Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Lịch sử THPT (Mã đề 123) - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba.
B. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa.
C. Biết áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để cải tiến sản xuất.
D. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố hàng đầu.
SỞ GDĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: LỊCH SỬ - THPT Ngày thi: 06/12/2019 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 56 câu TNKQ, 04 câu Tự luận, trong 08 trang Mã đề thi 123 Họ và tên thí sinh :..............................................Số báo danh:....................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị số 1:................................................................ Giám thị số 2:................................................................ I. TRẮC NGHIỆM (14,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO PHIẾU TLTN Câu 1. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam mang tính dân tộc sâu sắc vì A. huy động được đông đảo các giai cấp, tầng lớp tham gia. B. chủ yếu tiến hành bằng hình thức đấu tranh chính trị. C. phương pháp đấu tranh công khai, hợp pháp. D. là phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tận dụng được nguồn nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba. B. Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa. C. Biết áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật để cải tiến sản xuất. D. Con người là vốn quý nhất, là nhân tố hàng đầu. Câu 3. Nét nổi bật của văn học Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XVIII là sự nở rộ của các tác phẩm văn thơ viết bằng A. chữ Phạn. B. chữ Quốc ngữ. C. chữ Nôm. D. chữ Hán. Câu 4. Trong các yếu tố cấu thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đâu là yếu tố khác biệt so với các Đảng Cộng sản khác trên thế giới? A. Phong trào yêu nước. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin. C. Phong trào công nhân. D. Phong trào nông dân. Câu 5. Trong quá trình hoạt động tại Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ đạo và từng bước thành lập hai tổ chức chính trị nào? A. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách mạng đảng. B. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông và Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Đảng cộng sản Việt Nam. Câu 6. Trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ A. giảm sút nghiêm trọng, không còn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. B. tương đối ổn định, không suy thoái và không có biểu hiện tăng trưởng. C. tăng trưởng liên tục, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. D. trải qua những đợt suy thoái ngắn nhưng vẫn đứng đầu thế giới. Câu 7. Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là A. mốc chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam. B. bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam. C. xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản. D. bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 8. Cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc từ tháng 12 - 1989 nhưng hậu quả của nó vẫn còn để lại đến ngày nay là A. tình trạng chia cắt trên bán đảo Triều Tiên. B. sự tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông. C. NATO mở rộng phạm vi ảnh hưởng về phía đông. D. sự khác biệt về chính trị giữa các nước Đông Âu và Tây Âu. Câu 9. Tháng 8 - 1961, Mĩ đề xướng thành lập tổ chức "Liên minh vì tiến bộ" nhằm A. ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba. B. chống lại phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh. C. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. D. tăng cường sự ảnh hưởng để khống chế, lôi kéo các nước Tây Âu. Câu 10. "Ngày 3 - 2 hằng năm là ngày kỉ niệm thành lập Đảng". (Trích SGK Lịch sử 12 Cơ bản, tr 89, NXBGD 2018). Đây là quyết định được thông qua tại A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2 - 1951). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9 - 1960). Câu 11. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Môdămbích và Ănggôla năm 1975? A. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai. B. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã. C. Thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi. D. Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập ở châu Phi thế kỉ XX. Câu 12. Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. lập "hũ gạo cứu đói". B. phát động phong trào "nhường cơm sẻ áo". C. nghiêm cấm sử dụng gạo, ngô để nấu rượu. D. kêu gọi nhân dân "tăng gia sản xuất". Câu 13. Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000 là A. Pháp rút khỏi NATO, Nhật vẫn là thành viên quan trọng của NATO. B. đều tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ. C. Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản trở thành đối trọng của Mĩ. D. Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp trở thành đối trọng của Mĩ. Câu 14. Hình thái của cuộc khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Tổng khởi nghĩa trên quy mô cả nước. B. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. C. khởi nghĩa từng phần ở các địa phương. D. khởi nghĩa từng phần với chiến tranh du kích. Câu 15. Với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế đã thừa nhận chủ quyền của Pháp ở A. Trung Kì. B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì. C. sáu tỉnh Nam Kì. D. ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. Câu 16. Vị thế của Liên bang Nga trong quan hệ quốc tế hiện nay là A. không có vai trò gì trong trật tự thế giới đơn cực do Mĩ thiết lập. B. một cực của thế giới đa cực, góp phần giải quyết hòa bình các vấn đề quốc tế. C. một trong những nhân tố thúc đẩy sự hình thành trật tự thế giới mới theo xu hướng đa cực. D. đối tượng ngăn cản Mĩ trong quá trình thiết lập trật tự thế giới đơn cực. Câu 17. Trật tự hai cực Ianta được hình thành dựa trên cơ sở nào? A. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta. B. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô). C. Những thỏa thuận của ba cường quốc (Mĩ, Anh, Liên Xô) sau Hội nghị Ianta. D. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc. Câu 18. Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam? A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương. B. Mặt trận Liên Việt. C. Mặt trận Việt Minh. D. Mặt trận Phản đế Đông Dương. Câu 19. Đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình nổi bật ở khu vực Đông Nam Á là gì? A. Tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. B. Các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). C. Hầu hết các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. D. Các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. Câu 20. Phong trào “vô sản hóa” (1928) của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thực hiện tốt vai trò nào? A. Đưa một số hội viên ưu tú đi đào tạo tiếp ở Liên Xô. B. Tổ chức nhân dân tập dượt đấu tranh. C. Tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân. D. Kết hợp phong trào công nhân với phong trào yêu nước. Câu 21. Cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga và cuộc Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII đều A. do giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo. B. do giai cấp tư sản lãnh đạo. C. nhằm lật đổ chế độ phong kiến. D. có sự tham gia của nông dân và binh lính. Câu 22. Kế sách được nhà Trần thực hiện nhuần nhuyễn trong cả 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII là A. “vườn không nhà trống”. B. “ngụ binh ư nông”. C. “tiên phát chế nhân”. D. “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Câu 23. Lực lượng xã hội nào là điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Tầng lớp tiểu tư sản. B. Sĩ phu yêu nước tư sản hóa. C. Giai cấp công nhân. D. Tư sản dân tộc. Câu 24. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra cho các nước thuộc địa thời kì A. giải phóng dân tộc. B. phát triển. C. quan hệ mật thiết. D. chuẩn bị lực lượng. Câu 25. Trong những năm 1953 - 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống thực dân Pháp của nhân dân hai nước Lào và Việt Nam được thể hiện qua sự kiện nào sau đây? A. Quân dân hai nước phối hợp mở nhiều chiến dịch, giành thắng lợi to lớn. B. Việt Nam là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân lực, vật lực cho Lào. C. Lào là hậu phương, đóng vai trò cung cấp nhân lực, vật lực cho Việt Nam. D. Việt Nam đưa quân tình nguyện sang giúp nhân dân Lào kháng chiến. Câu 26. Chiến thắng Béc - lin của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đã tác động tới phát xít Đức như thế nào? A. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh. B. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. C. Tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. D. Làm phá sản chiến lược "chiến tranh chớp nhoáng" của Hít - le. Câu 27. Nội dung nào không phải là vai trò của tổ chức Liên hợp quốc? A. Giải quyết các tranh chấp và xung đột quốc tế. B. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, y tế, nhân đạo. C. Khuyến khích các vùng lãnh thổ, tổ chức khu vực tự do hành động. D. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Câu 28. Những hạn chế của Luận cương chính trị (10 - 1930) đã được Đảng khắc phục triệt để trong Nghị quyết của A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11 - 1939). B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936). C. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941). D. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1945). Câu 29. Tại sao nói: Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI? A. Không bị chiến tranh đe dọa, tập trung phát triển đất nước. B. Có điều kiện chính trị ổn định để phát triển kinh tế. C. Có điều kiện để tăng cường mối quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực. D. Tạo môi trường hòa bình để các dân tộc hợp tác và phát triển mọi mặt. Câu 30. Sự kiện nào đánh dấu Đảng Cộng sản Đông Dương chính thức trở thành một đảng cầm quyền ở Việt Nam? A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930). B. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I thành công (1 - 1946). C. Các Xô viết được thành lập ở Nghệ An - Hà Tĩnh (1930 - 1931). D. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thành công (8 - 1945). Câu 31. Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) của Việt Nam có điểm tương đồng với Hòa ước Bret Litốp (3 - 3 - 1918) của Nga về A. tư tưởng gìn giữ và bảo vệ hòa bình được đề cao. B. việc không tham gia vào chiến tranh đế quốc. C. kiên quyết bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân. D. sự kiên trì con đường cách mạng vô sản. Câu 32. Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam những năm 1950 - 1953 là A. "phục vụ nhân dân". B. "phục vụ kháng chiến". C. "dân tộc hóa". D. "đại chúng hóa". Câu 33. Lý do Nhật Bản tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương vào đêm 9 - 3 - 1945 là A. tránh hậu họa bị Pháp phản công khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. Pháp không thực hiện đúng những điều khoản đã kí với Nhật Bản. C. Nhật muốn giành thế chủ động ở Đông Dương. D. Nhật bị quân Đồng minh đánh bại nên trả thù Pháp. Câu 34. Từ thành công của Đại hội đại biểu lần thứ II (2 - 1951) của Đảng Cộng sản Đông Dương,Việt Nam có thể rút ra bài học nào để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? A. Tăng cường sự đoàn kết quốc tế. B. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. C. Tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng. D. Tăng cường khối đoàn kết dân tộc. Câu 35. Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân? A. "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói". B. "Chia lại ruộng đất công". C. "Cơm áo và hòa bình". D. "Giảm tô, giảm thuế". Câu 36. Trong cuộc đấu tranh chính trị chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, lực lượng nào đóng vai trò quan trọng nhất? A. Học sinh, sinh viên. B. Tăng ni, phật tử. C. Công nhân, nông dân. D. Nông dân. Câu 37. Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) ở Việt Nam, Mĩ chủ yếu sử dụng chiến thuật nào? A. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”. B. “Tìm diệt” và “bình định”. C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”. D. “Tìm diệt”, “chiếm đóng”. Câu 38. Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1953 - 1954) nhằm A. bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân. B. nhanh chóng khôi phục lại nông nghiệp. C. đẩy mạnh tăng gia sản xuất nông nghiệp. D. đáp ứng nhu cầu lương thực cho chiến dịch. Câu 39. Cho đoạn trích sau: “Đổi mới là vấn đề cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời là vấn đề (1) với (2) của thời đại”. (Trích SGK Lịch sử 12 Nâng cao, tr 276, NXBGD 2008). Hãy chọn đáp án đúng để hoàn thiện đoạn trích trên. A. (1) đúng đắn, (2) phù hợp. B. (1) phù hợp, (2) xu thế chung. C. (1) sáng tạo, (2) xu thế chung. D. (1) đúng đắn, (2) xu thế chung. Câu 40. Để thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã sử dụng lực lượng quân đội nào là chủ yếu? A. Lực lượng quân đội tay sai. B. Lực lượng quân Mĩ. C. Lực lượng quân viễn chinh. D. Lực lượng quân Mĩ và quân viễn chinh. Câu 41. Hình thức đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam sau khi ký Hiệp định Pari (1973) khác với thời kỳ sau Hiệp định Giơnevơ (1954) như thế nào? A. Chỉ sử dụng hình thức đấu tranh quân sự. B. Chỉ tập trung đấu tranh chính trị. C. Đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, ngoại giao. D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao. Câu 42. Mục đích chủ yếu của Mĩ khi cho máy bay tập kích Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là gì? A. Cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". B. Đánh phá miền Bắc, không cho tiếp tế vào miền Nam. C. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam. D. Giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc Việt Nam kí Hiệp định có lợi cho Mĩ. Câu 43. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975 vì A. ta có một hậu phương vững mạnh. B. mùa mưa sẽ khó khăn cho quân ta tiến công địch. C. thời cơ chiến lược đã đến sau chiến dịch Huế - Đà Nẵng. D. Mĩ đã chuẩn bị tiếp viện khẩn cấp cho chính quyền Sài Gòn. Câu 44. Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975) ở Việt Nam là A. tạo điều kiện để ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh. B. làm mất tinh thần và khả năng chiến đấu của quân địch. C. thắng lợi oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. D. chuyển cuộc kháng chiến từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược. Câu 45. Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) và chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (1972) đều là những thắng lợi quân sự quyết định buộc Pháp - Mĩ phải A. kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. B. ký kết các Hiệp định với Việt Nam. C. công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương. D. rút quân về nước. Câu 46. Hiện nay, tổ chức nào ở Việt Nam có chức năng tập hợp và đoàn kết toàn dân? A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Dân tộc Việt Nam. C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. D. Mặt trận Dân tộc thống nhất. Câu 47. Trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000), những thành tựu về kinh tế - xã hội của Việt Nam đã A. tạo điều kiện về kinh tế để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước. B. tạo ra hàng hóa dồi dào, lưu thông thuận lợi, đời sống nhân dân được cải thiện một bước. C. xây dựng hệ thống chính trị dân chủ, tăng cường quyền lực của nhân dân. D. tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Câu 48. Ngày 27 - 6 - 2011, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận công trình kiến trúc nào của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới? A. Đại nội Huế. B. Thánh địa Mĩ Sơn. C. Thành nhà Mạc. D. Thành nhà Hồ. Câu 49. Nét độc đáo về nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là A. kết hợp giữa tiến công và nổi dậy. B. chủ động tấn công và chủ động rút lui. C. kiềm chế, giam chân địch trong các đô thị. D. bao vây, chia cắt, cô lập địch. Câu 50. Theo sáng kiến của "Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á" (ASEAN), diễn đàn khu vực (ARF) được thành lập (1993) nhằm mục đích A. tổ chức Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tự do. B. tạo nên môi trường hòa bình, ổn định cho khu vực. C. thúc đẩy mối quan hệ giữa các nước thành viên. D. tăng cường hợp tác về kinh tế, chính trị, văn hóa. Câu 51. Thế trận mà quân dân Việt Nam đã sử dụng để đánh địch trong mùa khô thứ nhất (đông - xuân 1965 - 1966) là A. chiến tranh vũ trang nhân dân. B. chiến tranh du kích. C. chiến tranh nhân dân. D. chiến tranh tổng lực. Câu 52. Sau Chiến tranh lạnh, sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia dựa trên sự phát triển cao của ba trụ cột về A. công nghệ, kinh tế, giáo dục. B. công nghệ, kinh tế, chính trị. C. kinh tế, công nghệ, quốc phòng. D. kinh tế, chính trị, quốc phòng. Câu 53. Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào "Đồng khởi" (1959 - 1960) và phong trào cách mạng (1930 - 1931) ở Việt Nam là A. hình thành khối liên minh công - nông. B. giải tán chính quyền địch ở một số địa phương. C. dẫn đến sự ra đời của các Mặt trận dân tộc thống nhất. D. chia ruộng đất cho dân cày nghèo. Câu 54. Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1 - 1959) và Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 (7 - 1973) là A. quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam. B. kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: Quân sự, chính trị, ngoại giao. C. nhận định kẻ thù của nhân dân miền Nam vẫn là đế quốc Mĩ và tay sai. D. quyết định phát động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Câu 55. Để đánh phá hậu phương của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), ngoài biện pháp quân sự, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi còn sử dụng biện pháp gì? A. Chiến tranh chính trị, chiến tranh kinh tế. B. Chiến tranh tâm lí, chiến tranh kinh tế. C. Chiến tranh kinh tế, chiến tranh ngoại giao. D. Chiến tranh ngoại giao, chiến tranh tâm lí. Câu 56. Thực tiễn trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc ở Việt Nam (1945 - 1975) cho thấy ranh giới giữa tiền tuyến và hậu phương trong chiến tranh nhân dân A. luôn tồn tại độc lập với nhau. B. phân biệt rạch ròi. C. chỉ là tương đối. D. có mối quan hệ hữu cơ và biện chứng. II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) - THÍ SINH LÀM BÀI VÀO TỜ GIẤY THI Câu 1 (1,5 điểm). Trình bày những nét chính về hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925. Con đường cứu nước mà Người đã tìm ra cho dân tộc Việt Nam là gì? Câu 2 (2,0 điểm). Phân tích đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nêu chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm vận động giai cấp nông dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập dân tộc trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (1939 - 1945). Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao nói, thực dân Pháp là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công? Câu 4 (1,5 điểm). Nêu những thỏa thuận của các nước Mĩ, Anh, Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2 - 1945) về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Á. Sự phân chia đó tác động đến quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á trong thời kì Chiến tranh lạnh như thế nào? -----Hết-----
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_lich_su_thpt_m.docx
- DAP AN HSG THPT MON LICH SU 2019-2020.docx