Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Hóa học THPT (Mã đề 132) - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1: Đun sôi 4 dung dịch với thời gian như nhau, mỗi dung dịch chứa 1 mol chất sau: Mg(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất? (Giả sử nước bay hơi không đáng kể)

A. dung dịch Mg(HCO3)2. B. dung dịch Ca(HCO3)2.

C. dung dịch NaHCO3. D. dung dịch NH4HCO3.

 

doc8 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Hóa học THPT (Mã đề 132) - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(f) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
Câu 3: Cho các chất sau: axit glutamic, amoni propionat, metylamin, metyl aminoaxetat, saccarozơ, protein, nilon-6. Số chất vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH (trong điều kiện thích hợp) là
A. 6.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 4: Cho dung dịch các chất sau: metylamin; anilin; natri axetat; alanin; glyxin; lysin. Số dung dịch có khả năng làm xanh giấy quỳ tím là
A. 2.	B. 4.	C. 5.	D. 3.
Câu 5: Đun nóng hỗn hợp gồm chất vô cơ X (CH4ON2) và chất hữu cơ Y (C2H10O3N2) với dung dịch NaOH (dư), thu được hỗn hợp khí Z gồm hai khí và dung dịch gồm hai chất tan, trong đó có một muối T. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Hai khí trong Z là amoniac và metylamin.
B. Muối T có công thức là NaNO3.
C. Chất X tác dụng với dung dịch HCl, thấy khí không màu thoát ra.
D. Chất Y có tính lưỡng tính.
Câu 6: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Điện phân dung dịch AlCl3.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4.
(c) Điện phân nóng chảy NaCl.
(d) Cho luồng khí CO qua bột Al2O3 nung nóng.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
(f) Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.
Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 7: Cho 5 chất: KOH, HCl, AgNO3, HNO3, Cl2. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 2.	B. 5.	C. 4.	D. 3.
Câu 8: Cho các polime sau: thủy tinh hữu cơ plexiglas, tơ capron, teflon, nhựa novolac, tơ nitron, cao su buna, poli(etylen-terephtalat). Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome tương ứng là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 9: Cho X là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 51,84% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối X. Lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là
A. 20,84.	B. 27,32.	C. 54,23.	D. 27,89.
Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) FeCl3 + KI 
(b) NH4Cl + NaNO2 
(c) Si + NaOH + H2O 
(d) FeS2 + O2 
(e) NH3 + O2 
(f) Ag + O3 
(g) H2S(dung dịch) + O2(kk) 
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 5.
Câu 11: Một mẫu khí thải công nghiệp có chứa các khí: SO2, CO2, NO2, H2S. Để loại bỏ các khí đó một cách hiệu quả nhất, có thể dùng dung dịch nào sau đây?
A. NaCl.	B. HCl.	C. Ca(OH)2.	D. CaCl2.
Câu 12: Một số axit cacboxylic như axit oxalic, axit tactric gây ra vị chua cho quả sấu xanh. Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nào sau đây để làm giảm vị chua của quả sấu?
A. Nước vôi trong.	B. Giấm ăn.	C. Phèn chua.	D. Muối ăn.
Câu 13: Cho 11,52 gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 0,08 mol khí N2O duy nhất. Cô cạn dung dịch X, thu được lượng muối khan là
A. 71,04 gam.	B. 74,24 gam.	C. 72,64 gam.	D. 73,44 gam.
Câu 14: Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là
A. 5.	B. 4.	C. 6.	D. 7.
Câu 15: Cho sơ đồ phản ứng sau
(NH4)2Cr2O7 X Y Z T
Trong đó X, Y, Z, T đều là các hợp chất khác nhau của crom. Chất T là
A. CrSO4.	B. K2Cr2O7.	C. K2CrO4.	D. Cr2(SO4)3.
Câu 16: Cho các dung dịch sau đây có cùng nồng độ: NH3, NaOH, Ba(OH)2, KNO3. Dung dịch có pH lớn nhất là
A. NaOH.	B. Ba(OH)2.	C. KNO3.	D. NH3.
Câu 17: Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Y thuộc nhóm VA, ở trạng thái đơn chất X và Y không tác dụng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 23. Cấu hình electron nguyên tử của X và Y là
A. X : 1s22s22p3 ; Y: 1s22s22p63s23p4.	B. X : 1s22s22p63s23p4 ; Y : 1s22s22p3.
C. X : 1s22s22p63s23p3 ; Y : 1s22s22p4.	D. X : 1s22s22p4 ; Y: 1s22s22p63s23p3.
Câu 18: Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là
A. 5.	B. 6.	C. 4.	D. 7.
Câu 19: Cho các phát biểu sau
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.
