Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Hóa học (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)

3. Phản ứng của NaNO3 trong nước với hỗn hống Na/Hg cũng như phản ứng của C2H5NO2 (etylnitrit) với NH2OH (hydroxylamin) có mặt natrietoxit cho cùng một sản phẩm. Sản phẩm này là muối của một axit yếu không bền chứa nitơ, axit này đồng phân hóa thành một sản phẩm có ứng dụng trong thành phần nhiên liệu tên lửa. Viết công thức cấu trúc của axit và đồng phân nói trên.

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Hóa học (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GDĐT TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT (lần 1) 
NĂM HỌC 2011 - 2012
Môn: Hóa học – Ngày thi thứ hai 
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 09 câu trong 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm):
Phenol và anilin làm mất màu dung dịch brom. Toluen không làm mất màu dung dịch brôm. Từ kết quả thực nghiệm này rút ra kết luận gì? Anisol (metyl phenyl ete) có làm mất màu dung dịch brôm không? Nếu cho dung dịch brôm từ từ vào các chất P-Toluđin (P- amino toluen), P- Cresol (P-metyl phenol) theo tỉ lệ mol tối đa là 1:1, thì thu được những sản phẩm nào? Giải thích ngắn gọn.
Câu 2 )2,5 điểm):
1. Viết cấu trúc Lewis của NO2 và nêu dạng hình học của nó. Dự đoán dạng hình học của ion NO và ion NO. So sánh hình dạng của 2 ion đó với NO2. 
2. 1200 và 1080 là số đo góc liên kết quan sát được trong hai hợp chất trimetylamin và (H3Si)3N (trisilylamin). Hãy gán trị số đo góc liên kết cho mỗi hợp chất và giải thích sự khác biệt này. 
3. Phản ứng của NaNO3 trong nước với hỗn hống Na/Hg cũng như phản ứng của C2H5NO2 (etylnitrit) với NH2OH (hydroxylamin) có mặt natrietoxit cho cùng một sản phẩm. Sản phẩm này là muối của một axit yếu không bền chứa nitơ, axit này đồng phân hóa thành một sản phẩm có ứng dụng trong thành phần nhiên liệu tên lửa. Viết công thức cấu trúc của axit và đồng phân nói trên.
	Câu 3 (1,5 điểm): 
Acrolein (prop-2-enal) có công thức CH2 = CH - CH = O, ở 250C và 100 kPa nó ở trạng thái lỏng. 
1. Tính Nhiệt tạo thành chuẩn của nó ở 250C khi biết: 
 DH0 ở 298 K theo kJ.mol -1: DH0 đốt cháy C3H4O = - 1628,53;
 DH0 hoá hơi C3H4O = 20,9; DH0 sinh H2O (l) = - 285,83; 
 DH0 sinh CO2 (k) = - 393,51; DH0 thăng hoa C(r) = 716,7.
Liên kết
2. Tính Nhiệt tạo thành chuẩn của nó ở 250C khi biết các trị số năng lượng liên kết: 
Năng lượng
H – H
C – C
C = C
C = O
C – H
O = O
kJ. mol-1
436
345
615
743
415
498
3. So sánh kết quả của 2 phần trên và giải thích.
	Câu 4 (2,0 điểm):
Phản ứng chuyển hoá một loại kháng sinh trong cơ thể người ở nhiệt độ 370C có hằng số tốc độ bằng 4,2.10-5 (s-1). Việc điều trị bằng loại kháng sinh trên chỉ có kết quả nếu hàm lượng kháng sinh luôn luôn lớn hơn 2,0 mg trên 1,0 kg trọng lượng cơ thể. Một bệnh nhân nặng 58,0 kg uống mỗi lần một viên thuốc chứa 300,0 mg kháng sinh đó.
1. Hỏi bậc của phản ứng chuyển hoá?
2. Khoảng thời gian giữa 2 lần uống thuốc kế tiếp là bao lâu? 
3. Khi bệnh nhân sốt đến 38,50C thì khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc thay đổi như thế nào? Biết năng lượng hoạt hoá của phản ứng bằng -93,322 kJ.mol-1. 
	Câu 5 (2,5 điểm):
Một dung dịch A chứa 2 muối Na2SO3 và Na2S2O3. Cho Cl2 dư đi qua 100 ml dung dịch A rồi thêm vào hỗn hợp sản phẩm một lượng dư dung dịch BaCl2 thấy tách ra 0,647 gam kết tủa. Thêm vào 100ml dung dịch A một ít hồ tinh bột, sau đó chuẩn độ dung dịch A đến khi màu xanh bắt đầu xuất hiện thì dùng hết 29 ml dung dịch iôt 0,05 M. 
1. Viết phương trình hoá học và tính nồng độ mol mỗi chất trong dung dịch A.
2. Nếu trong thí nghiệm trên thay Cl2 bằng HCl thì lượng kết tủa tách ra bằng bao nhiêu? 
Câu 6 (1,5 điểm):
Một trong các phương pháp tổng hợp phenol là đi từ toluen bằng 3 giai đoạn. Oxi hoá toluen bằng oxi không khí ở pha lỏng với xúc tác (muối Coban axetat) ở 700C - 900C; oxi hoá tiếp sản phẩm ở 2200C - 2450C cũng bằng oxi không khí với sự có mặt của muối đồng benzoat và magie; cuối cùng thuỷ phân rồi decacboxyl hoá. Hãy viết các phương trình hoá học và cấu tạo các sản phẩm tạo ra trong quá trình tổng hợp trên. 
Câu 7 (2,0 điểm):
Khi đun nóng 2-metyl-xiclohexan-1,3-dion với but-3-en-2-on trong kiềm người ta thu được một hợp chất hữu cơ (sản phẩm chính) có công thức C11H14O2. Hãy viết cấu tạo của sản phẩm này và giải thích quá trình tạo ra nó. 
Câu 8 (2,0 điểm): 
1. Nêu phương pháp thích hợp để tách hỗn hợp sau thành các chất lỏng nguyên chất: 
Benzandehit; N,N-dimetylanilin; Clobenzen; p-Crezol và Axitbenzoic.
2. Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần lực bazơ và giải thích: 
CO(NH2)2 ; (CH3)4NOH ; CH3-CH2-CH2-NH2 ; CH2=CH-CH2-NH2 ; p-CH3-C6H5-NH2 ; Anilin; 
p-Nitroanilin.
	Câu 9 (4,0 điểm):
Axit xitric (axit 2-hidroxi-1,2,3 propan tricacboxylic) là một axit quan trọng nhất trong quả chanh, gây nên vị chua.
1. Axit xitric biến đổi như thế nào khi đun nhẹ với H2SO4 đặc ở 450C®500C?
 Viết cấu trúc và tên IUPAC của sản phẩm tạo ra. Loại axit hữu cơ nào sẽ có phản ứng tương tự?
2. Sau khi đun nhẹ axit xitric với axit sunfuric, thêm anisol (metoxi benzen) vào hỗn hợp phản ứng thì thu được sản phẩm A (C12H12O5). Cần 0,001 mol KOH để trung hoà 118mg A. Cùng lượng chất A phản ứng với tối đa 80mg brom tạo thành sản phẩm cộng. Khi đun nóng với anhidrit axetic, A tạo một anhidrit. Suy ra cấu trúc của A.
3. Hãy xác định các đồng phân có thể có của A trong phản ứng này và cho biết cấu trúc, cấu hình tuyệt đối và tên gọi theo IUPAC của chúng.
4. Trong phản ứng brom hóa có thể thu được bao nhiêu đồng phân lập thể của A? Viết công thức chiếu Fise của chúng và kí hiệu theo R, S các tâm lập thể đó. 
5. Thay vì anisol, nếu thêm phenol và resorcinol (có cấu tạo như hình vẽ) 
riêng rẽ vào hỗn hợp phản ứng, lần lượt thu được hợp chất B và C. Chất B không nhuộm màu với FeCl3 trung tính, nhưng C lại có thể nhuộm màu. Với các điều kiện phản ứng như nhau, chất C được tạo thành nhiều hơn hẳn so với B. 
- Hãy cho biết cấu trúc của B và C. 
- Có gì khác biệt giữa phản ứng tạo thành A và B? 
- Vì sao hiệu suất tạo thành C lớn hơn B? 
(Cho: Br = 80; Ba = 137; S = 32; O = 16; C = 12; H = 1)
---------------Hết--------------
Họ và tên thí sinh :.......................................................Số báo danh ...................................................
Giám thị 1: Họ và tên:.................................................Chữ ký.
Giám thị 2: Họ và tên:.................................................Chữ ký

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_hoa_hoc_lan_1_nam.doc
  • docHDC VÒNG I.DOC