Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Vòng 1) (Có đáp án)

Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại đã học, đã đọc ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Vòng 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT 
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi : 08/10/2013
(Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề)
 Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
 Mây bay bằng gió của trời,
 Là ta, ta hát những lời của ta.
 	 (Nguyễn Duy)
Anh (chị) hiểu ý câu thơ trên như thế nào? Hãy phát biểu suy nghĩ của mình từ ý nghĩa của hai câu thơ đó.
Câu 2: ( 12,0 điểm)
X. Sê đrin, nhà văn Nga thế kỷ XIX từng nói:
Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.
 	Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm truyện ngắn hiện đại đã học, đã đọc ở chương trình Ngữ văn trung học phổ thông.
 -------------------------------HẾT-------------------------------
Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.......................................................................................
Giám thị 2:.......................................................................................
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi : 08/10/2013
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Câu 1 (8,0 điểm):
A. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
B. Yêu cầu về kiến thức:
 Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
 - Giải thích ý nghĩa câu thơ: Mây cùng những sự vật vô tri, vô giác muốn chuyển động được phải nhờ tới ngoại lực tác động, nhà thơ nói riêng, con người nói chung muốn sống đích thực là chính mình phải chủ động trong suy nghĩ hành động, phải suy nghĩ bằng cái đầu của mình, nói tiếng nói chân thực của lòng mình. Đó là một trong những đặc trưng cơ bản, quan trọng của một tài năng thơ, của người trưởng thành. Thực chất ý nghĩa câu thơ khuyên người ta sống hãy là chính mình, chân thành, trung thực, thẳng thắn.
 - Đây là yêu cầu cao của con người trong đời sống, con người ta khi chưa trưởng thành cần được giáo dục, rèn luyện, học tập tu dưỡng từ trong mọi mối quan hệ, đến thời điểm nào đó mới đủ trí khôn, bản lĩnh, đủ điều kiện chủ quan và khách quan có thể sống tự lập, có chính kiến, có chỗ đứng, có tiếng nói riêng thuyết phục mọi người
 - Cuộc sống xét trên phương diện nào đó chính là quá trình mà mỗi người suốt đời đi tìm chính mình. Trả lời câu hỏi: Ta là ai? Ta đang ở đâu? Ta cần đến đâu, về đâu? Càng trả lời sớm được những câu hỏi này càng tốt. Con người không biết mình biết người sẽ rơi vào tình trạng bi, hài kịch. Khi con người không có gì sẽ trở thành nô lệ cho tất cả
 - Mỗi người cần hát những lời của mình bằng giọng của mình nhưng không vì thế mà làm tổn hại bản thân, tổn thương đến người khác, có hại với cộng đồng. Người ta cần sự chân thành, chân thật chứ không nên quá thật thà tới mức ngây ngô. Lời của ta phải nói đúng lúc, đúng chỗ và đúng cách
 - Phê phán lối sống giả dối, ỷ lại, dựa dẫm, a dua, xu thời, nịnh hót, bợ đỡ, cơ hội, ích kỉ hại nhân.
 - Bài học chân thành, thiết thực cho bản thân.
 C. Thang điểm:
- Điểm 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc.
- Điểm 6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, mắc một vài lỗi không đáng kể.
- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện.
- Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
II. Câu 2 (12,0 điểm):
 A.Yêu cầu về kĩ năng.
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề.
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
B.Yêu cầu về nội dung.
 Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo những ý sau: 
Phân tích ý nghĩa của câu nói 
 - Vạn vật đều chịu sự tác động của thời gian, tạo hóa và của các tác nhân khác  Riêng nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Nghệ thuật luôn bất tử, bởi nó là sự kết tinh cao của những giá trị tinh thần. Thời gian trở thành thước đo giá trị trường tồn của các tác phẩm. Bởi vậy, sự trường tồn của tác phẩm được khẳng định bởi chân giá trị: Chân, Thiện, MỹTuy nhiên, không phải nghệ thuật nào cũng bất tử, Vì vậy, những tác phẩm chỉ nhân danh nghệ thuật, chưa đạt đến giá trị nghệ thuật đích thực sẽ yểu tử, nó sẽ bị thời gian sàng lọc, loại bỏ 
 - Tác phẩm nghệ thuật đạt đến giá trị bất tử khi nó là tác phẩm có giá trị thẩm mỹ, lấy con người làm mục đích tối thượng, tác phẩm vị nhân sinh: Một tác phẩm thực có giá trị là một tác phẩm vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn (Nam Cao). Tác phẩm phải giúp con người hướng thiện làm cho lòng người thanh sạch, cao quý hơn (Thạch Lam)
 - Tác phẩm trường tồn khi nó đạt được yêu cầu của sự sáng tạo, Nhà văn phải tạo ra được một thế giới nghệ thuật mới mẻ, tiến bộ, tích cực, không lặp lại người, không lặp lại chính mình: Biết đào sâu, biết tìm tòi, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có (Nam Cao)
 - Tác phẩm truyện ngắn bất tử bởi sự độc đáo: Tính thời sự, thời đại của cốt truyện, tính độc đáo, hấp dẫn của tình huống, tính chân thực của nhân vật, tính sắc sảo của ngôn ngữ, giọng điệu, tính sáng tạo trong hình ảnh, kết cấuDấu ấn cá nhân của nhà văn khẳng định qua tác phẩm
2. Học sinh lấy một vài tác phẩm minh họa làm nổi bật các yêu cầu sau:
 Đây là phần mở để học sinh sáng tạo. Vì vậy đáp án chỉ gợi những ý chung nhất. Học sinh chọn một số truyện ngắn hiện đại độc đáo về nội dung và hình thức: 
- Phản ánh cuộc sống, xã hội một cách trung thực, mới mẻ, sâu sắc
- Thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả: Cách tạo tình huống, xây dựng hình ảnh, khắc họa nhân vật, ngôn từ, đặt câu, kết cấu độc đáo
- Tác phẩm có sức sống bền bỉ còn phải có chức năng: Giáo dục, nhân đạo hóa con người 
- Thể hiện cái tâm của người cầm bút: Tình đời, tình người, niềm tin hướng thiện
C. Thang điểm:
- Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
- Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
- Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.
- Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
- Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý:
Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc