Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề chính thức) (Có đáp án)
1. Phân biệt các tế bào con sinh ra sau nguyên phân, giảm phân I và giảm phân II trong điều kiện phân bào bình thường của tế bào 2n.
2. Ở loài trâu, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 50.
Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 nhiễm sắc thể kép đang tiếp hợp nhau thành từng cặp. Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân? Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu? Cho biết, mọi diễn biến của các tế bào trong một nhóm đều giống nhau.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015-2016 Môn: SINH HỌC Ngày thi: 02/3/2016 Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi gồm 10 câu trong 01 trang Câu 1 (2,0 điểm). 1. Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? 2. Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì? Cho ví dụ minh hoạ. Câu 2 (2,0 điểm). Tiến hành lai hai thứ lúa thuần chủng: thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài người ta thu được F1 đồng loạt thân cao, hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có kiểu hình thân thấp, hạt tròn chiếm tỉ lệ . Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Câu 3 (2,5 điểm). 1. Phân biệt các tế bào con sinh ra sau nguyên phân, giảm phân I và giảm phân II trong điều kiện phân bào bình thường của tế bào 2n. 2. Ở loài trâu, có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 50. Một nhóm tế bào đang giảm phân có 400 nhiễm sắc thể kép đang tiếp hợp nhau thành từng cặp. Nhóm tế bào trâu đang ở kì nào của giảm phân? Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu? Cho biết, mọi diễn biến của các tế bào trong một nhóm đều giống nhau. Câu 4 (3,0 điểm). Một cặp gen có mỗi gen đều dài 5100 Ăngstron và đều có 4050 liên kết hyđrô. 1. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen. 2. Cặp gen đó là đồng hợp tử hay dị hợp tử? Giải thích. 3. Làm thế nào để nhận biết được cặp gen đó là cặp gen đồng hợp tử hay dị hợp tử? Câu 5 (2,5 điểm). 1. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể? 2. Nhiễm sắc thể ban đầu: ABCDE.FGH Nhiễm sắc thể bị biến đổi cấu trúc như sau: a) ABCDE.FG; b) ABCBCDE.FGH; c) ADCBE.FGH. Xác định dạng đột biến xảy ra ở mỗi trường hợp trên. Lưu ý: dấu (.) là kí hiệu của tâm động, các chữ cái biểu thị các gen trên nhiễm sắc thể. Câu 6 (1,5 điểm). Từ hai dạng lúa có một cặp gen dị hợp (kiểu gen Aabb và aaBb), người ta muốn tạo ra lúa có hai cặp gen dị hợp (kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo ra giống lúa đó. Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng các bước nói trên với mục đích gì? Câu 7 (2,0 điểm). Ở người gen A quy định tính trạng mắt nâu là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng mắt đen. Trong một gia đình: ông, bà nội đều mắt nâu, bố mắt đen; ông ngoại mắt đen, bà ngoại mắt nâu, mẹ mắt nâu. Bố mẹ sinh được hai người con: một gái, một trai đều mắt nâu. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ, xác định kiểu gen của từng thành viên trong gia đình trên. Câu 8 (1,0 điểm). Trong một trang trại nuôi bò người ta tác động bằng nhiều biện pháp để nâng cao năng suất. Có những nhân tố sinh thái nào tác động đến con bò. Hãy sắp xếp các nhân tố sinh thái đó vào các nhóm nhân tố sinh thái cho phù hợp. Câu 9 (2,0 điểm). Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần thể sinh vật khác với quần xã sinh vật như thế nào? Câu 10 (1,5 điểm). Ô nhiễm môi trường là gì? Hãy nêu những tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Vai trò của rừng trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? ------HẾT----- Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:.................................. Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:......................................................................................... Giám thị 2:.........................................................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2015_20.doc
- HDC-SINH-HSG9-2015-2016.DOC