Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Vòng 2) (Có đáp án)

1.Trong các phân tử sau: SO2, SO3, BeCl2, PH3, CCl4, CHCl3. Hãy cho biết những phân tử nào là phân cực, không phân cực, có momen lưỡng cực khác không hoặc bằng không? Giải thích.

2. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF; HCl; HBr; HI? Nếu có chất không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2010-2011 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Vòng 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2010 - 2011
Môn: Hoá học - Vòng 2
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 07 câu, trong 02 trang
Câu 1 (3,5 điểm) :
1.Trong các phân tử sau: SO2, SO3, BeCl2, PH3, CCl4, CHCl3. Hãy cho biết những phân tử nào là phân cực, không phân cực, có momen lưỡng cực khác không hoặc bằng không? Giải thích.
2. Phương pháp sunfat có thể điều chế được chất nào: HF; HCl; HBr; HI? Nếu có chất không điều chế được bằng phương pháp này, hãy giải thích tại sao? 
Câu 2 (4,5 điểm): 
Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A được dung dịch B. Sau phản ứng người ta nhúng một điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu được và ghép thành pin (có cầu muối tiếp xúc hai dung dịch) với một điện cực có Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3 0,010 M và KSCN 0,040 M.
a) Viết sơ đồ pin .
b) Tính sức điện động Epin tại 250C .
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng .
 Cho biết : Ag+ + H2O AgOH + H+ (1) ; K1= 10 –11,70 
 Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ (2) ; K2= 10 –7,80 
Chỉ số tích số tan pKs: AgI là 16,0; PbI2 là 7,86; AgSCN là 12,0 . 
 3. Epin sẽ thay đổi thế nào nếu: 
a) Thêm một lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B?
b) Thêm một lượng nhỏ Fe(NO3)3 vào dung dịch X?
Câu 3 (2,5 điểm):
1. Nung 109,6 gam Bari kim loại với một lượng vừa đủ NH4NO3 trong một bình kín, thu được hỗn hợp sản phẩm chỉ chứa 3 hợp chất của Bari (hỗn hợp A). Hòa tan hỗn hợp A trong một lượng nước dư, thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C.
	a) Giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra.
	b) Cho khí B vào bình kín dung tích không đổi, khi áp suất ổn định (đạt tới trạng thái cân bằng) thấy áp suất tăng 10% so với áp suất ban đầu. Tính % thể tích các khí ở trạng thái cân bằng.
	2. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Tính m.
Câu 4 (2,5 điểm):
1. Hãy sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính bazơ, giải thích ?
 I	 II III IV V VI 
2. Viết tất cả các đồng phân lập thể của 3- clopenta-2- ol và gọi tên theo danh pháp R, S của các đồng phân đó.
Câu 5 (2,0 điểm):
	Từ nguyên liệu ban đầu là than, đá vôi, nước, ta điều chế được khí A. Từ A có sơ đồ chuyển hóa sau:
6000c
Than
-HCl
+dd Cl2
+NaOH
H2SO4đặc
1700c
 A B D E F G H I
Biết chất E không chứa oxi, khi đốt cháy hoàn toàn E cần 3,808 dm3 O2 (đktc), sản phẩm sinh ra có 0,73 gam HCl, còn CO2 và hơi nước tạo ra theo tỉ lệ thể tích = 6 : 5 (đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tìm công thức cấu tạo các chất hữu cơ ứng với chữ cái có trong sơ đồ và viết các phương trình phản ứng.
Câu 6 (3,0 điểm): 
1. 3-metylbuten-1 tác dụng với axit clohidric tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là 2-clo-3-metylbutan và B là 2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế phản ứng, hãy giải thích sự tạo thành hai sản phẩm A và B.
2. So sánh và giải thích vắn tắt:
a) Nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, 2-metylbutan-2-ol và 3-metylbutan-2-ol.
 b) Tính tan trong nước của pentan-1,5-diol và pentan-1-ol
c) Độ mạnh tính axit của CH4, C6H5OH, CH3OH, CH3COOH, CH3SO2OH
Câu 7 (2,0 điểm):
Một hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, O trong đó có 65,2% cacbon và 8,75% hiđro. Khối lượng mol phân tử của X bằng 184 gam. Để phản ứng hoàn toàn với 101,2 mg X cần 55 ml NaOH 0,010M. X tác dụng với hiđro (xúc tác Ni, to) cho A; sản phẩm này bị tách nước sinh ra sản phẩm gần như duy nhất là B. Ozon phân B bằng cách dùng O3 rồi H2O2 thu được hỗn hợp với số mol bằng nhau gồm có axit etanoic và một đicacboxylic mạch thẳng (kí hiệu là D). X cũng bị ozon phân như trên, nhưng sản phẩm là axit etanđioic và một axit monocacboxylic (kí hiệu là E) với số mol bằng nhau.
1. Xác định công thức phân tử của X.
2. Xác định cấu tạo của A, B, X và E. Giải thích.
......................... Hết ......................
Cho: N =14, Fe = 56, Mg = 24, K =39, O=16, Ba =137, H=1, C=12, Cl =35,5. 
---------------------Hết---------------------
Họ và tên thí sinh................................................................... Số báo danh:............................................
Chữ kí của giám thị 1............................ Chữ kí của giám thị 2..............................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_20.doc
  • docHDC HOA12-V2_10-11.doc