Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nóng được 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Tính m1, m2?

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Hóa học - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT
 Kỳ thi thứ hai - Năm học 2013 – 2014
 MÔN: Hóa học
 Ngày thi: 03/12/2013
 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
 Đề thi gồm 06 câu, trong 02 trang.
Câu I (3,0 điểm):
1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS và Cu2S với tỉ lệ mol 1:1 vào dung dịch HNO3 thu được dung dịch A và khí B (hóa nâu ngoài không khí). Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch A thu được kết tủa trắng. Nếu cho dung dịch NH3 dư vào A thì thu được dung dịch E và kết tủa D. Giải thích và viết các PTPƯ xảy ra dưới dạng ion.
2. Hãy lập sơ đồ tách riêng từng muối trong hỗn hợp rắn X gồm: AlCl3, CuCl2, MgCl2. 
Câu II (4,5 điểm):
1. Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol HNO3 tạo ra khí NO (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch A. Hỏi trong dung dịch A tồn tại những ion nào? Hãy thiết lập mối quan hệ giữa a và b để tồn tại những ion đó?
2. Trộn 20 ml dung dịch MgCl2 0,01M với 20 ml dung dịch X chứa NH4Cl 2M và NH3 1M có xuất hiện kết tủa Mg(OH)2 không? (Cho = 10-10,95; = 10-9,24)
3. Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (MgCO3 có x% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2. Cho toàn bộ khí CO2 thu được ở trên hấp thụ hết trong 100ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M. Tính x để lượng kết tủa thu được là lớn nhất?
Câu III (3,0 điểm):
1. Hãy sắp xếp các chất A, B, D, E theo thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích?
 Cumen (A), ancol benzylic (B), andehit benzoic (D) và axit benzoic (E). 
2. Cho 2 chất X, Y là đồng phân của nhau và cùng có CTPT là C6H8Cl2O4 thỏa mãn các điều kiện sau:
43 gam X + NaOH dư ® 12,4 gam etylen glicol + 0,4 mol muối X1 + NaCl
Y + NaOH dư ® Muối Y1 + CH3CHO + NaCl + H2O
Xác định CTCT của X, Y. Viết các PTPƯ xảy ra?
Câu IV (3,0 điểm):
1. Cho 3 chất hữu cơ A, B và C có cùng CTPT C4H6O2 và chỉ có một loại nhóm chức. Từ A, B hoặc C người ta có thể điều chế cao su Buna qua 3 PTPƯ (các điều kiện thí nghiệm và các chất vô cơ cần thiết coi như có đủ). Xác định CTCT của A, B, C. Viết các PTPƯ điều chế.
2. Chất hữu cơ A (chứa C,H,O) có khối lượng phân tử bằng 74. Xác định CTCT của A và viết các PTPƯ xảy ra. Biết A tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3 trong NH3; khi đốt cháy 7,4 gam A thu được thể tích khí CO2 vượt quá 4,7 lít (đktc).
Câu V (3,0 điểm):
1
1. Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được chất rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết các PTPƯ xảy ra.
2. Cho m gam hỗn hợp gồm NaBr và NaI phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được hỗn hợp khí A. Ở điều kiện thích hợp, các chất trong hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với nhau tạo chất rắn có màu vàng và một chất lỏng không làm đổi màu quỳ tím. Cho Na dư vào phần lỏng được dung dịch B. Dung dịch B hấp thụ vừa đủ 2,24 lít CO2 (đktc) được 9,5 gam muối. Tính giá trị của m?
Câu VI (3,5 điểm):
1. Este A tạo bởi 2 axit cacboxylic X, Y đều mạch hở, đơn chức, không phân nhánh và ancol Z. Xà phòng hóa hoàn toàn a gam A bằng 190 ml dung dịch NaOH xM, để trung hòa NaOH dư sau phản ứng cần dùng 80ml dung dịch HCl 0,25M, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được b gam hỗn hợp muối khan M, nung M trong NaOH khan, dư có xúc tác CaO, thu được chất rắn R và hỗn hợp khí K gồm 2 hidrocacbon có tỉ khối so với O2 là 0,625. Dẫn khí K lội qua dung dịch nước brom dư thấy có 5,376 lít một chất khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng chất rắn R thu được ở trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư, có 8,064 lít khí CO2 thoát ra.
a. Xác định CTCT của X, Y, Z, A. Biết rằng đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam ancol Z cần dùng 2,352 lít O2, sau phản ứng khí CO2 và hơi nước tạo thành có tỉ lệ khối lượng tương ứng là 11/6.
b. Tính giá trị a, b và x?
(Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
2. Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit Fe2O3, Fe3O4 và FeO với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống, CO phản ứng hết, toàn bộ khí CO2 ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,20 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4, cho hỗn hợp này tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư đun nóng được 2,24 lít (đktc) khí NO duy nhất. Tính m1, m2?
Cho biết: H = 1; C = 12; N =14; O =16; Na =23; Mg = 24; Cl = 35,5; K =39; Ca = 40; Fe =56; Ag = 108; Br = 80; I = 127; Ba = 137.
HẾT
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ..........................................................
2
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:...............................................Giám thị 2................................................... 

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_hoa_hoc_nam_hoc_20.doc
Bài giảng liên quan