Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Lịch sử GDTX - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

0011: Ý nào sau đây không phải là lí do vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

A. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật.

B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước đế quốc hùng mạnh.

C. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, không bị biến thành thuộc địa.

D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Lịch sử GDTX - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI, HỌC VIÊN GIỎI
LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: LỊCH SỬ - GDTX
Ngày thi: 15/12/2018
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 56 câu TNKQ, 04 câu Tự luận, trong 7 trang
Mã đề GỐC
I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO PHIẾU TLTN
0001: Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu
A. tự vệ, chống giặc ngoại xâm.	B. khai hoang, mở rộng diện tích canh tác.
C. xây dựng các công trình, lăng tẩm lớn.	D. trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.
0002: Nhà Lý đã thể hiện tinh thần chủ động đối phó với quân Tống qua chủ trương nào?
A. Thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”.	B. Thực hiện kế sách “Tiên phát chế nhân”.
C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc.	D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí.
0003: Ý nào phản ánh không đúng về vai trò của Phật giáo thời Lý - Trần?
A. Chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi.	B. Các nhà sư được triều đình trọng dụng.
C. Các tôn giáo khác bị nhà nước hạn chế.	D. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật.
0004: Vì sao Nhật Bản không trở thành một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa như hầu hết các nước trong khu vực châu Á?
A. Quốc gia ít tài nguyên, các đế quốc lớn không quan tâm đến.
B. Đất nước có tiềm lực quân sự rất mạnh.
C. Tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị 1868.
D. Kí các hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau với các nước đế quốc lớn.
0005: Điểm khác biệt cơ bản giữa Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc là gì?
A. Tính chất cách mạng.	B. Nguyên nhân bùng nổ.
C. Lực lượng tham gia.	D. Phương pháp đấu tranh.
0006: Cho các dữ liệu sau:
1. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh. 
2. Nhật tấn công Trân Châu Cảng. 
3. Đức tấn công Liên Xô.
4. Hội nghị Ianta.	
Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng trình tự thời gian về diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
A. 1, 3, 4, 2.	B. 3, 2, 4, 1.	C. 3, 4, 2, 1.	D. 2, 3, 1, 4.
0007: Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã chọn địa điểm nào để mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A. Đà Nẵng.	B. Gia Định.	C. Hội An.	D. Thuận An.
0008: Nhận định nào đúng nhất khi nói về thái độ của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858 - 1884)?
A. Chủ động, kiên quyết kháng chiến chống Pháp.
B. Đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.
C. Chủ động chống Pháp nhưng không hợp tác với nhân dân.
D. Đầu hàng, bất lực trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
0009: Nội dung cơ bản nhất của chiếu Cần vương (13/7/1885) là gì?
A. Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Kêu gọi nhân dân cả nước vì vua mà đứng lên kháng chiến chống Pháp.
C. Tố cáo âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
D. Lên án hành động đầu hàng quân Pháp của phái chủ hòa trong triều đình.
0010: Dựa trên cơ sở nào để Pháp quyết định tấn công Bắc Kì trong những năm 70 của thế kỷ XX?
A. Nội tình Việt Nam rất thuận lợi cho việc tấn công Bắc Kì.
B. Pháp giành chiến thắng trong chiến tranh Pháp - Phổ.
C. Tình hình kinh tế, chính trị nước Pháp ổn định.
D. Sự nhất trí trong giới cầm quyền Pháp.
0011: Ý nào sau đây không phải là lí do vào những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
A. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật.
B. Sau Cải cách Minh Trị, Nhật Bản trở thành nước đế quốc hùng mạnh.
C. Nhật Bản là nước “đồng văn, đồng chủng”, không bị biến thành thuộc địa.
D. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” mở rộng ảnh hưởng ở Đông Á.
0012: Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh vào đầu năm 1945?
A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
0013: Mục đích của tổ chức Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.
0014: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu lục nào được ví là “Lục địa mới trỗi dậy”?
A. Châu Phi.	B. Châu Á.	C. Châu Mĩ.	D. Châu Âu.
0015: Tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) là nguyên thủ của ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, gồm
A. Anh, Pháp, Mĩ.	B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.	D. Nga, Mĩ, Anh.
0016: Biến đổi lớn nhất của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. trở thành các quốc gia độc lập.
B. trở thành khu vực năng động và phát triển.
C. trở thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D. thành lập tổ chức ASEAN, đẩy mạnh hợp tác trong khu vực.
0017: Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô và Mĩ đã chuyển từ quan hệ đồng minh sang thế đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh?
A. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
B. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
C. Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
D. Mĩ tiến hành và ủng hộ nhiều cuộc chiến tranh xâm lược.
0018: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao.
C. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
D. áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
0019: Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN có gì thay đổi?
A. Ngày càng đối đầu căng thẳng.	B. Việt Nam gia nhập ASEAN.
C. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hòa dịu.	D. ASEAN tích cực giúp đỡ Việt Nam.
