Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 (3,0 điểm): Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường.

Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có con lông dài, có con lông ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử.

a) Biện luận và viết sơ đồ lai.

b) Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng?

c) Kiểu gen của chuột bố mẹ (P) phải như thế nào để ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn?

 

doc1 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2013-2014 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2013-2014
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 09 câu trong 01 trang)
Câu 1 (3,0 điểm): Ở chuột lang, tính trạng kích thước lông (lông dài và lông ngắn) do một cặp gen quy định và nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường.
Cho chuột lông ngắn giao phối với nhau, chuột con sinh ra có con lông dài, có con lông ngắn. Biết rằng không có đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai.
b) Làm thế nào để biết được chuột lông ngắn là thuần chủng hay không thuần chủng?
c) Kiểu gen của chuột bố mẹ (P) phải như thế nào để ngay thế hệ F1 thu được 100% chuột lông ngắn?
Câu 2 (2,0 điểm): Những điểm khác nhau cơ bản về hoạt động của nhiễm sắc thể trong các kì ở nguyên phân và giảm phân I?
Câu 3 (2,5 điểm): So sánh quá trình tự nhân đôi của ADN với quá trình tổng hợp mARN.
Câu 4 (1,0 điểm): Theo dõi một bệnh di truyền trong một gia đình người ta vẽ được sơ đồ phả hệ sau:
Cho biết bệnh này do gen trội hay lặn quy định? Có liên quan đến giới tính hay không? Giải thích.
Câu 5 (2,0 điểm): Kĩ thuật gen là gì? Nêu các khâu cơ bản của kĩ thuật gen.
Câu 6 (2,0 điểm): 
a) Vì sao những loài sinh sản hữu tính lại đa dạng, phong phú hơn loài sinh sản sinh dưỡng?
b) Ở người, nếu trong quá trình giảm phân cặp nhiễm sắc thể giới tính XY không phân li sẽ cho các loại tinh trùng bị đột biến có kí hiệu nhiễm sắc thể như thế nào?
Câu 7 (3,0 điểm): Một con gia cầm đẻ được 16 trứng nhưng chỉ có 75% số trứng được nở ra. Số hợp tử hình thành gia cầm con có chứa 936 nhiễm sắc thể. Số tinh trùng tham gia thụ tinh với số trứng trên có chứa 292500 nhiễm sắc thể, hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 0,2%.
	a) Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loài gia cầm trên và cho biết đó là loài gia cầm nào?
	b) Xác định số trứng được thụ tinh nhưng không nở và số lượng nhiễm sắc thể có trong các trứng đó.
	c) Xác định số trứng không được thụ tinh và số nhiễm sắc thể có trong các trứng đó.
Câu 8 (2,0 điểm): 
a) Nhân tố nào trong các nhân tố: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm có ảnh hưởng quan trọng hơn cả đối với môi trường sống của sinh vật? Vì sao?
	b) Thế nào là ô nhiễm môi trường? Em phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta? 
Câu 9 (2,5 điểm): Một hệ sinh thái đang có các loài sinh vật: cỏ, chuột, hươu, sư tử, cây hoa màu, cây bụi nhỏ, rắn, sinh vật phân giải. Hãy:
a) Cho biết vai trò dinh dưỡng của sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái. 
b) Viết sơ đồ 3 chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên.
c) Phân tích mối quan hệ số lượng giữa chuột và rắn trong chuỗi thức ăn: 
 Cây hoa màuchuộtrắn.
	--------------- HẾT ---------------
Họ và tên thí sinh : ...................................................................Số báo danh: .....................................................
Họ tên, chữ kí: Giám thị 1: ......................................................Giám thị 2: ........................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2013_20.doc
  • docSINH_HDC_HSG9_2013-2014.DOC
Bài giảng liên quan