Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề chính thức) (Có đáp án)

1. Có 3 bình mất nhãn, mỗi bình chứa một hỗn hợp dung dịch như sau: Na2CO3 và K2SO4; NaHCO3 và K2CO3; NaHCO3 và K2SO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết ba bình này mà chỉ cần dùng thêm dung dịch HCl và dung dịch Ba(NO3)2 làm thuốc thử.

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề chính thức) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
Năm học 2016 – 2017
MÔN: Hóa học
Ngày thi: 21/02/2017
Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 05 câu, trong 02 trang
Câu 1: (6,0 điểm)
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nếu phản ứng xảy ra, ghi rõ điều kiện cần thiết)
(1) Na2SO4 + H3PO4 
(4) Fe2O3 + HNO3 loãng 
(2) Na2CO3 + KHSO4 → 
(5) C12H22O11 + H2O 
(3) ZnO + NaOH 
(6) CH3COOH + Cu(OH)2 
2. Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) FeS + (A) ® (B­) + (C)
(4) (C) + (J­) ® (L)
(2) (B) + CuSO4 ® (D¯ đen) + (E)
(5) (L) + KI ® (C) + (M) + (N)
(3) (B) + (F) ® (G¯ vàng) + (H)
	Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H, J, L, M, N và hoàn thành các phương trình phản ứng trên.
3. Từ C, H2O, không khí, chất vô cơ, điều kiện và xúc tác cần thiết coi như có đủ. Hãy viết các phương trình phản ứng tạo ra: axit gluconic, etyl axetat, PE (ghi rõ điều kiện cần thiết).
Câu 2: (3,5 điểm)
1. Có 3 bình mất nhãn, mỗi bình chứa một hỗn hợp dung dịch như sau: Na2CO3 và K2SO4; NaHCO3 và K2CO3; NaHCO3 và K2SO4. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết ba bình này mà chỉ cần dùng thêm dung dịch HCl và dung dịch Ba(NO3)2 làm thuốc thử.
2. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi tiến hành các thí nghiệm sau: 
- Thí nghiệm 1: Cho mẩu Ba vào dung dịch (NH4)2SO4.
- Thí nghiệm 2: Cho vào ống nghiệm một ít lòng trắng trứng, lắc đều và đun nóng nhẹ.
- Thí nghiệm 3: Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc kĩ rồi để yên.
- Thí nghiệm 4: Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm 3 rồi đun nhẹ.
Câu 3: (3,5 điểm)
1. Cho 21,3 gam hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al tác dụng hoàn toàn với oxi dư (có đun nóng), thu được hỗn hợp rắn B có khối lượng 33,3 gam. Để hoà tan hoàn toàn B cần phải dùng tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 2M và H2SO4 1M ?
2. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch nước vôi trong thì thu được 10 gam kết tủa T và dung dịch Z. Thêm NaOH vào dung dịch Z, để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì cần tối thiểu 50 ml dung dịch NaOH 1M. Tìm giá trị của V. 
Câu 4: (4,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử dạng CnH2n , toàn bộ sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào 295,2 gam dung dịch NaOH 20%. Sau khi hấp thụ xong, nồng độ của NaOH còn lại trong dung dịch là 8,45%. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 
1. Xác định công thức phân tử của A.
2. Khi điều chế khí A trong phòng thí nghiệm, sản phẩm tạo ra thường lẫn các tạp chất khí SO2, CO2. Muốn loại bỏ tạp chất để thu được khí A tinh khiết có thể dùng dung dịch nào trong số các dung dịch cho sau đây: NaOH, Br2, BaCl2? Tại sao? Viết các phản ứng hóa học để giải thích.
3. Hỗn hợp khí X gồm A và H2 có tỉ khối so với hiđro là 10,75. Đun nóng X với bột Ni làm xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y.
a) Chứng minh rằng hỗn hợp Y làm mất màu dung dịch brom.
b) Tính thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X và hỗn hợp Y. 
Câu 5: (3,0 điểm) 
Cho 2,85 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) tác dụng hết với nước (có H2SO4 làm xúc tác), phản ứng tạo ra 2 chất hữu cơ Y và Z. Khi đốt cháy hoàn toàn Y bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 2,016 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam H2O. Khi đốt cháy hoàn toàn Z bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 0,672 lít khí CO2 (đktc) và 0,81 gam H2O. Tổng khối lượng oxi tiêu tốn cho 2 phản ứng cháy trên đúng bằng lượng oxi tạo ra khi nhiệt phân hoàn toàn 42,66 gam KMnO4.
1. Xác định công thức phân tử của X. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.
2. Nếu giả thiết thêm rằng chất Y có khối lượng mol bằng 90 (g/mol), chất X tác dụng được với Na giải phóng ra H2. Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z ?
------------HẾT-------------
Cho: H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Mn = 55; Cu = 64.
Họ và tên thí sinh:Số báo danh:.
Họ và tên, chữ ký: 
	Giám thị 1:.Giám thị 2:

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_hoa_hoc_nam_hoc_2016_201.doc
  • docHDC Hoa hoc 2017.doc