0020: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?
A. Mĩ không thể thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
B. Phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
C. Liên Xô trở thành đối trọng của Mĩ.
D. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
0021: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, Việt Nam cần học tập gì từ Nhật Bản?
A. Cắt giảm chi phí quốc phòng.	B. Mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế.
C. Đầu tư cho giáo dục, khoa học - kĩ thuật.	D. Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
0022: Tổ chức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 24/02/1930 là
A. Đông Dương Cộng sản đảng.	B. An Nam Cộng sản đảng.
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.	D. Việt Nam Quốc dân đảng.
0023: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), lực lượng nào hăng hái và đông đảo nhất tham gia vào phong trào cách mạng ở Việt Nam?
A. Công nhân.	B. Tư sản dân tộc.	C. Nông dân.	D. Tiểu tư sản.
0024: Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn những thanh niên ưu tú để lập ra Cộng sản đoàn từ tổ chức
A. Tâm tâm xã.	B. Tân Việt Cách mạng đảng.
C. Việt Nam Quốc dân đảng.	D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
0025: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của những yếu tố nào?
A. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân.
B. Chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
D. Chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào dân chủ tư sản.
0026: Bài học rút ra từ sự kiện Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Vécxai (1919) là: Muốn giải phóng dân tộc phải dựa vào
A. sự nhượng bộ của các nước đế quốc.	B. sự giúp đỡ của nhân dân Pháp.
C. lực lượng của bản thân mình.	D. sức mạnh của thời đại mới.
0027: Sự kiện quốc tế nào có tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của cách mạng Việt Nam trong những năm 1919 - 1930?
A. Quốc tế Cộng sản thành lập (1919).
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc (1918).
C. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập (1921).
D. Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
0028: Liên minh công - nông là một nhân tố chiến lược của cách mạng Việt Nam vì
A. chịu ba tầng áp bức, bóc lột, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc, phong kiến.
B. bị bóc lột nặng nề, chiếm số lượng đông đảo, có tinh thần cách mạng triệt để.
C. bị bần cùng hóa và có tinh thần yêu nước sâu sắc.
D. bị bần cùng hóa và có tinh thần cách mạng triệt để.
0029: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, vì đã chấm dứt
A. vai trò lãnh đạo của giai cấp phong kiến Việt Nam.
B. thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.
C. thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước.
D. hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
0030: Điểm mới của phong trào cách mạng 1930 - 1931 so với các phong trào đấu tranh trước năm 1930 là
A. đã lật đổ được chính quyền thực dân phong kiến.
B. đã thành lập được chính phủ cách mạng lâm thời.
C. giai cấp công nhân đã chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
D. Đảng Cộng sản lãnh đạo, thành lập chính quyền Xô viết và liên minh công - nông.
0031: Công lao lớn nhất của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong nửa đầu thế kỉ XX là
A. tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
B. truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước.
C. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
0032: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai, thực dân Pháp chú trọng đầu tư vào nông nghiệp vì
A. vốn đầu tư ít, lợi nhuận cao.
B. Việt Nam có nhiều đồng bằng rộng lớn.
C. có nguồn nhân công dồi dào.
D. điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển nông nghiệp.
0033: Thời cơ của Cách mạng tháng Tám 1945 được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trong khoảng thời gian nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.
C. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
0034: Nguyên nhân nào có vai trò quyết định nhất đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc.
B. Sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Liên minh công - nông vững chắc, có sự chuẩn bị chu đáo.
D. Thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
0035: Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự phát triển của khoa học - công nghệ đã gắn kết các quốc gia dân tộc với nhau.
C. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
0036: Để khắc phục khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ đã phát động nhân dân Việt Nam hưởng ứng phong trào
A. “Quỹ độc lập”.	B. “Tăng gia sản xuất”.
C. “Ngày đồng tâm”.	D. “Không một tấc đất bỏ hoang”.
0037: Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra trong vòng
A. một tháng.	B. hai tháng.	C. 20 ngày.	D. 15 ngày.
0038: Khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế trong phong trào cách mạng Việt Nam từ năm 1920 đến năm 1930 vì
A. đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
B. đây là khuynh hướng cách mạng tiên tiến, phù hợp với thực tiễn.
C. khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đã lỗi thời.
D. giải quyết được những mâu cơ bản của xã hội Việt Nam.
0039: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam góp phần như thế nào vào cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân loại?
A. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít, cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
B. Chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
C. Chiến thắng chủ nghĩa tư bản, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng.
D. Chiến thắng chủ nghĩa phát xít làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
0040: Khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là
A. nạn dốt nghiêm trọng.	B. nạn ngoại xâm, nội phản.
