Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Vòng 2) (Có đáp án)

Thơ là tiếng lòng (Diệp Tiếp), thơ là một công trình kiến trúc chặt chẽ, đến nỗi chỉ cần bỏ đi một dấu phẩy thì cả bài thơ sẽ sụp đổ (Nazim Hikmet), thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu).

Anh (chị) hiểu vấn đề trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một vài thi phẩm mà mình cho là hay, hãy làm rõ vấn đề lí luận về thơ trong những nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Vòng 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT 
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi : 09/10 /2013
(Thời gian 180 phút không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 02 câu, trong 01 trang
Câu 1: (8,0 điểm)
 Múa giáo non sông trải mấy thu
	 Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
	 Công danh nam tử còn vương nợ
	 Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
Qua cái chí, cái thẹn của Phạm Ngũ Lão, em hãy bày tỏ về cái chí, cái thẹn của mình.
Câu 2: ( 12,0 điểm)
Thơ là tiếng lòng (Diệp Tiếp), thơ là một công trình kiến trúc chặt chẽ, đến nỗi chỉ cần bỏ đi một dấu phẩy thì cả bài thơ sẽ sụp đổ (Nazim Hikmet), thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu).
Anh (chị) hiểu vấn đề trên như thế nào? Bằng hiểu biết về một vài thi phẩm mà mình cho là hay, hãy làm rõ vấn đề lí luận về thơ trong những nhận định trên.
 ----------------------- HẾT -----------------------
Họ và tên thí sinh :........................................... Số báo danh ............................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
Giám thị 2:..........................................................................
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
HDC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT
Kỳ thi thứ nhất - Năm học 2013 – 2014
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 09/10 /2013
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
I. Câu 1: (8,0 điểm) 
 A. Yêu cầu về kĩ năng:
 Biết cách làm một bài nghị luận xã hội đúng và trúng yêu cầu của đề bài. Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không sai các loại lỗi.
 B.Yêu cầu về kiến thức:
Có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản:
 - Giải thích ý nghĩa của bài thơ: Bày tỏ nỗi lòng của một trang nam nhi có khát vọng lớn, có nhân cách cao đẹp. Chí - trong bài thơ là chí làm trai trong quan niệm nhân sinh của thời phong kiến: Phò vua, giúp nước, lập công, danh để lưu truyền hậu thế. Thẹn - thẹn với trí tuệ và nhân cách của cổ nhân, thẹn chính là để khẳng định nhân cách cao cả, biết cúi đầu trước cái tài, cái Đẹp để nhân cách được Đẹp hơn lên. Đây là một trong những biểu hiện của hào khí Đông A thời Trần.
 - Đây là yêu cầu rất cao về nhân cách và ý chí đối với người nam nhi nói riêng và mọi người nói chung trong mọi thời. Cái chí, cái thẹn mang ý nghĩa tích cực gắn sự nghiệp cá nhân vào trách nhiệm cộng đồng với giang sơn, tổ quốcPhê phán lối sống luồn cúi, hạ mình vì danh lợi. Vì vậy con người vừa phải biết cúi đầu, nhưng cũng vừa phải biết ngẩng đầu, biết vô úy và tri uý
 - Bài thơ là lời ngỏ lòng của tác giả nhưng cũng là bài học làm người. Chí trong xã hội ngày nay: Phấn đấu có tri thức, lập thân lập nghiệp, có tài năng, có bản lĩnh hoà nhập mà không hoà tan. Biết cúi đầu trước cái đúng, cái đẹp (nhân cách, tài năng, tấm lòng, sự tiến bộ...), không sợ cường quyền, bạo ngược, biết vượt qua gian lao, thử thách. Không chỉ biết cúi đầu mà còn biết ngẩng cao đầu, tự tin vào tài năng, bản lĩnh của mình. Nhận thức được những hạn chế, yếu kém để khắc phục, chiến thắng chính bản thân mình
 - Liên hệ với bản thân: Những câu thơ trên là lời giáo huấn về ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước. Với cá nhân mỗi con người, tư tưởng trên giúp chúng ta hiểu sâu sắc về vai trò của thế hệ đối với sự phát triển, hội nhập của đất nước, sự hoàn thiện bản thân mỗi cá nhân trong thời đại hôm nay.
C. Thang điểm:
- Điểm 8: Đáp ứng tốt nội dung trên, có nhiều sáng tạo trong cấu trúc bài, có hiểu biết sâu sắc, lập luận chặt chẽ, lí lẽ thấu đáo, cách bày tỏ chân thành, có cảm xúc.
