Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Cho các phát biểu sau:
(1) Crom, sắt, thiếc khi tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng cho muối có hóa trị II.
(2) Nhôm, sắt, crom bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội.
(3) Kẽm, thiếc, chì đều bị hòa tan trong dung dịch kiềm đặc đun nóng.
(4) Các hiđroxit của kẽm, nhôm, đồng đều bị hòa tan trong dung dịch amoniac.
(5) Các hiđroxit của nhôm, crom, thiếc đều là chất lưỡng tính.
(6) Niken có tính khử mạnh hơn sắt nhưng yếu hơn nhôm.
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI, HỌC VIÊN GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC Ngày thi :2/12/2015 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 15 câu trắc nghiệm, 06 câu tự luận trong 04 trang A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm) Câu 1. Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) « 2SO3(k) ; ΔH < 0 xảy ra trong bình kín. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Khi tăng áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. B. Khi tăng nhiệt độ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. C. Khi tăng nồng độ SO2 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng. D. Khi cho thêm xúc tác V2O5 thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 không đổi. Câu 2. Tổng số hạt electron, proton, nơtron trong nguyên tử nguyên tố kim loại X bằng 34. Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 11. Nhận xét nào sau đây không đúng? A. Đơn chất X, Y tác dụng với O2 ở nhiệt độ thường. B. X được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. C. Hợp chất tạo bởi X và Y có trong khoáng vật xinvinit. D. Hợp chất tạo bởi X và Y là hợp chất ion. Câu 3. Cho các phát biểu sau: (1) Trong hợp chất với oxi, nitơ có cộng hóa trị cao nhất bằng 5. (2) CaOCl2 là muối kép. (3) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm photpho trong phân lân. (4) Amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4. (5) Phân hỗn hợp chứa nitơ, photpho, kali được gọi chung là phân NPK. (6) Bón nhiều phân đạm amoni sẽ làm tăng độ chua của đất. Số phát biểu đúng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 4. Dung dịch X gồm NaOH x mol/l và Ba(OH)2 y mol/l và dung dịch Y gồm NaOH y mol/l và Ba(OH)2 x mol/l. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là: A. 0,1 và 0,075. B. 0,1 và 0,005. C. 0,075 và 0,1. D. 0,05 và 0,1. Câu 5. Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catot và một lượng khí X ở anot. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X vào 200 ml dung dịch NaOH (to thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch là: A. 0,15M. B. 0,2M. C. 0,1M. D. 0,05M. Câu 6. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 50,85 gam hỗn hợp X chứa Al, CuO, Fe3O4 có số mol bằng nhau trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là: A. 3,36. B. 2,24. C. 1,12. D. 6,72. Câu 7. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 trong bình chân không đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn là Fe2O3 và 10,08 lít (ở đktc) hỗn hợp chỉ gồm hai khí. Nếu cho ½ hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất là NO). A. 2,24 lít. B. 1,68 lít. C. 5,60 lít. D. 2,80 lít. Câu 8. Cho các phát biểu sau: (1) Crom, sắt, thiếc khi tác dụng với dung dịch HCl loãng nóng cho muối có hóa trị II. (2) Nhôm, sắt, crom bị thụ động trong dung dịch HNO3 đặc nguội. (3) Kẽm, thiếc, chì đều bị hòa tan trong dung dịch kiềm đặc đun nóng. (4) Các hiđroxit của kẽm, nhôm, đồng đều bị hòa tan trong dung dịch amoniac. (5) Các hiđroxit của nhôm, crom, thiếc đều là chất lưỡng tính. (6) Niken có tính khử mạnh hơn sắt nhưng yếu hơn nhôm. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 9. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng với H2 (xúc tác Ni, to), vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 10. Tách nước hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp A gồm 2 ancol X,Y (MX < MY ) thu được 11,2 gam 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tách nước không hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp A (140oC, xúc tác thích hợp) thu được 8,895 gam các ete. Hiệu suất của phản ứng tạo ete của X là 50%. Hiệu suất phản ứng tạo ete của Y là: A. 40%. B. 50%. C. 60%. D. 70%. Câu 11. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Fe, Mg vào 100 ml dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư KNO3, thu được dung dịch Y và 168 ml khí NO. Nhỏ dung dịch HNO3 loãng, dư vào dung dịch Y thì thấy thoát ra thêm 56 ml khí NO nữa. Cũng lượng dung dịch X ở trên, cho phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 5,6 gam kết tủa. Biết các khí ở đktc, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị m là: A. 3,52. B. 2,96. C. 2,42. D. 2,88. Câu 12. Cho các chuyển hóa sau: X + H2O → Y (to,xt) Y + Br2 + H2O → Axit gluconic + HBr Axit gluconic + NaHCO3 → Z + Natri gluconat + H2O Z + H2O → X + E (as,clorophin) Các chất X, Y lần lượt là: A. xenlulozơ, glucozơ. B. tinh bột, glucozơ. C. tinh bột, fructozơ. D. saccarozơ, glucozơ Câu 13. Sau khi hoà tan 8,45 gam oleum A vào nước được dung dịch B, để trung hoà dung dịch B cần 200ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của B là: A. H2SO4. 