C. nạn đói hoành hành.	D. chính quyền cách mạng non trẻ.
0041: Những quốc gia nào ở Đông Nam Á giành và tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngay sau khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh?
A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.	B. Phi-lip-pin, Việt Nam, Lào.
C. Miến Điện, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam.	D. Việt Nam, Lào.
0042: Các nước Tây Âu thể hiện rõ sự ủng hộ cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động bằng hành động nào?
A. Ủng hộ các cuộc chiến tranh xâm lược do Mĩ phát động.
B. Cho Mĩ đặt các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.
C. Bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
0043: “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp - Mĩ khi nói về
A. trung tâm lòng chảo Mường Thanh.	B. cụm cứ điểm Luông Phabang và Xênô.
C. cụm cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập.	D. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
0044: Biện pháp có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là
A. lập “Hũ gạo cứu đói”.	B. cấm dùng gạo, ngô, sắn để nấu rượu.
C. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”.	D. tăng gia sản xuất.
0045: Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 là thắng lợi quân sự lớn nhất của nhân dân Việt Nam trong Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) vì
A. góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
B. làm phá sản bước đầu kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức.
C. buộc Pháp phải kí hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược.
D. đã làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương.
0046: Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân
A. Việt Nam.	B. Campuchia.
C. các nước Đông Dương.	D. Lào.
0047: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân chung góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1954?
A. Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
B. Đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Miền Bắc không ngừng lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc vai trò hậu phương.
D. Truyền thống đại đoàn kết dân tộc thông qua các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất.
0048: Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là
A. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B. tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
C. đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
D. Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng.
0049: Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu?
A. quân viễn chinh Mĩ.	B. quân Mĩ và quân đội tay sai.
C. quân đội Sài Gòn.	D. quân Mĩ và quân Đồng minh.
0050: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch quân sự nào của thực dân Pháp?
A. Kế hoạch Rơve.	B. Kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi.
C. Kế hoạch Nava.	D. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh.
0051: Cho đoạn dữ liệu sau: Thắng lợi đó “đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” (Trích SGK Lịch sử 12, NXBGD 2018, trang197). Hãy chọn đáp án đúng để xác định thắng lợi được nói đến trong đoạn dữ liệu trên.
A. Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
B. Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).
C. Trận “Điện Biên Phủ trên không’’ (12 - 1972).
D. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975).
0052: Những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ đạt được trong công cuộc đổi mới giai đoạn (1986 - 1990) đã
A. đưa nền kinh tế nước ta trở thành nền kinh tế thị trường.
B. đưa nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội.
C. từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
D. chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp.
0053: Với sự kiện nào nhân dân Việt Nam đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”?
A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
B. Hội nghị Pari chính thức khai mạc (13/5/1968).
C. Hiệp định Pari được kí kết (27/1/1973).
D. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
0054: “Những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa” là hệ quả của
A. cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. sự vơi cạn về tài nguyên thiên nhiên.
C. sự bùng nổ dân số.
D. xu thế toàn cầu hóa.
0055: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã lần lượt trải qua các chiến dịch
A. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.	B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.
C. Tây Nguyên, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.	D. Plâyku, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.
0056: Nguyên tắc cơ bản nào không được quy định trong Hiệp ước Bali (2/1976)?
A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn.
D. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau.
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) – THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI
Câu 1 (1,5 điểm).
Nêu những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Vì sao giai cấp công nhân có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam?
Câu 2 (2,5 điểm). 
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và diễn biến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Câu 3 (2,0 điểm).	
Trình bày sự phát triển kinh tế Mĩ trong hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945). Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.
	-----Hết-----	
Họ và tên thí sinh :........................................................Số báo danh:.....................................
Họ và tên, chữ ký:	Cán bộ coi thi 1:.........................................................................................
 	Cán bộ coi thi 2:.........................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_lich_su_gdtx_n.doc
  • docDAP AN TU LUAN GDTX MON LICH SU 2018-2019.doc
Bài giảng liên quan