	D. vùng biển rộng, thềm lục địa nông.
Câu 26. Yếu tố đặc biệt quan trọng làm cho vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển công nghiệp hiện nay là
A. thiếu tài nguyên khoáng sản.	B. vị trí địa lý không thuận lợi.
C. giao thông vận tải kém phát triển.	D. nguồn lao động có trình độ thấp.
Câu 27. Việc nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế các vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì
A. tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa.	B. giải quyết được nhiều việc làm.
C. phát huy được thế mạnh của tất cả các tỉnh.	D. tận dụng được thời gian rảnh rỗi.
Câu 28. Ưu thế vượt trội của Duyên hải Nam Trung Bộ so với Bắc Trung Bộ về phát triển du lịch biển là có
A. nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng.	B. nhiều đặc sản nổi tiếng.
C. vị trí địa lí thuận lợi.	D. cơ sở hạ tầng tốt hơn.
Câu 29. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng diện tích cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là
A. quy hoạch lại các vùng chuyên canh.	B. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.
C. đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm.	D. tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định.
Câu 30. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng 
A. tăng cường tình trạng độc canh. 	B. tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.
C. đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp. 	D. tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.
Câu 31. Biện pháp nào quan trọng nhất để phòng chống thiên tai ở vùng Bắc Trung Bộ? 
A. Xây hồ chứa nước để chống khô hạn trong mùa khô.
B. Bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng ven biển. 
C. Đầu tư vốn, củng cố và hiện đại hóa hệ thống đê điều.
D. Tăng cường các biện pháp phòng chống cháy rừng.
Câu 32. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. sự phân dị sâu sắc của địa hình.	B. khí hậu phân hoá phức tạp.
C. cơ sở hạ tầng kém phát triển.	D. tập trung nhiều dân tộc ít người.
Câu 33. Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thành do kết quả của hiện tượng
A. đứt gãy. 	B. biển tiến. 	C. uốn nếp. 	D. biển thoái.
Câu 34. Khu vực Đông Nam Á và Mỹ La Tinh đều có thế mạnh về
A. trồng cây lương thực.	
B. chăn nuôi gia súc nhỏ.
C. trồng cây công nghiệp nhiệt đới.	
D. trồng cây thực phẩm.
Câu 35. Cho biểu đồ:
Tốc độ tăng trưởng một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2014
2012
2014
Năm
%
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ đã cho, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Hàng điện tử luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2000 - 2014.
B. Hàng dệt, may có tốc độ tăng liên tục và cao thứ hai trong giai đoạn 2012 - 2014.
C. Giai đoạn 2005 - 2014, hàng thuỷ sản có tốc độ tăng thấp hơn so với hai mặt hàng còn lại.
D. Nếu chỉ tính trong giai đoạn 2000 - 2010 thì hàng dệt, may có tốc độ tăng trưởng cao nhất.
Câu 36. Cho biểu đồ về ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta thời kỳ 1995 - 2014.
Triệu tấn
Tỉ Kwh
Năm
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta thời kỳ 1995 - 2014.
B. Giá trị khai thác của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta thời kỳ 1995 - 2014.
C. Sản lượng than, dầu thô và điện ở nước ta thời kỳ 1995 - 2014.
D. Cơ cấu sản lượng than, dầu thô và điện ở nước ta thời kỳ 1995 - 2014.
Câu 37. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thay đổi trong phân bố dân cư của Hoa Kì là
A. sự thay đổi trong phân bố của ngành công nghiệp.
B. sự thay đổi trong phân bố của ngành nông nghiệp.
C. sự thay đổi trong phân bố của ngành dịch vụ.
D. quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh.
Câu 38. Nguyên nhân chủ yếu làm cho ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc nước ta có vai trò đặc biệt quan trọng như hiện nay là do
A. kinh tế phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng tăng.
B. kinh tế - xã hội đang phát triển mạnh mẽ theo chiều rộng.
C. sự mở cửa, hội nhập và phát triển nền kinh tế thị trường.
D. nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu vùng xa.
Câu 39. Cho biểu đồ:
Năm 2000
Năm 2014
CƠ CẤU SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC PHÂN THEO VÙNG
GIAI ĐOẠN 2000 - 2014
(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác phân theo vùng ở nước ta năm 2000 và năm 2014?
A. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác của ĐB sông Cửu Long đứng đầu cả nước, DH Nam Trung Bộ đứng thứ hai cả nước năm 2014.
B. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác của DH Nam Trung Bộ lớn thứ hai cả nước năm 2014, tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác của các vùng còn lại có xu hướng giảm.
C. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác các vùng còn lại có xu hướng giảm và chiếm tỉ trọng thấp nhất cả nước năm 2014.
D. Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác của ĐB sông cửu Long và DH Nam Trung Bộ đều có xu hướng tăng.
Câu 40. Cho bảng số liệu:
Diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2014 (Đơn vị: Nghìn ha)
Năm
2010
2013
2014
Đồng bằng sông Hồng
1150,1
1129,9
1122,8
Đồng bằng sông Cửu Long
3945,9
4340,3
4246,6
 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích lúa của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010 - 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Tròn.	B. Miền.	C. Đường.	D. Cột ghép.
Câu 41. Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là
A. phát triển và mở rộng mạng lưới đô thị.	
B. giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn.
C. kiểm soát việc chuyển cư từ nông thôn ra thành thị.
D. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
Câu 42. Trong việc sử dụng rừng ngập mặn ở phía Tây Nam của Đồng bằng sông Cửu Long không nên
A. cải tạo một phần thích hợp thành bãi nuôi tôm.
B. trồng sú, vẹt, kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái.
C. tiếp tục trồng rừng và mở rộng diện tích rừng.
D. cải tạo để trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Câu 43. Nguyên nhân chủ yếu làm cho vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp là
A. có trữ lượng dầu khí lớn nhất cả nước.	B. lao động có tay nghề, cơ sở hạ tầng tốt.
C. khả năng thu hút đầu tư nước ngoài lớn.	D. khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có.
Câu 44. Vấn đề đặt ra trong lĩnh vực phát triển công nghiệp đường mía hiện nay là
A. giảm tính mùa vụ trong khâu trồng mía, mở rộng thị trường tiêu thụ.
B. đảm bảo cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường.
C. hiện đại hóa công nghiệp chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. mở rộng số lượng và quy mô các nhà máy nhằm tăng sản lượng.
Câu 45. Cho bảng số liệu: 
Diện tích, dân số phân theo các vùng ở nước ta năm 2014
Vùng
Diện tích (km2)
Dân số (nghìn người)
Cả nước
331 051,5
90 729,1
Trung du và miền núi Bắc Bộ
101 437,8
12 866,9
Đồng bằng sông Hồng
14 964,1
19 505,8
Bắc Trung Bộ
51 524,6
10 405,2
Duyên hải Nam Trung Bộ
44 360,7
9 117,5
Tây Nguyên
54 640,6
5 525,8
Đông Nam Bộ
23 605,2
15 790,3
Đồng bằng sông Cửu Long
40 518,5
17 517,6
	 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện mật độ dân số trung bình của cả nước và các vùng ở nước ta năm 2014, dạng biểu đồ thích hợp nhất là
A. cột.	 	B. miền.	C. tròn.	D. kết hợp.
Câu 46. Mục tiêu tiếp theo trong quá trình công nghiệp hóa ở nước ta là
A. ưu tiên phát triển nhóm ngành công nghiệp khai thác.
B. chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp.
C. từng bước ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao.
D. hiện đại hóa nhóm ngành sản xuất, phân phối điện khí đốt, nước.
Câu 47. Giả sử tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên của Việt Nam là 1,06 % và không thay đổi trong suốt thời kì 2009 - 2014. Biết dân số Việt Nam năm 2009 là 86,0 triệu người. Vậy dân số Việt Nam năm 2014 là 