(b) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
(c) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
(e) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(f) Tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 20: Oxit Y của một nguyên tố X ứng với hóa trị II có thành phần % theo khối lượng của X là 42,86%. Cho các mệnh đề sau
(a) Y tan nhiều trong nước.
(b) Y có thể điều chế trực tiếp từ phản ứng của X với hơi nước nóng.
(c) Từ axit fomic có thể điều chế được Y
(d) Từ Y bằng một phản ứng trực tiếp có thể điều chế được axit etanoic.
(e) Y là một khí không màu, không mùi, không vị, có tác dụng điều hòa không khí.
(f) Hiđroxit của X có tính axit mạnh hơn axit silixic.
Số mệnh đề đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 21: Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 22: Trong số các muối sau: (1)Na2SO4, (2)KHSO3, (3)Na2HPO3 (biết H3PO3 là axit 2 nấc), (4)KHCO3, (5) NaHSO4, (6) (NH4)2S, những muối axit là
A. (2), (3), (5).	B. (2), (4), (6).	C. (2), (4), (5).	D. (1), (2), (6).
Câu 23: Thuỷ phân dung dịch chứa 34,2 gam mantozơ một thời gian. Lấy toàn bộ sản phẩm thu được sau phản ứng thuỷ phân cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được 31,32 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân mantozơ là
A. 55%.	B. 50%.	C. 45%.	D. 72,5%.
Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho hợp kim Fe - Cu vào dung dịch H2SO4 loãng.
(b) Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho lá Zn vào dung dịch HNO3 loãng.
(d) Đốt dây Mg trong bình đựng khí Cl2.
Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3	B. 4	C. 1.	D. 2
Câu 25: Cho biết hiđrocacbon X mạch hở, làm mất màu dung dịch Br2. Hiđro hóa hoàn toàn X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo X thỏa mãn dữ kiện đầu bài là
A. 7.	B. 5.	C. 6.	D. 4.
Câu 26: Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 27: Cho các phản ứng sau
(1) H2(k) + I2(r) 	 2HI(k) 	 >0	
(2) 2NO(k) + O2(k) 	 2NO2 (k) 	 <0
(3) CO(k) + Cl2(k) 	 COCl2(k) 	 <0	
(4) CaCO3(r)	 CaO(r) + CO2(k) >0
Khi giảm nhiệt độ các cân bằng nào trên đây đều chuyển dịch theo chiều thuận ?
A. 1, 3.	B. 1, 2.	C. 2, 3.	D. 2, 4.
Câu 28: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. 
(b) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(c) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(d) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3, trong NH3 dư, đun nóng.
(e) Cho ancol etylic đun nóng trong axit H2SO4 đặc, 140oC (coi như chỉ tạo ete).
(f) Cho dung dịch alanin tác dụng với dung dịch HCl.
(g) Cho Cu(OH)2 tác dụng với tetrapeptit Gly-Ala-Val-Ala.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 29: Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm 27,0% về số nguyên tử. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O là giá trị nào sau đây? (Cho biết O=16).
A. 63,0%.	B. 88,82% .
C. 32,15%.	D. 64,29%.
Câu 30: Cho các phát biểu sau 
(a) Để xử lí thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh. 
(b) Khi thoát vào khí quyển, freon phá hủy tầng ozon. 
(c) Trong khí quyển, nồng độ CO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính. 
(d) Trong khí quyển, nồng độ NO2 và SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.	B. 3.	C. 1.	D. 4.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch X là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6.
Câu 32: Tiến hành các thí nghiệm sau
(a). Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b). Hấp thụ hết 2 mol CO2vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c). Cho KHSO4 vào dung dịch NaOH tỷ lệ mol 1 : 1.
(d). Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2:1) vào dung dịch HCl dư.
(e). Cho CuO vào dung dịch HNO3.
(f). Cho dung dịch KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được 2 muối là
A. 3.	B. 4.	C. 6.	D. 5.
Câu 33: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic, anđehit axetic, axetilen. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 34: Cho 3 thí nghiệm sau
(1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2.
(2) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3. 
(3) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl3.
Trong mỗi thí nghiệm, số mol ion Fe3+ biến đổi tương ứng với đồ thị nào sau đây
A. 1-a, 2-b, 3-c.	B. 1-a, 2-c, 3-b.	C. 1-c, 2-b, 3-a.	D. 1-b, 2-a, 3-c.
Câu 35: Hỗn hợp E gồm muối vô cơ X (CH8N2O3) và đipeptit Y (C4H8N2O3). Cho E tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được khí Z. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí T và chất hữu cơ Q. Nhận định nào sau đây sai?
A. Chất Y là H2NCH2CONHCH2COOH.	B. Chất Q là H2NCH2COOH.
C. Chất Z là NH3 và chất T là CO2.	D. Chất X là (NH4)2CO3.
Câu 36: Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Z làm mất màu nước Brom.
B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0C) theo tỉ lệ mol 1:3.
C. Chất T không có đồng phân hình học.
D. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm ba ancol, cần dùng vừa đủ V lít O2, thu được H2O và 12,32 lít CO2. Mặt khác, cho 0,5 mol X trên tác dụng hết với Na, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,32 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Giá trị của V gần nhất với
A. 12,31.	B. 8,95.	C. 15,11.	D. 17,91.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm Na, Al, Al2O3 và Na2O. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm rất từ từng giọt dung dịch HCl 1M vào Y đến khi kết tủa bắt đầu xuất hiện thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310 ml nữa sẽ thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,94 gam.	B. 31,2 gam.	C. 39,0 gam.	D. 15,6 gam.
Câu 39: Cho 14,1 gam chất X có công thức CH6N2O3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và chất khí Z làm xanh giấy quì tím ẩm. Cô cạn dung dịch Y thu được chất rắn khan có khối lượng là
A. 12,75 gam	B. 21,8 gam	C. 14,75 gam	D. 30,0 gam
Câu 40: Cho 24,5 gam tripeptit X có công thức Gly-Ala-Val tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y. Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng (trong quá trình cô cạn không xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 74,15 gam.	B. 48,65 gam.	C. 70,55 gam.	D. 59,6 gam.
Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm glucozơ, saccarozơ và xenlulozơ cần dùng 1,02 mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 61,98 gam. Nếu cho 0,15 mol X trên vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng (dùng dư), thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 36,72 gam.	B. 25,92 gam.	C. 17,28 gam.	D. 21,60 gam.
Câu 42: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 60 gam.	B. 54 gam.	C. 48 gam.	D. 72 gam.
Câu 43: Hoà tan hoàn toàn 31,3 gam hỗn hợp gồm K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 5,6 lít khí H2 (đktc). Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch X, thu được lượng kết tủa là
A. 49,25 gam.	B. 39,40 gam.	C. 78,80 gam.	D. 19,70 gam.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn m gam photpho rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được (m+9,72) gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,86.	B. 1,55.	C. 2,17.	D. 2,48.
Câu 45: Nếu thừa nhận rằng nguyên tử Ca có dạng hình cầu, được sắp xếp đặc khít bên cạnh nhau trong tinh thể và thể tích chiếm bởi các nguyên tử kim loại bằng 68% so với toàn khối tinh thể. Bán kính nguyên tử của Ca là (cho khối lượng riêng của Ca là D = 1,55 g/cm3, nguyên tử khối Ca = 40,08).
A. 1,91.	B. 1,81 .	C. 1,82.	D. 1,92.
Câu 46: Trộn 100 ml dung dịch KHCO31M và K2CO31M với 100 ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu được dung dịch X. Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào Z thì được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là
A. 1,12 và 82,4.	B. 2,24 và 82,4.	C. 5,6 và 59,1.	D. 2,24 và 59,1.
Câu 47: Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol etilen; 0,1 mol vinyl axetilen và 0,3 mol hiđro với xúc tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hidro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch Brom dư thấy có tối đa a mol brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,3.	B. 0,2.	C. 0.4.	D. 0,05.
Câu 48: Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch chứa a mol KOH, b mol NaOH và c mol K2CO3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau
 Số mol CO2
 0 0,3 0,4 Số mol HCl
Tổng (a + b) có giá trị là
A. 0,1.	B. 0,3.	C. 0,2.	D. 0,4.
Câu 49: Cho 1 mol chất X (C9H8O4, chứa vòng benzen) tác dụng hết với NaOH dư, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất T tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.
B. Chất X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 3.
C. Phân tử chất Z có 2 nguyên tử oxi.
D. Chất Y có phản ứng tráng bạc.
Câu 50: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo thể tích dung dịch Ba(OH)2 như sau
Số mol Ba(OH)2 (mol)
Khối lượng kết tủa (gam)
0,25
mmax
72,5
58,25
Giá trị mmax là
A. 90,5.	B. 85,5.	C. 88,5.	D. 78,5.
Câu 51: X là peptit có dạng CxHyOzN6; Y là peptit có dạng CnHmO6Nt (X, Y đều được tạo bởi các amino axit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH). Đun nóng 32,76 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, đốt cháy 32,76 gam E thu được sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong lấy dư thu được 123,0 gam kết tủa; đồng thời khối lượng dung dịch sau phản ứng thay đổi a gam so với dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của a là
A. 44,04.	B. 46,74.	C. 49,44.	D. 73,56.
Câu 52: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí, để nguội hỗn hợp thu được sau phản ứng, nghiền nhỏ trộn đều rồi chia hỗn hợp thành hai phần:
- Phần 1: Cho vào dung dịch NaOH dư thì thu được 8,96 lít H2 (đktc) và còn lại chất rắn không tan có khối lượng bằng 44,8% khối lượng phần 1.
- Phần 2: Hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thu được 26,88 lít khí H2 (đktc).
Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
A. 150.	B. 130.	C. 160.	D. 145.
Câu 53: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 20.	B. 24.	C. 36.	D. 32.
Câu 54: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm 0,03 mol Cr2O3; 0,04 mol FeO; và a mol Al. Sau một thời gian phản ứng, trộn đều, thu được hốn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau.
- Phần 1: phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M (loãng).
- Phần 2: phản ứng với dung dịch HCl loãng, nóng (dư), thu được 1,12 lít khí H2(đktc).
Giả sử trong phản ứng nhiệt nhôm, Cr2O3 chỉ bị khử thành Cr. Phần trăm khối lượng Cr2O3 đã phản ứng là:
A. 20,00%.	B. 33,33%.	C. 50,00%.	D. 66,67% .
Câu 55: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp bột kim loại và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Thời gian điện phân là
A. 22195 giây.	B. 28950 giây.	C. 24125 giây.	D. 23160 giây.
Câu 56: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m gần nhất với
A. 24,74.	B. 16,74.	C. 38,04.	D. 25,10.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) – THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI
Bài 1 (2,0 điểm).
1) Có 6 lọ hóa chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaCl, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, NaOH, BaCl2. Chỉ được dùng thêm thuốc thử là quỳ tím, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch trên (các dụng cụ cần thiết có đủ). Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
2) Oxi hoá không hoàn toàn etylen glicol thu được hỗn hợp 5 hợp chất hữu cơ cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hãy viết công thức cấu tạo của 5 chất đó và sắp xếp theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi. (Không cần giải thích). 
3) X là hợp chất hữu cơ đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử là C4H6O2. Sau khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Viết các công thức cấu tạo có thể có của X.
Bài 2 (2,0 điểm).
1) Cho các phản ứng:
(A) + NaOH(dư) (B) + (C) + 2NaCl + H2O 	(1)
(B) + NaOHCH3OH + Na2CO3 	(2)
(C) + HCl HCOOH + NaCl	(3)
Xác định các chất (A), (B), (C) và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Cho biết (A) không có phản ứng tráng gương, số mol của (A), (B), (C) bằng nhau trong phản ứng (1); tỉ lệ số mol (B) và NaOH là 1:1 trong phản ứng (2).
2) Điện phân (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch muối nitrat của một kim loại M (có hóa trị không đổi). Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm 6,96 gam và tại catot chỉ thu được a gam kim loại M. Sau thời gian 2t giây, khối lượng dung dịch giảm 11,78 gam và tại catot thoát ra 0,224 lít khí (đktc). Tính giá trị của a.
Bài 3 (2,0 điểm).
1) Cho hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở, trong đó có 1 este đơn chức và 1 este hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 11,88 gam X cần vừa đủ 14,784 lít O2 (đktc) thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa chất hữu cơ là 1 ancol đơn chức Z. Cho Z vào bình đựng Na dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng bình tăng 5,85 gam. Trộn Y với CaO rồi nung trong điều kiện không có không khí thu được 2,016 lít (đktc) một hiđrocacbon duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của 2 este. 
2) Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeC

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_hoa_hoc_thpt_m.doc
  • xlsDapan2018_HOA_THPT.xls
Bài giảng liên quan