Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án)

Câu 3: (10 điểm)

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.

Hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT huyện Nho Quan (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Năm học: 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 01 trang, gồm 03 câu
Câu 1:( 4,0 điểm)
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi”.
 (Nguyên Hồng - Những ngày thơ ấu)
Chỉ ra những nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn và phân tích giá trị biểu đạt của những nghệ thuật đó.
Câu 2: (6,0 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”.
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
 ( Dẫn theo sách Ngữ văn 9, tập 1, NXB giáo dục, tr 160)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm)
Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
Hãy phân tích bài thơ để làm rõ nhận định trên.
 ................................HẾT...............................
Thí sinh không sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
UBND HUYỆN NHO QUAN
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
PHÒNG GD&ĐT NHO QUAN
Năm học: 2013 - 2014
ĐỀ CHÍNH THỨC
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo.
- Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu.
- Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 4,0 điểm; câu 2: 6,0 điểm; câu 3: 10,0 điểm).
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ:
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
1
4,0
- Chỉ rõ trong đoạn văn có sử dụng những nghệ thuật: So sánh, liệt kê, dùng động từ mạnh.
1,5
- Phân tích giá trị biểu đạt của những nghệ thuật trên: 
 + Nghệ thuật so sánh kết hợp với nghệ thuật liệt kê: Những hủ tục đã đầy đoạ mẹ với những vật: Hòn đá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ. Rất cụ thể mà cũng thật ấn tượng .
 + Cùng với việc sử dụng một loạt động từ mạnh: Vồ, cắn, nhai, nghiến; để nhấn mạnh cảm giác đau đớn, uất ức của cậu bé Hồng khi người mẹ mà em hằng yêu quý bị những cổ tục đầy đoạ. Đoạn văn còn cho thấy thái độ muốn phá bỏ những cổ tục ấy của cậu bé.
+ Đoạn văn thể hiện tình yêu lớn lao, trọn vẹn, mãnh liệt mà cậu bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương.
0.5
1,0
1,0
2
6,0
Yêu cầu về kĩ năng 
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá nhiều lỗi chính tả, không mắc những lỗi dùng từ cơ bản
Yêu cầu về kiến thức 
1. Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
0.5
2. Khái quát chung ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập: Sự tha thứ và lòng biết ơn.
0,5
3. Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống được gợi lên từ câu chuyện:
 - Giải thích vấn đề cần bàn luận:
 + Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn: Tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt hay trừng phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác; lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống của mỗi con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn: Trong cuộc sống ai cũng có lúc gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Chính sự tha thứ sẽ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân người tha thứ tìm được sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột; thêm sự hoà hợp, yêu thương. Có nghĩa là phải viết những nỗi đau buồn thù hận lên cát. Phải biết khắc ghi những ân nghĩa vào lòng, biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, biết khắc ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử của những người trong câu chuyện (dẫn chứng).
- Suy nghĩ của bản thân:
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong những phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người chân chính, bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức tính như sự tha thứ và biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi con người.
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ thể hiện ở mỗi cá nhân hay một bộ phận mà đức tính đó cần được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lý trong cuộc sống. Đó là những nét đẹp truyền thống của con người Việt nam. 
2,0
2,0
4. Bài học nhận thức và hành động:
- Con người cần phải sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những người đã đem đến những điều tốt đẹp cho mình.
- Cần phải thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể (Dẫn chứng).
1,0
3
10,0
Yêu cầu về kĩ năng trình bày 
 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá nhiều lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản
Tuỳ vào kĩ năng làm bài của học sinh mà giám khảo trừ điểm của cả câu nhưng không trừ quá 2,0 điểm của cả câu.
Yêu cầu về kiến thức 
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 
0,5
- Tác giả Nguyễn Duy
- Bài thơ “Ánh trăng”
- Nhận định khái quát về bài thơ: Như một lời nhắc nhắc mỗi chúng ta thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ.
 2. Giải quyết vấn đề
9,0
- Nêu luận điểm khái quát:
+ Bài thơ như một câu chuyện nhỏ của nhân vật trữ tình và vầng trăng, theo dòng tự sự dòng cảm nghĩ trữ tình của bài thơ được bộc lộ.
+ “Ánh trăng” là tiếng lòng, là sự suy ngẫm của Nguyễn Duy. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà nhìn ngẫm lại thời quá khứ đã qua. Từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông như một lời nhắc nhở, cảnh tỉnh mỗi chúng ta thái độ sống đẹp.
1,5
- Phân tích bài thơ để chứng minh cho nhận định:
+ Nhân vật trữ tình nhớ về quá khứ gian lao trong mối quan hệ khăng khít gắn bó nghĩa tình với vầng trăng (2 khổ đầu): Hồi nhỏ, hồi chiến tranh cuộc sống tuy gian khổ thiếu thốn nhưng gần gũi với thiên nhiên, gắn bó với vầng trăng. Quan hệ giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng là tri kỉ, là tình nghĩa.
+ Nhân vật trữ tình đau xót khi nhớ về những ngày ở thành phố: Chiến tranh kết thúc, hoàn cảnh sống thay đổi, quan hệ của nhân vật trữ tình với vầng trăng xưa cũng đổi thay. Trăng vẫn tình nghĩa thuỷ chung, người hờ hững với vầng trăng xưa.
+ Tình huống bất ngờ: Người đối diện với vầng trăng xưa, tâm trạng xúc động bồi hồi, tất cả thời quá khứ gian lao ùa về.
+ Nhân vật trữ tình giật mình ăn năn, hối hận về thái độ vô tình lãng quên quá khứ. Vầng trăng tượng trưng cho thiên nhiên, đất nước, cho quá khứ đẹp đẽ, thuỷ chung vẹn nguyên không phai mờ. 
- Từ câu chuyện của nhân vật trữ tình, chuyện của một người mà có ý nghĩa với cả một thế hệ (thế hệ từng trải qua những năm tháng gian khổ của chiến tranh, từng gắn bó với thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa), bài thơ đặt ra cho người đọc vấn đề thái độ sống với quá khứ, với những người đã khuất và với cả chính mình: Phải có thái độ sống đúng đắn “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với quá khứ. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.
1,0
1,0
1,0
1.0
1,0
1,5
- Khái quát về nghệ thuật của bài thơ:
+ Thể thơ năm chữ khi thì trôi chảy tự nhiên, khi thì nhịp nhàng theo lời kể, lúc lại ngân nga thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng suy tư.
+ Kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình.
+ Sử dụng thành công các biện pháp nghệ thuật: Điệp từ, so sánh 
0,5
3. Kết thúc vấn đề: 
- Khái quát ý nghĩa của bài thơ.
- Bài học cho bản thân về thái độ sống.
0,5
---------------------------HẾT ---------------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_nam_hoc_2013_201.doc