A. 90,7 triệu người.	 B. 89,7 triệu người.	C. 91,7 triệu người. 	 D. 92,7 triệu người.
Câu 48. Cho bảng số liệu: 
Số khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực của châu Á năm 2014
Khu vực
Số khách du lịch đến
(Nghìn lượt người)
Chi tiêu của khách du lịch
(Triệu USD)
Đông Á
125966
219931
Đông Nam Á
97262
70578
Tây Nam Á
93016
94255
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Tây Nam Á năm 2014 lần lượt là
A. 1746,0 USD; 725,6 USD; 1013,3 USD.	B. 1746,0 USD; 1013,3 USD; 725,6 USD.
C. 725,6 USD; 1746,0 USD; 1013,3 USD.	D. 1013,3 USD; 725,6 USD; 1746,0 USD.
Câu 49. Cho bảng số liệu:
Số dân và cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2014
Độ tuổi
1950
1970
1997
2005
2010
2014
Dưới 15 tuổi (%)
35,4
23,9
15,3
13,9
13,3
12,9
Từ 15 - 64 tuổi (%) 
59,6
69,0
69,0
66,9
63,8
60,8
Trên 65 tuổi (%).
5,0
7,1
15,7
19,2
22,9
26,3
Số dân (triệu người)
83,0
104,0
126,0
127,7
127,3
126,6
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015)
Số dân và cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2014 có đặc điểm:
(a). Tỉ lệ nhóm người dưới 15 tuổi giảm nhanh.
(b). Tỉ lệ nhóm người trên 65 tuổi tăng nhanh.
(c). Tỉ lệ nhóm người từ 15 - 64 tuổi không thay đổi.
(d). Qui mô dân số đông, tăng liên tục.
Số nhận định đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 50. Cho bảng số liệu:
Dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta giai đoạn 1954 - 2014
Năm
1954
1960
1965
1970
1976
1979
1989
1999
2009
2014
Dân số
(triệu người)
23,8
30,2
34,9
41,1
49,2
52,7
64,4
76,3
86,0
90,7
Tỉ lệ 
gia tăng dân số (%)
1,10
3,93
2,93
3,94
3,00
2,16
2,1
1,51
1,06
1,08
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Dân số nước ta tăng liên tục, năm 2014 gấp 3,8 lần năm 1954.
B. Giai đoạn 1960 - 1989, gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta rất cao.
C. Từ 1999 - 2014 gia tăng dân số tự nhiên đã giảm mạnh chỉ còn dưới 1%.
D. Từ năm 1954 đến năm 2014 dân số nước ta tăng thêm 66,9 triệu người.
Câu 51. Ở nước ta, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm nhưng dân số vẫn tăng do
A. qui mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhiều.
B. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao và đang có xu hướng giảm.
C. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao và đang có xu hướng tăng.
D. tỉ suất sinh cao, tỉ suất tử cao và đang có nhiều biến động.
Câu 52. Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp ở nước ta giai đoạn 2000 - 2013
(Đơn vị: Tỉ đồng)
Giá trị SX
Năm
Trồng và 
nuôi rừng
Khai thác và 
chế biến lâm sản
Dịch vụ 
lâm nghiệp
2000
1 131,5
6 235,4
307,0
2005
1 403,5
7 550,3
542,4
2010
2 711,1
14 948,0
1 055,6
2013
2 949,4
24 555,5
1 538,2
	(Nguồn: Niên giám thống kê 2014, NXB Thống kê, 2015)
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000 - 2013 của ngành trồng và nuôi rừng; khai thác và chế biến lâm sản; dịch vụ lâm nghiệp lần lượt là
A. 12,4%; 22,6%; 30,8%. 	B. 12,4%; 30,8%; 22,6%	
C. 30,8%; 22,6%;12,4%.	D. 30,8%; 12,4%; 22,6%.
Câu 53. Cho bảng số liệu:
Tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích đất có rừng của một số vùng ở nước ta năm 2005 
và năm 2014
(Đơn vị: Nghìn ha)
Vùng
Tổng diện tích 
đất tự nhiên
Diện tích đất có rừng 
Năm 2005
Năm 2014
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
10143,8
4360,8
5386,2
Vùng Bắc Trung Bộ
5152,2
2400,4
2914,3
Duyên hải Nam Trung Bộ
4440,0
1770,0
2055,2
Vùng Tây Nguyên
5464,1
2995,9
2567,1
Các vùng còn lại
7905,0
891,4
873,7
Cả nước
33105,1
12418,5
13796,5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về độ che phủ rừng?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ độ che phủ rừng có xu hướng tăng, đứng thứ hai cả nước năm 2014.
