Đề thi chọn học sinh giỏi Lớp 9 môn Vật lí - Năm học 2009-2010 - Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình
Các bạn Duy, Tân và Trường đi xe đạp chuyển động thẳng đều xuất phát từ A về phía B. Duy xuất phát trước với vận tốc là v1 = 8km/h. Sau đó 15 phút thì Tân xuất phát với vận tốc v2 = 12km/h. Trường xuất phát sau Tân 30 phút. Sau khi gặp Duy, Trường đi thêm 30 phút nữa thì sẽ ở cách đều Duy và Tân. Tìm vận tốc của Trường.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH BÌNH ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 150 phút (không kể giao đề) (Đề thi gồm 05 câu trong 01 trang) Câu 1. (4,0 điểm) Các bạn Duy, Tân và Trường đi xe đạp chuyển động thẳng đều xuất phát từ A về phía B. Duy xuất phát trước với vận tốc là v1 = 8km/h. Sau đó 15 phút thì Tân xuất phát với vận tốc v2 = 12km/h. Trường xuất phát sau Tân 30 phút. Sau khi gặp Duy, Trường đi thêm 30 phút nữa thì sẽ ở cách đều Duy và Tân. Tìm vận tốc của Trường. Câu 2. (4,0 điểm) 1. Có hai bình cách nhiệt. Bình I chứa m1 = 2kg nước ở nhiệt độ t1 = 400C, bình II chứa m2 = 1kg nước ở nhiệt độ t2 = 200C. Đổ từ bình I sang bình II một lượng nước m(kg), khi nhiệt độ bình II đạt trạng thái cân bằng nhiệt, lại đổ một lượng nước như vậy từ bình II sang bình I. Nhiệt độ cân bằng ở bình I lúc này là 380C. Tính khối lượng nước m đã đổ mỗi lần và nhiệt độ cân bằng ở bình II? 2. Thả một cục nước đá khối lượng m1 = 200g ở 00C vào một cái cốc chứa m2 = 800g nước ở nhiệt độ 400C. Cục nước đá có tan hết không? Tại sao? Tính nhiệt độ cuối cùng của nước trong cốc. Cho nhiệt dung riêng của nước c = 4180J/kg.K; nhiệt nóng chảy của nước đá l = 335kJ/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với cốc và với môi trường. Câu 3. (3,5 điểm) 1. Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức nhưng có công suất định mức khác nhau: P1 = 40W và P2 = 60W. Nếu mắc nối tiếp hai bóng đèn này rồi mắc vào nguồn có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của các bóng thì công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn đó là bao nhiêu? Coi điện trở các đèn không thay đổi; bỏ qua điện trở của dây nối. 2. Hai điện trở R1 = 5kΩ và R2 = 10kΩ mắc nối tiếp nhau rồi mắc vào nguồn có hiệu điện thế không đổi. Dùng một vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2. Điện trở của vôn kế phải thỏa mãn điều kiện nào để sai số của phép đo không vượt quá 2%? Bỏ qua điện trở của dây nối. R1 R2 R3 R4 A B V Câu 4. (4,5 điểm) - + Cho mạch điện như hình vẽ: UAB = 4,2V; R1 = 1W; R2 = 2W; R3 = 3W; R4 là một biến trở. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn. 1. Tìm R4 để cường độ dòng điện qua nó là 0,4A. Tìm số chỉ của vôn kế khi đó. 2. Thay vôn kế bằng ampe kế có điện trở không đáng kể. Điều chỉnh R4 để công suất tỏa nhiệt của nó đạt giá trị cực đại. Tìm R4 và số chỉ của ampe kế khi đó. Câu 5. (4,0 điểm) Một vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính, điểm A nằm trên trục chính và cách quang tâm của thấu kính một khoảng AO = a. Nhận thấy rằng, nếu dịch chuyển vật dọc theo trục chính lại gần hoặc ra xa thấu kính một khoảng b = 5cm thì đều thu được ảnh có độ cao bằng ba lần vật, trong đó một ảnh cùng chiều và một ảnh ngược chiều với vật. 1. Thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ hay phân kì? Vẽ ảnh của vật trong hai trường hợp trên cùng một hình vẽ (không cần đúng tỉ lệ và không cần nêu cách vẽ). 2. Từ hình vẽ xác định khoảng cách a và tiêu cự của thấu kính. ---------------HẾT--------------- Họ và tên thí sinh:.; Số báo danh:...... Chữ ký giám thị 1:.; Chữ ký giám thị 2:....
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_mon_vat_li_nam_hoc_2009_2010.doc