Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh học (Kì thứ hai) - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án)

a) Trình bày mối quan hệ giữa ADN và prôtêin trong các cơ chế di truyền.

b) Bằng kỹ thuật di truyền người ta có thể tạo ra 2 phân tử ADN plasmit tái tổ hợp giống nhau được hình thành từ sự tái tổ hợp gen nguyên bản ở sinh vật nhân thực với ADN plasmit. Sau đó người ta chuyển 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào E.coli và 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nấm men (Sac.cerevisiae) và tạo điều kiện cho 2 gen đều được phiên mã, giải mã tổng hợp ra các chuỗi polypeptit. Hãy cho biết kích thước của chuỗi polypeptit được tạo thành ở tế bào E.coli và tế bào nấm men? Giải thích.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh học (Kì thứ hai) - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT 
Kỳ thi thứ hai - Năm học 2014 - 2015
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi 26/11/2014)
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 07 câu tự luận, 10 câu trắc nghiệm trong 03 trang)
A. PHẦN TỰ LUẬN (16,0 điểm):
Câu 1 (3,0 điểm): 
Trình bày mối quan hệ giữa ADN và prôtêin trong các cơ chế di truyền.
 Bằng kỹ thuật di truyền người ta có thể tạo ra 2 phân tử ADN plasmit tái tổ hợp giống nhau được hình thành từ sự tái tổ hợp gen nguyên bản ở sinh vật nhân thực với ADN plasmit. Sau đó người ta chuyển 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào E.coli và 1 phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nấm men (Sac.cerevisiae) và tạo điều kiện cho 2 gen đều được phiên mã, giải mã tổng hợp ra các chuỗi polypeptit. Hãy cho biết kích thước của chuỗi polypeptit được tạo thành ở tế bào E.coli và tế bào nấm men? Giải thích.
 Khi nghiên cứu hậu quả của đột biến gen người ta thấy có những đột biến gen trung tính. Dựa trên sự hiểu biết về cơ sở cấu trúc gen và sự biểu hiện kiểu hình của gen đột biến ở sinh vật nhân thực, hãy giải thích tại sao lại trung tính.
Câu 2 (2,5 điểm):
Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
Kiểu nhiễm sắc thể giới tính XO có thể được hình thành theo những cơ chế nào?
 Thể đa bội thể khảm thường phổ biến hơn thể đa bội hoàn toàn ở động vật. Các con vật đa bội thể khảm các tế bào có bộ nhiễm sắc thể là lưỡng bội, trừ một số mảng cơ thể có tế bào đa bội. Thể tứ bội khảm ở động vật có thể được hình thành như thế nào?
Câu 3 (3,0 điểm):
a) Nêu các quy luật di truyền chi phối các gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
b) Ở ong mật, gen A quy định cánh dài, alen a quy định cánh ngắn; gen B quy định cánh rộng, alen b quy định cánh hẹp. Hai gen qui định 2 tính trạng trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn với nhau. Cho ong cái cánh dài, rộng giao phối với ong đực cánh ngắn, hẹp thu được F1 toàn cánh dài, rộng. 
	- Nếu cho F1 tạp giao thì tỷ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình của ong cái và ong đực ở F2 như thế nào?
	- Cũng với giả thiết thực hiện phép lai như trên nhưng ở đối tượng ruồi giấm thì tỷ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở F2 như thế nào?
Câu 4 (2,0 điểm): 
a) Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để tạo ra nguồn nguyên liệu cho chọn lọc? Sử dụng phương pháp nào thì đạt hiệu quả cao đối với chọn giống vi sinh vật? Giải thích.
b) Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?
Câu 5 (1,5 điểm): Tại sao trong nghiên cứu di truyền người lại phải sử dụng các phương pháp khác so với nghiên cứu di truyền động vật? Nêu mục đích, nội dung và kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ.
Câu 6 (1,5 điểm): 
a) Khái niệm về phiêu bạt di truyền? Tác động của phiêu bạt di truyền đối với 1 quần thể tiến hóa?
b) Tác dụng của chọn lọc tự nhiên đối với một alen lặn trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y so với một alen lặn có cùng giá trị thích nghi trên nhiễm sắc thể thường có gì khác nhau?
Câu 7 (2,5 điểm):
a) Loài sinh học là gì? Cấu trúc của loài? Tiêu chuẩn nào là chủ yếu để phân biệt 2 loài thân thuộc?
b) Vì sao sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể vi khuẩn diễn ra nhanh hơn so với sự thay đổi tần số tương đối của 1 alen trong quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm):
Thí sinh chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào tờ giấy thi.
Câu 1: Một gen cấu trúc gồm 5 Intron đều bằng nhau. Các đoạn Exon có kích thước bằng nhau và dài gấp 3 lần các đoạn Intron. Phân tử mARN trưởng thành mã hoá chuỗi pôlipeptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu). Chiều dài của gen là:
	 A. 4692 A0. B. 5202 A0. C. 3672 A0. D. 4896 A0.
Câu 2: Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (a) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong số tế bào sinh ra từ tế bào a sau 5 đợt nguyên phân thì tỉ lệ tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:
	 A. 8/32 B. 15/32 C. 7/32 D. 11/32
Câu 3: Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu AaXDY. Theo dõi một tiêu bản tế bào giảm phân có tác động của tác nhân đột biến, người ta nhận thấy cặp nhiễm sắc thể thường không phân li ở lần phân bào I, còn cặp nhiễm sắc thể giới tính thì tế bào chứa Y không phân li trong giảm phân II. Hãy xác định các loại giao tử có thể được hình thành từ tế bào trên?
	 A. AaXD, AaY, Aa, XD , Y, 0. B. AXD, AY, aXD , aY.
 C. AXD, aY, AXD, aXD , AY. D. AaXD, AaYY, Aa, XD , YY, 0.
Câu 4: Cho biết màu sắc quả di truyền tương tác kiểu: A-bb, aaB-, aabb: màu trắng; A-B-: màu đỏ. Chiều cao cây di truyền tương tác kiểu: D-ee, ddE-, ddee: cây thấp; D-E-: cây cao. Cho phép lai P- x và tần số hoán vị gen 2 giới là như nhau: f(A/d) = 0,2; f(B/E) = 0,4. Đời con F1 có kiểu hình quả đỏ, cây cao (A-B-D-E-) chiếm tỉ lệ:
 A. 30,09%. B. 32,08% C. 28,91% D. 20,91%. 
Câu 5: Ở ruồi giấm, gen A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen, gen B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường. Gen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng và nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Phép lai XDXd x XDY cho F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm tỉ lệ 11,25%. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ ruồi F1 có kiểu hình thân đen, cánh cụt, mắt trắng là:
 A. 2,5%. B. 5%. C. 6,25%. D. 3,75%.
Câu 6: Nghiên cứu phả hệ sau về một bệnh di truyền ở người:
I 
II
III
IV
 Nữ bị bệnh Nam bị bệnh 
	 Nữ bình thường	 Nam bình thường 
Hãy cho biết điều nào dưới đây giải thích đúng cơ sở di truyền của bệnh trên phả hệ?
A. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên nhiễm sắc thể Y 
B. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
C. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
D. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 7: Một quần thể xuất phát có tỉ lệ của thể dị hợp bằng 60%. Sau một số thế hệ tự phối liên tiếp, tỉ lệ của thể dị hợp còn lại bằng 3,75%. Số thế hệ tự phối đã xảy ra ở quần thể tính đến thời điểm nói trên bằng:
	 A. 3 thế hệ.	 B. 4 thế hệ.	 C. 5 thế hệ.	 D. 6 thế hệ.
Câu 8: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu: 7/16 hoa màu trắng. Nếu tất cả các cây hoa có màu ở F2 đem tạp giao với nhau thì thu được sự phân li về kiểu hình ở F3 là bao nhiêu?
 A. 9 có màu : 1 màu trắng. B. 9 có màu : 7 màu trắng.
 C. 41 có màu : 8 màu trắng. D. 64 có màu : 17 màu trắng.
Câu 9: Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể X (không có alen trên Y), các gen trên X liên kết hoàn toàn với nhau. Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y (không có alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các lôcut trên trong quần thể người là:
 A. 142. B. 84. C. 132. D. 115.
Câu 10: Cho 2 quần thể cùng loài, kích thước của quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1 có tần số alen A = 0,3; quần thể 2 có có tần số alen A = 0,4. Nếu có 10% số cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% số cá thể của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 thì tần số alen A của hai quần thể 1 và quần thể 2 lần lượt là:
 A. 0,35 và 0,4. B. 0,31 và 0,38. 
 C. Bằng nhau và bằng 0,35. D. 0,4 và 0,3.
------- HẾT-------
Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh ..................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:................................................................................................................
 Giám thị 2:................................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_sinh_hoc_ki_thu_ha.doc
  • docHDCSINH.doc