10SO3 B. H2SO4. 3SO3 C. H2SO4 . 5SO3 D.H2SO4. 2SO3 Câu 14. Hỗn hợp Z gồm hai este X và Y tạo bởi cùng một ancol và hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần dùng 6,16 lít khí O2 (đktc), thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Công thức este X và giá trị của m tương ứng là: A. (HCOO)2C2H4 và 6,6. B. HCOOCH3 và 6,7. C. CH3COOCH3 và 6,7. D. HCOOC2H5 và 9,5. Câu 15. Thủy phân hết một lượng hexapeptit X mạch hở, thu được: 4,31 gam Ala-Gly-Val-Gly-Glu; 7,20 gam Gly-Val-Gly-Glu; 7,35 gam Ala-Gly-Val; Ala-Ala; Ala-Gly; Alanin và axit Glutamic (số mol của Alanin và axit Glutamic bằng nhau). Tổng khối lượng của Ala-Ala, Ala-Gly, Alanin và axit Glutamic thu được là: A. 14,36 gam. B. 13,78 gam. C. 13,06 gam. D. 12,64 gam. B. PHẦN TỰ LUẬN: (14 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): a. Chất A có công thức phân tử là C7H8. Cho A tác dụng với AgNO3 (dư) trong dung dịch amoniac được chất B kết tủa. Khối lượng phân tử của B lớn hơn của A là 214 đvc. Viết các công thức cấu tạo có thể có của A. b. Viết các phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện) thực hiện dãy chuyển hoá sau: Cho biết khối lượng mol phân tử chất hữu cơ (E) bằng 46g/mol, (G) và (H) đều là polime. Câu 2 (2,0 điểm): a. Chỉ dùng thêm phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn chứa từng chất sau: NaHSO4, NaAlO2, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2. b. Một hỗn hợp lỏng gồm 4 chất: C6H5OH, C6H6, C6H5NH2, C2H5OH. Nêu phương pháp tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp. Câu 3 (3,0 điểm): a. X và Y là các nguyên tố nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 mL dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y. b. Tổng số hạt mang điện trong ion bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B. Viết cấu hình electron của hai nguyên tử A và B. Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của hai nguyên tố A và B trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Câu 4 (3,0 điểm): 1. 3- metyl but-1-en tác dụng với axit HCl tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là 2- clo-3-metylbutan và B là 2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế phản ứng, hãy giải thích sự tạo thành 2 sản phẩm trên. 2. Phân tích nguyên tố một hợp chất hữu cơ A chỉ chứa (C, H, O) có 70,97%C; 10,12%H về khối lượng a. Xác định CTPT của A biết MA= 338. b. Thực nghiệm cho biết A tác dụng được với axit tạo thành este, hiđro hoá A có xúc tác Pd thì thu được hợp chất hữu cơ X. X tác dụng với axit tạo ra este, oxi hoá X bằng dung dịch KMnO4 tạo thành CO2 và một axit đicacboxylic mạch hở. Dựa vào tính chất trên hãy đưa ra công thức phù hợp của X, biết A có cấu trúc đối xứng và có mạch C không phân nhánh, Viết các phương trình hoá học xảy ra, dùng công thức thu gọn để giải thích. Câu 5 (2,0 điểm): Hoà tan hoàn toàn m g bột Mg trong 800 g dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 2,24 lit khí NO (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2 M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 10 g chất rắn. a. Tính khối lượng Mg ban đầu. b. Tính khối lượng các chất trong Y và nồng độ % của dung dịch HNO3 đã dùng. Câu 6 (2,0 điểm): Hỗn hợp X gồm 3 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 3 ancol đơn chức trong đó có 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau và một ancol không no mạch hở chứa một liên kết đôi. Cho hỗn hợp X tác dụng với 250 mL dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 20,8 gam chất rắn khan. Ngưng tụ toàn bộ phần ancol đã bay hơi, làm khan rồi chia thành 2 phần bằng nhau: - Phần 1: cho tác dụng hết với Na (dư) thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). - Phần 2: đem đốt cháy hoàn toàn thu được 3,584 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. a. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của axit. b. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của các ancol. c. Viết công thức cấu tạo và gọi tên 3 este. Cho NTK: H = 1; C = 12; O = 16; N = 14; P=31; Na =23; K=39; Cu = 64; S = 32; Ba = 137; Mg = 24; Al = 27; Fe = 56; Si = 28. HẾT Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.......................................................................... Giám thị 2:..........................................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_ho.doc
- HDC-DE-THI CHINH THUC 2.12.2015.doc