Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề dự phòng) (Có đáp án)

 Khi cho lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính đối lập hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn. Kết quả ở F1 đều đồng tính: Hạt vàng, trơn. Ở F2 thu được như sau: 315 hạt vàng, trơn; 101 hạt vàng, nhăn; 108 hạt xanh, trơn; 32 hạt xanh, nhăn.

Xác định kiểu gen P và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Rút ra kết luận về kiểu gen, kiểu hình?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 25/07/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề dự phòng) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI DỰ PHÒNG
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: SINH HỌC
Ngày thi: 21/2/2017
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 10 câu trong 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm).
 Khi cho lai 2 giống đậu Hà lan thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính đối lập hạt vàng, trơn với hạt xanh, nhăn. Kết quả ở F1 đều đồng tính: Hạt vàng, trơn. Ở F2 thu được như sau: 315 hạt vàng, trơn; 101 hạt vàng, nhăn; 108 hạt xanh, trơn; 32 hạt xanh, nhăn.
Xác định kiểu gen P và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Rút ra kết luận về kiểu gen, kiểu hình?
Câu 2 (3,0 điểm). 
Ở một loài ong mật 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tùy điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Ông chúa đẻ 3000 trứng. Tất cả đều nở thành ong con.
Số ong thợ gấp 9 lần số ong cái. Tổng số NST đơn trong các trứng nở thành ong con là 56000.
Trong đàn ong con có bao nhiêu ong thợ, ong đực, ong cái?
Số NST đơn trong các tinh trùng được thụ tinh là bao nhiêu?
Có bao nhiêu tế bào sinh tinh phát triển thành tinh trùng? Biết rằng tỉ lệ tinh trùng tham gia vào sự thụ tinh là 1/ 1000.
Câu 3 (2,5 điểm). 
1. Trong quá trình nhân đôi của ADN sự bổ sung sai giữa các Nu gây hiệu quả gì? Nếu chính xác tuyệt đối thì điều gì xảy ra?
2. Mục đích của phép lai phân tích là gì? Nếu không sử dụng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp được không? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 4 (2,0 điểm). 
1. Một quần thể thực vật, thế hệ ban đầu có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,6Aa. Hãy tính tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể sau 3 thế hệ tự thụ phấn.
2. Vì sao người ta không phát hiện được các bệnh nhân có thừa các NST số 1 và số 2 (những NST có kích thước lớn nhất trong bộ NST).
3.Vì sao hội chứng Đao là dị tật phổ biến trong số các hội chứng đột biến NST ở người.
Câu 5 (2,5 điểm).
	1. Ở cà độc dược 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 NST mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 NST bị teo hoặc không nảy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm cho quả tròn, thể song nhiễm cho quả dài. Cho giao phối 2 cây tam nhiễm với nhau đời con theo lí thuyết thu được kiểu hình là bao nhiêu?
2. Tuấn và Nga làm thí nghiệm cho cà chua quả đỏ lai với cà chua quả vàng, thu được F1 toàn quả đỏ, kiểu hình bình thường. Sau đó, hai bạn thấy ở F2 có một số cây cao to hơn nhiều so với cây F1. Một chuyên gia cho biết đó là những cây tam bội và tứ bội. Em hãy giúp Tuấn và Nga giải thích cơ chế hình thành thể tam bội và tứ bội.
Câu 6 (1,5 điểm). 
Tại sao trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam lại cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời?
Câu 7 (1,5 điểm). 
	Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Cho sơ đồ lai: 
	P: ♀AaBbddEE x ♂AaBBDdEe
 Hãy xác định:
1. Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố.
2. Tỉ lệ đời con có kiểu gen AaBBDdEe.
3. Tỉ lệ đời con mang 3 tính trạng trội.
Câu 8 (1,5 điểm). 
1. Biển khơi thường chia thành 2 tầng, tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái giới hạn nào đã tạo nên sự sai khác đó? Giải thích?
2. Trong khi di chuyển trâu rừng thường đánh động các loài côn trùng làm cho chúng hoảng sợ bay ra và dễ bị chim ăn thịt. Dựa vào thông tin trên xác định mối quan hệ sinh thái của: Trâu rừng và chim; chim với côn trùng; trâu rừng với côn trùng?
Câu 9 (2,0 điểm). 
1. Trong một quần thể sinh vật gồm các loài: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Nếu bỏ loài A đi thì toàn bộ các loài trên sẽ chết. Bỏ loài B thì loài E, F sẽ chết. loài C tăng nhanh về số lượng. Bỏ loài G, B đi thì loài E, F, I sẽ chết loài H tăng nhanh về số lượng. Hãy đưa ra một lưới thức ăn thỏa mãn giả thiết trên.
2. Thế nào là cân bằng sinh học? Lấy ví dụ minh họa về cân bằng sinh học.
Câu 10 (1,5 điểm). 
Trình bày ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.	
------HẾT-----
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:..................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.........................................................................................
Giám thị 2:.........................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_sinh_hoc_nam_hoc_2016_20.doc
  • docHDC-SINH-HSG9-2016-2017.DOC
Bài giảng liên quan