B. Bắc Trung Bộ độ che phủ rừng có xu hướng tăng, cao nhất cả nước năm 2014.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ độ che phủ rừng có xu hướng tăng, đứng thứ hai cả nước năm 2005.
D. Tây Nguyên độ che phủ rừng có xu hướng giảm, đứng thứ ba cả nước năm 2014.
Câu 54. Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về những biện pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta?
A. Tăng cường tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
B. Tập trung tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của dân cư địa phương.
C. Phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của nhà nước.
D. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao.
Câu 55. Trọng tâm của việc chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng là 
A. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, gắn sự phát triển với nền nông nghiệp hàng hóa.
B. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp khai thác, gắn sự phát triển với nền nông nghiệp hàng hóa.
C. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến và khai thác, gắn sự phát triển với nền nông nghiệp hàng hóa.
D. phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, gắn sự phát triển với ngành công nghiệp chế biến.
Câu 56. Nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt ở nước ta chủ yếu được khai thác từ
A. ngành trồng cây lương thực và sợi hoá học. 
B. cây công nghiệp lâu năm và sợi hoá học.
C. cây công nghiệp hàng năm và sợi hoá học.
D. ngành chăn nuôi và sợi hoá học.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI
Câu 1 (1,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, trình bày và giải thích sự phân hóa trong chế độ mưa của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Câu 2 (1,0 điểm) 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh sự khác nhau về mạng lưới đô thị giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên.
Câu 3 (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản ở nước ta.
b. Giải thích vì sao trong hướng phát triển của ngành thuỷ sản nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
Câu 4 (2 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày sự khác nhau về hướng chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
b. Giải thích vì sao Đồng bằng sông Hồng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
-----Hết-----
(Thí sinh được sử dụng Átlat Địa lí Việt Nam trong phòng thi)
Họ và tên thí sinh :........................................................Số báo danh:.............................
Họ và tên, chữ ký: Cán bộ coi thi 1:..................................................................................
 	Cán bộ coi thi 2:....................................................................................
SỞ GDĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI, HỌC VIÊN GIỎI
LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: ĐỊA LÍ - THPT
Hướng dẫn chấm gồm 02 trang
I. TRẮC NGHIỆM (14 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1,0 điểm)
Trình bày và giải thích sự phân hóa trong chế độ mưa của Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ (1,0 điểm)
* Biểu hiện
- Phân hóa theo không gian: Lượng mưa phân bố không đều, hình thành những khu vực có lượng mưa khác nhau (DC).
- Phân hóa theo thời gian: Chế độ mưa chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng V đến tháng X; mùa khô từ tháng XI đến tháng IV.
0,25
0,25
* Nguyên nhân phân hóa
- Lượng mưa phân bố không đều theo không gian chủ yếu do địa hình: địa hình núi cao đón gió mưa nhiều, khu vực khuất gió mưa ít.
- Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian chủ yếu do tác động của gió mùa: mùa mưa trùng với thời kì hoạt động của gió mùa mùa hạ, mùa khô trùng với thời kì hoạt động của gió mùa mùa đông.
0,25
0,25
2
(1,0 điểm)
So sánh sự khác nhau về mạng lưới đô thị giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Tây Nguyên (1,0 điểm)
- Về số lượng đô thị: TDMNBB nhiều hơn TN (DC).
- Về phân cấp đô thị: TDMNBB có 3 đô thị loại 2 (Việt Tr

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_dia_li_thpt_na.doc
  • docDAP AN.doc