Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT môn Tin học - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)
Nhân dịp Lễ khai giảng năm học mới, một tổ chức từ thiện đã tặng quà cho học sinh của 1 trường ở địa phương dựa vào kết quả xếp loại năm học trước với mức quà như sau: Mỗi học sinh Giỏi được nhận 15 quyển vở, mỗi học sinh Khá được nhận 7 quyển vở, những học sinh còn lại được tặng mỗi em 1 quyển vở.
Yêu cầu: Hãy xác định số học sinh Giỏi: G, số học
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT Kỳ thi thứ hai - Năm học 2013 – 2014 MÔN: TIN HỌC Ngày thi: 03/12/2013 (Thời gian 180, phút không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 03 câu, trong 02 trang Tổng quan đề thi: Bài Chương trình Input Output Thời gian chạy 1- Quà QUA.PAS QUA.INP QUA.OUT 1giây/test 2- Số thân thiện THANTHIEN.PAS THANTHIEN.INP THANTHIEN.OUT 1giây/test 3- Dãy không giảm DAYCON.PAS DAYCON.INP DAYCON.OUT 2giây/test Lưu ý: Thí sinh bắt buộc phải đặt tên file chương trình, file dữ liệu như trên. Câu 1: Quà (6 điểm). Nhân dịp Lễ khai giảng năm học mới, một tổ chức từ thiện đã tặng quà cho học sinh của 1 trường ở địa phương dựa vào kết quả xếp loại năm học trước với mức quà như sau: Mỗi học sinh Giỏi được nhận 15 quyển vở, mỗi học sinh Khá được nhận 7 quyển vở, những học sinh còn lại được tặng mỗi em 1 quyển vở. Yêu cầu: Hãy xác định số học sinh Giỏi: G, số học sinh Khá: K và số học sinh còn lại: C. Biết rằng số quà đã được trao cho n học sinh và số quyển vở là m quyển. Cho trước n, m (10 < n < m < 10000). Dữ liệu vào: Tệp QUA.INP gồm 2 số nguyên n và m. Dữ liệu ra: Tệp QUA.OUT Tất cả các đáp án tìm được, mỗi đáp án trên 1 dòng gồm 3 số G, K, C các số cách nhau ít nhất 1 dấu cách. Ví dụ: QUA.INP QUA.OUT 5 25 1 1 3 11 85 1 10 0 4 3 4 Câu 2: Số thân thiện (7 điểm). Một số tự nhiên được gọi là số thân thiện nếu ta viết số đó theo chiều ngược lại thì sẽ được 1 số nguyên tố cùng nhau với chính số đó. Ta có số 23 là số thân thiện vì số 32 là số viết ngược của 23 và UCLN(23, 32) = 1. Số 12 là số không thân thiện vì 21 là số viết ngược của 12 và UCLN(12, 21) = 3. Yêu cầu: Hãy kiểm tra xem trong đoạn [10..n] có tất cả bao nhiêu số thân thiện. Dữ liệu vào: Tệp THANTHIEN.INP chỉ có duy nhất 1 số n <= 30000. Dữ liệu ra: Tệp THANTHIEN.OUT chỉ có duy nhất 1 số là số lượng số thân thiện trong đoạn [10..n]. Ví dụ: THANTHIEN.INP THANTHIEN.OUT 20 6 30 9 Câu 3: Dãy không giảm (7 điểm). Cho dãy số A gồm N số a1, a2, a3,, aN. Dãy số ai1, ai2,, aik thỏa mãn ai1 ≤ ai2 ≤≤ aik (1≤ i1 < i2 < < ik ≤ N, k ³ 1) được gọi là dãy con không giảm của dãy A. Lưu ý các phần tử của dãy con có thể chọn có thể liên tiếp hoặc không liên tiếp từ các phần tử dãy A nhưng phải theo đúng thứ tự. Độ dài của dãy con là số lượng phần tử của dãy con đó. Yêu cầu: Hãy tìm độ dài lớn nhất tìm được của dãy con không giảm của dãy A. Dữ liệu: Vào từ tệp văn bản DAYCON.INP gồm 2 dòng: Dòng đầu chứa một số nguyên dương N (1≤ N ≤ 105) là số phần tử dãy A; Dòng thứ hai chứa N số nguyên dương ai (ai ≤ 105), giữa hai số cách nhau bởi một dấu cách. Kết quả: Ghi ra tệp văn bản DAYCON.OUT một số nguyên dương là độ dài lớn nhất tìm được của dãy con không giảm của dãy A. Ví dụ: DAYCON.INP DAYCON.OUT 8 5 1 6 4 5 2 1 7 4 HẾT Họ và tên thí sinh :....................................................... Số báo danh ............................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:.......................................................................... Giám thị 2:..........................................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_12_thpt_mon_tin_hoc_nam_hoc_20.doc
- HDC_De_HSG_Tin_Lan2-2013-2014.doc