- Điểm 6: Đáp ứng khá tốt nội dung trên, có sự hiểu biết và lập luận thuyết phục, lí lẽ đúng đắn, diễn đạt có cảm xúc, mắc một vài lỗi không đáng kể.
- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, có thể thiếu ý hoặc một vài chỗ chưa hoàn thiện.
- Điểm 2: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc nhiều lỗi các loại.
 	- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn
II. Câu 2: (12 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng.
 	- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học đúng và trúng theo yêu cầu của đề.
 	- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, kiến thức phong phú, chính xác, diễn đạt mạch lạc, viết có cảm xúc, không mắc lỗi các loại.
B.Yêu cầu về nội dung.
 Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày nhưng cơ bản cần đảm bảo những ý sau:
 a) Giải thích:
 	- Thơ là tấm lòng: Đặc trưng cơ bản của thơ là tiếng nói tình cảm mãnh liệt, qua sự thể hiện tấm lòng của mình nhà thơ nói lên tiếng lòng, tư tưởng của con người thời đại mình, thậm chí của nhiều thời, mọi thời. 
 	- Thơ là một công trình kiến trúc chặt chẽ, đến nỗi chỉ cần bỏ đi một dấu phẩy thì cả bài thơ sẽ sụp đổ: Đây chính là cách nói nhằm nhấn mạnh đến đặc trưng của ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu hình ảnh, nhạc điệu, nhịp điệu, những khoảng im lặng, khiến thơ có những khoảng trống giữa các dòng chữ, con chữ thể hiện được những tâm tình ở đằng sau tâm tình, khiến thơ có thể phản ánh hiện thực cuộc sống một cách tập trung cô đọng. Hiện thực đời sống là cội nguồn của sáng tạo thơ.
 	- Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố Hữu). Chính là mối quan hệ giữa nhà thơ và độc giả. Nhà thơ phải gắn bó máu thịt với cuộc sống, rung động chân thành mãnh liệt trước những vấn đề cốt thiết của cuộc sống muôn mặt và hạnh phúc của con người, của thời đại, chỉ có như vậy, thơ mới thành tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình.
 	- Nhận định đã chú ý đúng mức đến mối quan hệ giữa tác phẩm thơ và tác giả, thơ và hiện thực cuộc sống, giữa thơ, tác giả và bạn đọc, thơ và vấn đề đặc trưng ngôn ngữ thơ, nhưng chưa chú ý đến tứ thơ, một trong những thành tố rất quan trọng trong cấu trúc thể loại.
 	- Muốn hiểu được một bài thơ phải hiểu bối cảnh lịch sử mà bài thơ ra đời, nắm vững đặc trưng thể loại, phong cách tác giả và cũng cần phải có ít nhiều năng lực cảm thụ thơ.
b) Phân tích một số bài thơ làm sáng tỏ vấn đề lí luận về thơ:
 	- Đây là phần mở để học sinh sáng tạo. Vì vậy đáp án chỉ gợi những ý chung nhất: 
 + Chọn đúng những bài thơ (Trung đại và Hiện đại) hay, biết cách phân tích thơ theo đặc trưng thể loại (cảm hứng, cấu tứ, nhân vật trữ tình, sự vận động của hình tượng thơ, đặc sắc về nghệ thuật ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nhạc điệu).
 + Gắn thi phẩm với hoàn cảnh ra đời, tư tưởng nghệ thuật và phong cách, thi pháp tác giả, quan niệm thẩm mĩ của thời đại, khuynh hướng, trào lưu văn học văn học.
 + Chỉ ra cái hay cái đẹp của thi phẩm qua sự cảm thụ cá nhân thí sinh.
C. Thang điểm:
 - Điểm 12: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
 - Điểm 10: Đáp ứng tương đối tốt các yêu cầu, có thể mắc một vài lỗi nhỏ không đáng kể.
- Điểm 8: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu, có thể có một vài chỗ chưa hoàn thiện.
- Điểm 6: Đáp ứng hơn nửa yêu cầu, có thể thiếu ý hoặc mắc một số lỗi.
- Điểm 4: Bài sơ sài, thiếu ý hoặc còn lúng túng trong triển khai vấn đề, mắc quá nhiều lỗi các loại.
- Điểm 2: Bài viết quá sơ sài, có quá nhiều sai sót, không hiểu rõ và không biết triển khai vấn đề.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn.
Lưu ý:
Giám khảo linh hoạt vận dụng biểu điểm, có thể thưởng điểm cho những bài viết có sáng tạo khi tổng điểm toàn bài chưa đạt tối đa. Điểm toàn bài cho lẻ đến 0,25.
 ------------------------------HẾT-----------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc