Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Sinh học (Lần 1) - Năm học 2011-2012 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)
1. Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào?
2. Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đó.
ĐỀ CHÍNH THỨC SỞ GDĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 (lần 1) NĂM HỌC 2011 - 2012 Môn: SINH HỌC– Bài thi thứ hai (ngày 12/10/2011) Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 10 câu trong 02 trang) Câu 1 (2,0 điểm): 1. Nuôi cấy cùng một chủng vi khuẩn trong hai môi trường khác nhau, môi trường A có đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường B nghèo chất dinh dưỡng. Sau một thời gian nuôi cấy trong môi trường A, các tế bào vẫn giữ cấu trúc và hình dạng bình thường. Trong môi trường B, ngoài các tế bào bình thường như ở trong môi trường A, người ta còn phát hiện thấy một số tế bào “lạ” có màng tế bào gấp nếp ở nhiều chỗ vào phía trong. Theo thời gian, người ta thấy số lượng các tế bào lạ tăng dần lên. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên. 2. Franken và Corat (1957) đã sử dụng virut khảm thuốc lá (TMV) trong thí nghiệm để chứng minh điều gì? Nêu những khác biệt cơ bản về cấu tạo giữa virut này với virut cúm A. Câu 2 (2,0 điểm): 1. Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti thể để thực hiện hô hấp hiếu khí. 2. Động lực vận chuyển các chất trong mạch gỗ (xilem) và mạch rây (phloem) ở cây thân gỗ khác nhau như thế nào? Tại sao mạch rây phải là các tế bào sống, còn mạch gỗ thì không? Câu 3 (2,0 điểm): 1. Các chất độc hại có trong cơ thể được gan xử lí theo những cơ chế chủ yếu nào? 2. Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đó. Câu 4 (2,0 điểm): 1. Vì sao nói sinh sản hữu tính tiến hoá hơn sinh sản sinh dưỡng? 2. Một tế bào sinh dục chín có 2n = 20 tiến hành phân chia, phân hoá để tạo noãn cầu. Hãy xác định: - Số lần nhân đôi của nhiễm sắc thể trong quá trình đó? - Nguyên liệu môi trường nội bào phải cung cấp tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn. Câu 5 (2,0 điểm): Giả sử một quần thể động vật ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen: - Ở giới cái: 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa - Ở giới đực: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa 1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở trạng thái cân bằng. 2. Sau khi quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền, do điều kiện sống thay đổi, những cá thể có kiểu gen aa trở nên không có khả năng sinh sản. Hãy xác định tần số các alen của quần thể sau 5 thế hệ ngẫu phối. Câu 6 (2,0 điểm): Tập tính (hành vi) giao phối ở động vật bao gồm các hành vi tìm kiếm, hấp dẫn, lựa chọn bạn tình là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Tập tính giao phối của động vật phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao phối của loài vật là đơn phối (trong đời cá thể, một cá thể chỉ giao phối với một cá thể khác giới) hay đa phối (một cá thể giao phối với nhiều cá thể khác giới). 1. Làm thế nào người ta có thể xác định được một hành vi giao phối nào đó của con vật là học được hay là hành vi bẩm sinh? 2. Hãy cho biết ở những loài có các đặc điểm sinh học như thế nào thì chọn lọc tự nhiên ủng hộ tập tính giao phối theo kiểu đơn phối? Đặc điểm sinh học của loài như thế nào thì chọn lọc tự nhiên ủng hộ hành vi có tập tính giao phối theo kiểu đa phối? Câu 7 (2,0 điểm): Ở một loài cây, gen A và B liên kết không hoàn toàn với nhau. Người ta đã tạo ra cây đột biến có gen A và B luôn luôn di truyền cùng với nhau. Hãy cho biết loại đột biến nào đã xảy ra và giải thích tại sao lại có thể làm cho các gen A và B vốn không liên kết hoàn toàn với nhau lại di truyền cùng nhau? Câu 8 (2,0 điểm): Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất đối với con đường hình thành loài nào? Trình bày cơ chế của con đường hình thành loài đó. Câu 9 (2,0 điểm): 1. Trên cơ sở sinh thái học, hãy giải thích vì sao cạnh tranh sinh học cùng loài là động lực tiến hoá và thiết lập trạng thái cân bằng trong tự nhiên? 2. Hãy so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hoá năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái nhân tạo. Câu 10 (2,0 điểm): Khi cho hai con chuột có màu lông xám lai với nhau được đời con có tỉ lệ màu lông là 8 con lông xám: 3 con lông nâu : 1 con lông trắng. 1. Hãy đưa ra giả thuyết giải thích kết quả của phép lai nói trên. 2. Làm thế nào có thể chứng minh giả thuyết của em đưa ra là đúng? ---------------Hết-------------- Họ và tên thí sinh :.................................................Số báo danh ................................................ Chữ ký giám thị 1:.........................................Chữ ký của giám thị 2:.........................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_sinh_hoc_lan_1_nam.doc
- HDC VÒNG II.DOC