Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Lịch sử GDTX (Mã đề 456) - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1: So với hoạt động của tư sản dân tộc, hoạt động của tiểu tư sản có ưu điểm gì?

 A. Ra được những tờ báo tiến bộ.

 B. Lập được nhiều nhà xuất bản tiến bộ.

 C. Có tiếng vang và mang tính quần chúng rộng rãi.

 D. Nhiều tổ chức yêu nước được thành lập.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 150 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Lịch sử GDTX (Mã đề 456) - Năm học 2020-2021 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC VIÊN GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: LỊCH SỬ - GDTX
Ngày thi: 15/12/2020
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 56 câu TNKQ, 03 câu Tự luận, trong 07 trang
Mã đề thi 465
Họ và tên thí sinh :..............................................Số báo danh:.......................
Họ và tên, chữ ký:	Giám thị thứ nhất:..........................................................
 	Giám thị thứ hai:............................................................
I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO PHIẾU TLTN
Câu 1: So với hoạt động của tư sản dân tộc, hoạt động của tiểu tư sản có ưu điểm gì?
	A. Ra được những tờ báo tiến bộ.
	B. Lập được nhiều nhà xuất bản tiến bộ.
	C. Có tiếng vang và mang tính quần chúng rộng rãi.
	D. Nhiều tổ chức yêu nước được thành lập.
Câu 2: Cuối năm 1929, vấn đề thống nhất các tổ chức cộng sản trở nên cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam vì
	A. sự chia rẽ và công kích lẫn nhau của các tổ chức cộng sản.
	B. phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh.
	C. phong trào công - nông phát triển mạnh.
	D. sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ
	A. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
	B. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
	C. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
	D. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
Câu 4: Kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
	A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp.
	C. Mĩ và thực dân Anh. D. quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 5: Liên minh công - nông là một nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì
	A. chịu ba tầng áp bức, bóc lột, có mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc, phong kiến.
	B. bị bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng triệt để.
	C. bị bần cùng hóa và có tinh thần cách mạng triệt để.
	D. bị bần cùng hóa và có tinh thần yêu nước sâu sắc.
Câu 6: Năm 1936, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương thành lập
	A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
	B. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
	C. Mặt trận Liên Việt.
	D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 7: Sự kiện nào được coi là bước ngoặt của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
	A. Chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã tại Nghệ An, Hà Tĩnh.
	B. Những cuộc biểu tình có vũ trang của nông dân Nghệ An, Hà Tĩnh.
	C. Cuộc đấu tranh của công - nông nhân ngày Quốc tế lao động 1 - 5.
	D. Chính quyền Xô viết thực hiện những chính sách tiến bộ tại Nghệ An, Hà Tĩnh.
Câu 8: Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương đối với vấn đề thù trong, giặc ngoài (từ tháng 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 - 1946) được đánh giá là
	A. cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
	B. vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
	C. mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
	D. cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
Câu 9: Trong các chiến dịch dưới đây, đâu là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)?
	A. Chiến dịch Tây Bắc thu - đông 1952. B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè 1953.
	C. Chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950. D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Câu 10: Thắng lợi nào đã đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước?
	A. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
	B. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
	C. Cách mạng tháng Tám năm 1945.
	D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
Câu 11: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi bùng nổ sớm nhất ở khu vực
	A. Trung Phi.	B. châu Phi xích đạo.
	C. Nam Phi và Tây Phi.	D. Bắc Phi.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu những năm 1930 là
	A. xuất hiện giai cấp tiên tiến có khả năng lãnh đạo cách mạng.
	B. xuất hiện hai khuynh hướng chính trị cùng song song tồn tại.
	C. khuynh hướng vô sản thắng thế trước khuynh hướng dân chủ tư sản.
	D. xuất hiện những giai cấp mới có khả năng lãnh đạo cách mạng.
Câu 13: Nhân tố cơ bản nào dưới đây giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế (1946 - 1950)?
	A. Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
	B. Sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
	C. Sự giúp đỡ của các nước tư bản chủ nghĩa.
	D. Tinh thần tự lực tự cường của nhân dân Liên Xô.
Câu 14: Hội nghị Ianta (2 - 1945) diễn ra trong hoàn cảnh nào?
	A. Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra ác liệt.
	B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
	C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
	D. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?
	A. Nền kinh tế Mĩ hầu như không có sự tăng trưởng đáng kể.
	B. Kinh tế phát triển, Mĩ vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới.
	C. Trải qua những cuộc suy thoái ngắn nhưng kinh tế Mĩ vẫn đứng đầu thế giới.
	D. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế duy nhất thế giới.
Câu 16: Việc giải quyết thành công nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có ý nghĩa
	A. hoàn thành nhiệm vụ đánh đổ chế độ phong kiến.
	B. tạo cơ sở để thế giới công nhận nền độc lập của Việt Nam.
	C. góp phần tạo ra sức mạnh để bảo vệ chế độ mới.
	D. tạo cơ sở thực lực để kí Hiệp định Sơ bộ với Pháp.
Câu 17: Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào
	A. tháng 4 - 1975. B. tháng 7 - 1995. C. tháng 5 - 1986. D. tháng 7 - 2000.
Câu 18: Đỉnh cao của hình thức đấu tranh trong cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là chuyển từ tổng bãi công chính trị sang
	A. khởi nghĩa vũ trang. B. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
	C. biểu tình thị uy. D. khởi nghĩa từng phần.
Câu 19: Điểm mới trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919 - 1929) ở Đông Dương là gì?
