Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 cấp tỉnh môn Ngữ văn THPT - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Đối với truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đặt ra yêu cầu:
“Về truyện ngắn, tôi hiểu tuy ngắn nhưng nó chứa đựng một thực tế vừa lớn lao vừa bén nhọn. Nó đòi hỏi nhà văn phải có khả năng thể hiện một cách tập trung cô đọng, phải biết chọn những điển hình, những chi tiết thật đắt”.
Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
SỞ GDĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN - THPT Ngày thi: 06/12/2019 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 06 câu trong 02 trang PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi: Đi học phải vui vẻ 12 năm đi học của mẹ được đánh giá là thành công rực rỡ trong mắt mọi người. Ông bà luôn hãnh diện, thầy cô giáo yêu quý, bạn bè rất tôn trọng và hình như, những chàng trai đầu tiên viết thư tay cho mẹ cũng đều chung một lý do: Bạn ấy học giỏi, bạn ấy ngoan hiền, bạn ấy viết văn hay... Nhưng từ sâu thẳm, mẹ hiểu rất rõ rằng, đó là 12 năm không vui vẻ,12 năm mà những cảm xúc tích cực khi nhận giấy khen, khi được biểu dương ở chỗ này, chỗ khác không nhiều bằng nỗi lo sợ trước những buổi sáng không học kỹ bài, những bài kiểm tra không hoàn hảo, những giờ học có hai tiết Toán liền nhau... Giờ đây, khi đã thành một người phụ nữ ngoài 30, mẹ vẫn liên tục mơ một giấc mơ: Mẹ học cấp 2, mẹ cuống cuồng ôm vở bài tập và sợ hãi vì sao mình chưa làm bài về nhà; sao lâu lắm rồi cô không gọi mình lên bảng; chắc chắn hôm nay sẽ kiểm tra 15 phút Toán... Bạn cũ trách mẹ vì mẹ rất ít tham gia nhóm cấp 2, cấp 3; rất ít đi hát hò, hội họp... Tất nhiên, lý do chính đáng bởi lúc nào mẹ cũng bận đi dạy chỗ nọ, công tác chỗ kia. Nhưng còn một lý do mơ hồ mà đầy sức mạnh: Mẹ không hứng thú nhiều với những kỷ niệm trung học. Điều này hoàn toàn đối lập với 4 năm đại học, mẹ được học Văn, được đọc và nghe những thứ mình thích, ở với lũ bạn không kỳ thị các môn Khoa học xã hội... Đừng sợ học sút, đừng cố học đều Mẹ mong Hiểu Mai có 12 năm phổ thông vui tươi như 4 năm đại học của mẹ. Sai lầm nhất của mẹ (và ông bà) ngày xưa là nuôi hy vọng về sự “học đều”, để suốt một chặng đường dài, mẹ cứ phải gồng mình lên học Toán, học Hóa (thậm chí có lần phải đi thi học sinh giỏi Toán) trong khi thực chất, mẹ không hề có năng khiếu và hứng khởi gì với nó. Con cũng hãy nhớ rằng, đường học không bao giờ bằng phẳng hay tăng dần đều, nên việc một giai đoạn nào đó, con học “sút” thì cũng đừng quá căng thẳng và than trách bản thân... Mẹ không dạy con thành một học sinh bất cần nhưng mẹ cũng không muốn con trở thành một học trò giỏi ngoan toàn diện mà khổ sở vì những thành tích ảo. Đừng quá cả tin, đừng cố cãi gàn Sách giáo khoa là tài liệu quan trọng nhất trong quá trình học hành nhưng con cũng nên nhớ rằng, không phải mọi điều trong bài học, trong sách giáo khoa đều đúng... Đọc sách, nghe giảng, con có quyền nghi ngờ; thấy vô lý, con có quyền phản bác nếu đủ lập luận và bình tĩnh. Nhưng hãy nhớ, không phải lúc nào “tư duy bác bỏ” và những kẻ “hay cãi” cũng được chào đón. Hãy sắc sảo đủ để không biến mình thành kẻ “gàn”, kẻ khác người... Mẹ mong 12 năm sau, sẽ đón con gái 18 tuổi của mẹ trở về khỏe mạnh, giỏi giang và đầy hài lòng với những tháng ngày đi học... (Theo Viết cho con nhân ngày tựu trường đầu tiên – Suối Linh Báo Giáo dục và Thời đại số 222 ngày 16/09/2019) Câu 1: Đoạn trích mở đầu là “12 năm đi học của mẹ” và kết thúc là “12 năm sau, sẽ đón con gái 18 tuổi của mẹ...và đầy hài lòng với những tháng ngày đi học”. Hãy cho biết giá trị của kết cấu này. Câu 2: Theo tác giả, những lý do gì khiến người mẹ “không hứng thú nhiều với những kỷ niệm trung học”? Câu 3: Anh/chị có đồng tình với lời nhắn nhủ của mẹ “Con cũng hãy nhớ rằng, đường học không bao giờ bằng phẳng hay tăng dần đều, nên việc một giai đoạn nào đó, con học “sút” thì cũng đừng quá căng thẳng và than trách bản thân” không? Vì sao? Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về quan điểm tác giả đưa ra “Hãy sắc sảo đủ để không biến mình thành kẻ “gàn”, kẻ khác người”? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (16,0 điểm) Câu 1 (6,0 điểm) Nội dung văn bản Đọc – hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về quan niệm “Hạnh phúc là trạng thái của ý thức bắt nguồn từ sự thực hiện được các giá trị của chính mình” (Ayn Rand)? Câu 2 (10,0 điểm) Đối với truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đặt ra yêu cầu: “Về truyện ngắn, tôi hiểu tuy ngắn nhưng nó chứa đựng một thực tế vừa lớn lao vừa bén nhọn... Nó đòi hỏi nhà văn phải có khả năng thể hiện một cách tập trung cô đọng, phải biết chọn những điển hình, những chi tiết thật đắt”. Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. -----Hết----- Họ và tên thí sinh :........................................................Số báo danh:................................................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị số 1:................................................................................................. Giám thị số 2:.................................................................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_cap_tinh_mon_ngu_van_thpt_n.doc
- HDC THPT.doc