Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

1. Cho rất từ từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch B chứa b mol Na2CO3 (a < 2b) thu được dung dịch C và V lít khí. Mặt khác nếu cho dung dịch B vào dung dịch A thu được dung dịch D và V1 lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Lập biểu thức liên hệ giữa V; V1 với a; b.

2. Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Làm thế nào để phân biệt từng chất nếu ta chỉ dùng H2O và dung dịch HCl ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
 TỈNH NINH BÌNH NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 Môn thi: HOÁ HỌC
 Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 Đề thi gồm 6 câu trong 02 trang
Câu 1 (3,0 điểm):
1. Cho rất từ từ dung dịch A chứa a mol HCl vào dung dịch B chứa b mol Na2CO3 (a < 2b) thu được dung dịch C và V lít khí. Mặt khác nếu cho dung dịch B vào dung dịch A thu được dung dịch D và V1 lít khí. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Lập biểu thức liên hệ giữa V; V1 với a; b.
2. Có 4 chất rắn đựng trong 4 lọ riêng biệt: Na2CO3, CaCO3, Na2SO4, CaSO4.2H2O. Làm thế nào để phân biệt từng chất nếu ta chỉ dùng H2O và dung dịch HCl ?
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Hoàn thành các phản ứng hoá học sau đây dưới dạng phương trình phân tử:
 a) dd BaCl2 + dd NaHSO4 (tỉ lệ mol 1:1) b) dd Ba(HCO3)2 + dd KHSO4 (tỉ lệ mol 1:1)
 c) dd Ca(H2PO4)2 + dd KOH (tỉ lệ mol 1:1) d) dd Ca(OH)2 + dd NaHCO3 (tỉ lệ mol 1:1)
2. Hoà tan hết 3,61 gam hỗn hợp Y gồm Fe và một kim loại M có hoá trị duy nhất n bằng dung dịch HCl thì thu được 2,128 lít H2 (đktc). Nếu cũng hoà tan hết 3,61 gam Y bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được sản phẩm khử duy nhất là 1,792 lít NO (đktc). Hãy xác định kim loại M và thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong Y.
Câu 3 (3,0 điểm):
	Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam bột kim loại M hoá trị (III) vào 5 lít dung dịch HNO3 0,5M (có tỷ khối D = 1,25g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc chỉ thu được sản phẩm khử là 2,8 lít hỗn hợp (khí A) gồm NO và N2 (đo ở 00C; 2atm). Trộn A với lượngvừa đủ, phản ứng xong thấy thể tích hỗn hợp khí thu được (khí B) chỉ bằng 5/6 tổng thể tích hỗn hợp khí A và thể tích mới cho vào (các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
1. Xác định kim loại M.
2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng.
	Câu 4 (4,0 điểm): 
1. Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần tính axit. Giải thích ngắn gọn ?
 Phenol; p-metyl phenol; ancol benzylic; p-nitro phenol; axit benzoic; anđehit benzoic.
CH4
1500oC
 A1
600oC
 A2
HNO3 đặc
A3
Br2
A4
Fe+HCl dư
A5
NH3
A6
NaNO2+HCl
 A7
H2O
m-bromphenol 
LLN
C
H2SO4 đặc; toC
Fe; toC
0-5oC
toC
2. Viết các phương trình phản ứng hoá học thực hiện dãy biến hoá sau:
 Với: A1 , A2 , A3 , A4 , A5 , A6 , A7 là các hợp chất hữu cơ.
3. Bằng phương pháp hoá học nêu cách nhận biết các dung dịch sau đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt: HCOOH; CH3COOH; CH2=CH-COOH; C2H5OH; H2N-CH2-COONa; C6H5-CHO; C6H5NH2.
	Câu 5 (3,0 điểm): 
1. Chất A có công thức phân tử C5H6O4 là este hai chức, chất B có công thức phân tử C4H6O2 là este đơn chức. Cho A và B lần lượt tác dụng với dd NaOH dư, sau đó cô cạn các dung dịch rồi lấy chất rắn thu được tương ứng nung với NaOH (có mặt của CaO) thì trong mỗi trường hợp chỉ thu được một khí duy nhất là CH4. Viết công thức cấu tạo của A, B và viết các phương trình hóa học đã xảy ra.
 2. Đun nóng ancol no, đơn chức mạch hở X với H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y (biết rằng tỷ khối hơi của Y so với X bằng 0,7). Sục Y vào dung dịch nước Br2 thu được sản phẩm Z. Xác định công thức cấu tạo của A, B và Z.
	Câu 6 (4,0 điểm): 
Cho hỗn hợp X gồm 3 hidrocacbon A, B, C mạch hở, thể khí (ở điều kiện thường). Trong phân tử mỗi chất có thể chứa không quá một liên kết đôi, trong đó 2 chất có thành phần phần trăm thể tích bằng nhau. Trộn m gam hỗn hợp X với 2,688 lít O2 thu được 3,136 lít hỗn hợp khí Y (các khí đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y rồi thu toàn bộ sản phẩm cháy sục từ từ vào dung dịch Ca(OH)2 0,02 M, thu được 2,0 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm đi 0,188 gam. Đun nóng dung dịch này lại thu thêm được 0,2 gam kết tủa nữa (Cho biết các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn).
1. Tính m và thể tích dung dịch Ca(OH)2 đã dùng.
2. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của 3 hidrocacbon.
3. Tính thành phần % thể tích của 3 hidrocacbon trong hỗn hợp X.
	(Cho:; ; ; ; ; ; )
-----------------HẾT-----------------
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:..
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:Giám thị 2:..

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_20.doc
  • docHDC HÓA 12_ 11-12.doc
Bài giảng liên quan