	A. Vừa khai thác vừa chế biến. B. Đầu tư phát triển công nghiệp nhẹ.
	C. Đầu tư phát triển công nghiệp nặng. D. Tăng cường đầu tư thu lãi.
Câu 20: Trong chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt là
	A. phát xít Nhật. B. quân Pháp.
	C. quân Mĩ. D. quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 21: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), sự kiện tác động trực tiếp và tạo ra thời cơ thuận lợi cho cách mạng Việt Nam là
	A. Nhật hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.
	B. Đức đầu hàng quân Đồng minh.
	C. chính phủ Pháp làm tay sai cho Đức.
	D. Nhật đầu hàng quân Đồng minh.
Câu 22: Phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam được đánh giá là phong trào mang tính chất
	A. dân chủ tư sản kiểu mới. B. dân chủ tư sản.
	C. rộng lớn, không triệt để. D. quyết liệt, triệt để.
Câu 23: Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường kinh tế là
	A. vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
	B. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
	C. nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao.
	D. chi phí cho quốc phòng thấp.
Câu 24: Đặc điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
	A. quan hệ mật thiết với Mĩ, Liên Xô và Trung Quốc.
	B. mâu thuẫn với Mĩ và là đối trọng của khối xã hội chủ nghĩa.
	C. liên minh chặt chẽ với Mĩ, ủng hộ Mĩ trong các vấn đề quốc tế.
	D. thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa với bên ngoài.
Câu 25: Giai cấp nào trong xã hội Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và phát triển mạnh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
	A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản. D. Nông dân.
Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Đảng cầm quyền?
	A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
	B. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
	C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930.
	D. Phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Câu 27: Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
	A. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
	B. Mặt trận Liên Việt.
	C. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
	D. Mặt trận Việt Minh.
Câu 28: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Đông Nam Á vẫn phải tiếp tục cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập vì
	A. thực dân Âu - Mĩ quay trở lại tái chiếm Đông Nam Á.
	B. Mĩ ủng hộ thực dân phương Tây xâm lược trở lại.
	C. thực dân Mĩ và Hà Lan xâm lược trở lại.
	D. thực dân Pháp và Mĩ xâm lược trở lại.
Câu 29: Tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) là
	A. chính nghĩa thuộc về nhân dân.
	B. chính nghĩa thuộc về phe Hiệp ước.
	C. chính nghĩa thuộc về phe Liên minh.
	D. chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
Câu 30: Trong giai cấp tiểu tư sản Việt Nam, tầng lớp nào hăng hái tham gia cách mạng nhất?
	A. Dân nghèo thành thị. B. Công chức, tiểu thương.
	C. Tiểu tư sản trí thức. D. Tiểu thương, tiểu chủ.
Câu 31: Lực lượng cơ bản giữ vị trí quyết định đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
	A. lực lượng công - nông. B. lực lượng vũ trang.
	C. lực lượng Đồng minh. D. lực lượng chính trị.
Câu 32: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc là
	A. chủ nghĩa thực dân. B. chế độ phân biệt chủng tộc.
	C. chế độ độc tài thân Mĩ. D. chủ nghĩa phát xít.
Câu 33: Câu nói nổi tiếng “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai?
	A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương.
	C. Trương Định. D. Nguyễn Hữu Huân.
Câu 34: Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ?
	A. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ”.
	B. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh.
	C. Khống chế, chi phối các nước tư bản Đồng minh.
	D. Phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mĩ.
Câu 35: Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là
	A. chưa xác định đúng kẻ thù của dân tộc.
	B. chưa có tổ chức lãnh đạo sáng suốt và phương pháp cách mạng đúng đắn.
	C. chưa có sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.
	D. chính quyền thực dân phong kiến còn quá mạnh.
Câu 36: Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là
	A. tự do, bình đẳng, bác ái.	B. độc lập và tự do.
	C. độc lập dân tộc.	D. đoàn kết dân tộc.
Câu 37: Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại năm 1930 đã đánh dấu sự chấm dứt hoạt động của
	A. khuynh hướng vô sản. B. khuynh hướng phong kiến và tư sản.
	C. khuynh hướng dân chủ chủ nghĩa. D. khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 38: Trong xã hội Việt Nam những năm 1930 - 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào?
	A. Dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
	B. Nông dân với địa chủ phong kiến.
	C. Giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
	D. Giai cấp tư sản với chính quyền thực dân.
Câu 39: Đặc trưng nổi bật của Trật tự hai cực Ianta là
	A. sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt.
	B. sự đối lập về kinh tế giữa các nước Đông Âu và Tây Âu.
	C. nhân loại bước vào thời kì hòa bình, ổn định và phát triển.
	D. thế giới chia thành hai phe do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
Câu 40: Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam xuất hiện từ khi
	A. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
	B. Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
	C. Nhật đảo chính Pháp đến khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
	D. Chính phủ Trần Trọng Kim được thành lập đến khi Nhật đầu hàng.
Câu 41: Điểm khác biệt và cũng là nét độc đáo nhất trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1917) so với những nhà cách mạng tiền bối là
	A. thời điểm xuất phát và bản lĩnh cá nhân.
	B. hướng đi và cách tiếp cận chân lí.
	C. mục đích ra đi tìm đường cứu nước.
	D. hành trình tìm chân lí cứu nước.
Câu 42: Tổ chức cách mạng nào dưới đây được coi là tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam?
	A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
	C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng.
Câu 43: Sự sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương khi vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cách mạng trong thời kì 1939 - 1945 là
	A. đề cao và tiến hành giải quyết vấn đề giải quyết ruộng đất cho nông dân.
	B. lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù và cô lập chúng.
	C. đề cao vấn đề dân tộc, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
	D. giải quyết cùng lúc hai nhiệm vụ quan trọng là dân tộc và dân chủ.
Câu 44: Trong thời kì 1919 - 1925, giai cấp tiểu tư sản Việt Nam đã sử dụng hình thức đấu tranh chủ yếu nào dưới đây?
	A. Đấu tranh nghị trường. B. Bãi công trên quy mô lớn.
	C. Đấu tranh vũ trang. D. Xuất bản sách, báo tiến bộ.
Câu 45: Sự phát triển của xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh được xem là
	A. thời cơ và thách thức đối với các quốc gia, dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI.
	B. trách nhiệm của các nước đang phát triển trên thế giới.
	C. nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI.
	D. trách nhiệm của các nước phát triển trên thế giới.
Câu 46: Sự kiện nổi bật diễn ra ở Ấn Độ vào ngày 26 - 1 - 1950 là
	A. tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
	B. phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
	C. thử thành công bom nguyên tử.
	D. giành được quyền tự trị.
Câu 47: Hành động của thực dân Anh và Trung Hoa Dân quốc khi vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật có điểm chung là
	A. âm mưu cướp chính quyền, sử dụng đội ngũ tay sai.
	B. giành những quyền lợi về chính trị, kinh tế ở Việt Nam.
	C. chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
	D. tạo điều kiện để thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
Câu 48: Một trong những chính sách sai lầm của vua quan triều Nguyễn giữa thế kỉ XIX dẫn đến rạn nứt khối đoàn kết dân tộc là
	A. thu nhiều loại thuế trong nhân dân.
	B. không thực hiện những cải cách, duy tân đất nước.
	C. thần phục nhà Thanh, xa lánh các nước phương Tây.
	D. “Cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ phương Tây.
Câu 49: Tổ chức cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929 là
	A. Đông Dương Cộng sản liên đoàn. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
	C. Đông Dương Cộng sản đảng. D. An Nam Cộng sản đảng.
Câu 50: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô có gì thay đổi?
	A. Là đồng minh chống phát xít.
	B. Chuyển từ đồng minh chống phát xít sang đối đầu.
	C. Không có gì thay đổi.
	D. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 51: Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đối với xã hội Việt Nam là
	A. giai cấp công nhân thất nghiệp, đời sống một bộ phận đói khổ.
	B. xã hội phân hóa sâu sắc thành các tầng lớp giàu nghèo khác nhau.
	C. giai cấp tư sản bị phá sản, đời sống của họ khó khăn.
	D. làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 52: Nhân tố đảm bảo thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là
	A. toàn Đảng, toàn dân nhất trí đồng lòng.
	B. sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
	C. có sự chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm.
	D. quân Đồng minh đánh bại quân phiệt Nhật Bản.
Câu 53: Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là
	A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
	B. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
	C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
	D. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
Câu 54: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam vì đã chấm dứt
	A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến và tư sản Việt Nam.
	B. thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước.
	C. thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
	D. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Câu 55: Tinh thần yêu chuộng hòa bình trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy như thế nào trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay?
	A. Đàm phán, chia sẻ quyền lợi.
	B. Chấp nhận đánh đổi một phần chủ quyền biển đảo.
	C. Đấu tranh hòa bình, trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
	D. Nhân nhượng một số quyền lợi.
Câu 56: Khi mới thành lập, tổ chức Liên hợp quốc có bao nhiêu thành viên?
	A. 50 nước.	B. 45 nước.	C. 40 nước.	D. 55 nước.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI
Câu 1 (2,0 điểm).
Trình bày và nhận xét hoạt động yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
Câu 2 (2,0 điểm). 
	Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã diễn ra và giành thắng lợi như thế nào? Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Câu 3 (2,0 điểm).
	Nêu nét chính về sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc. Đánh giá vai trò của tổ chức này trong giai đoạn hiện nay.
-----------------Hết-----------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_lich_su_gdtx_m.doc
  • docDAP AN TU LUAN GDTX MON LICH SU 2019-2020.doc
  • xlsxSUGDTX_RTR_dapancacmade.xlsx
Bài giảng liên quan