Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Ngữ văn - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề chính thức) (Có đáp án)
Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng:
Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở mỗi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn Ngày thi: 02/3/2016 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 02 câu trong 01 trang Câu 1 (6,0 điểm): Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau: Con ong làm mật yêu hoa Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời Con người muốn sống con ơi Phải yêu đồng chí, yêu người anh em Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng Một người đâu phải nhân gian Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi! ( Trích Tiếng ru, Tố Hữu) a) Trong đoạn thơ, từ “yêu” xuất hiện mấy lần, có ý nghĩa gì? b) Chỉ ra và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong 4 câu thơ cuối. c) Qua đoạn thơ, tác giả Tố Hữu muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? (Trình bày trong một đoạn văn ngắn khoảng nửa trang giấy thi). Câu 2 (14,0 điểm): Nhận xét về bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, có ý kiến cho rằng: Bài thơ mượn chuyện ánh trăng để nói chuyện đời, chuyện nghĩa tình, nhắc nhở mỗi người ý thức sống thủy chung, tình nghĩa. Phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên và nêu suy nghĩ của em về bài học cuộc sống được gợi ra từ thi phẩm. Văn bản: Ánh trăng (Nguyễn Duy) Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa Từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường Thình lình đèn điện tắt phòng buyn- đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. ( SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005, trang 156) ...HẾT... Họ và tên thí sinh :......................................................Số báo danh .......................................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:....................................Giám thị 2:.............................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_ngu_van_nam_hoc_2015_201.doc
- HDC MON VAN HSG9.doc