Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án)

Câu 1 ( 4,0 điểm)

a. Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài; F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: (717 cao, dài : 240 cao, tròn : 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn). Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến. Cho các cây thu được ở F2 giao phấn với nhau đời con có tỉ lệ kiểu hình (3 : 3 : 1 : 1). Xác định sơ đồ lai phù hợp kết quả trên.

 

doc7 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS môn Sinh học - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Sinh học
Ngày thi: 13/3/2019
Thời gian làm bài:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 07 câu trong 02 trang
Câu 1 ( 4,0 điểm)
a. Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài; F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: (717 cao, dài : 240 cao, tròn : 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn). Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến. Cho các cây thu được ở F2 giao phấn với nhau đời con có tỉ lệ kiểu hình (3 : 3 : 1 : 1). Xác định sơ đồ lai phù hợp kết quả trên.
b. Cho sơ đồ lai P: AaBbDdEe x AabbDdee cho thế hệ con F1. Biết phép lai tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập. Hãy tính:
- Tỉ lệ kiểu gen aabbDdEe thu được ở F1?
- Tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn thu được ở F1?
Câu 2 (3,0 điểm)
a. 1 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kí hiệu AaBbDdXY. Khi phân bào tế bào ở kì nào trong trường hợp tế bào đó mang bộ nhiễm sắc thể có kí hiệu sau:
	- Trường hợp 1: AAaaBBbbDDddXXYY;
	- Trường hợp 2: AABBddYY;
	- Trường hợp 3: abDX.
b. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể ký hiệu là AaXY, ở 1 số tế bào có hiện tượng không phân li của cặp nhiễm sắc thể XY tại giai đoạn giảm phân II. Hãy vẽ sơ đồ hình thành và viết các loại giao tử có thể được tạo ra.
Câu 3 (2,0 điểm)
Một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nuclêôtit A: U: G: X = 1 : 2 : 3 : 4.
a. Xác định tỉ lệ mỗi loại nuclêôtit trong đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN này?
b. Nếu cho biết tỉ lệ các loại nuclêôtit trong ADN thì có thể xác định được tỉ lệ các loại nuclêôtit trong mARN được không? Vì sao?
c. Giả sử phân tử mARN trên có chiều dài 5100Ao . Hãy tính số liên kết hiđrô của đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.
Câu 4 (3,0 điểm)
4.1. Ở đậu Hà Lan có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 2 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
a. Nhóm học sinh trên đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Hãy nêu cơ chế hình thành bộ nhiễm sắc thể của 2 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
4.2. Tại sao các đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây chết cho các cơ thể mang đột biến hơn là các đột biến gen?
Câu 5 (2,0 điểm)
Ở người, alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B; cả 2 alen này trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB; người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu B và AB. 
a. Xác định kiểu gen của hai anh em. 
b. Nếu hai anh em lấy vợ có cùng nhóm máu thì xác suất sinh con có nhóm máu khác với bố mẹ là bao nhiêu? 
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Một loài lan rừng có giá trị cao đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn nguồn gen loài lan này và tạo được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được đặc tính của giống cây gốc, người ta thường sử dụng phương pháp nhân giống nào? Nêu các bước trong quy trình nhân giống này.
b. Vì sao trong chọn giống thực vật người ta thường chiếu xạ, phun hoặc tiêm dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp vào hạt đang nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hạt phấn, bầu nhụy?
Câu 7 (4,0 điểm)
a. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến những hậu quả gì?
b. Tỉ lệ giới tính của quần thể là gì? Hãy nêu và phân tích 3 ví dụ cụ thể về việc ứng dụng hiểu biết về tỉ lệ giới tính trong chăn nuôi.
c. Các bạn học sinh lớp 9 thực hành tại hệ sinh thái Đầm Sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo của bạn T ghi rằng: Trong hệ sinh thái Đầm Sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể thực vật nổi, quần thể cá rô phi, quần thể cá, quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của bạn T đã chính xác chưa, vì sao?
------HẾT------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :..................................................... Số báo danh:.....................................
Họ và tên, chữ ký:
Giám thị 1:.........................................................................................
Giám thị 2:.........................................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH NINH BÌNH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS CẤP TỈNH
NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Sinh học - Ngày thi 13/3/2019
 (Hướng dẫn chấm gồm 05 trang)
Câu 1 ( 4,0 điểm)
a. Cho lúa thân cao, hạt tròn lai với lúa thân thấp, hạt dài; F1 thu được toàn lúa thân cao, hạt dài. Cho F1 giao phấn thu được F2: (717 cao, dài: 240 cao, tròn: 235 thấp, dài : 79 thấp, tròn). Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, không có đột biến. Cho các cây thu được ở F2 giao phấn với nhau đời con có tỉ lệ kiểu hình (3: 3: 1: 1). Xác định sơ đồ lai phù hợp kết quả trên.
b. Cho sơ đồ lai P: AaBbDdEe x AabbDdee cho thế hệ con F1. Biết phép lai tuân theo quy luật di truyền phân li độc lập. Hãy tính:
- Tỉ lệ kiểu gen aabbDdEe thu được ở F1?
- Tỉ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn thu được ở F1?
Nội dung
Điểm
a (2,0 điểm). - Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của từng tính trạng các cây thu được ở F2
+ Thân cao/ Thân thấp = (717+240)/(235+79) ≈ 3/1
=> Thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp
+ Quy ước: A. Thân cao; a. Thân thấp
+ Hạt dài/hạt tròn = (717+235)/(240+79) ≈ 3/1
=> Hạt dài là trội hoàn toàn so với hạt tròn
+ Quy ước: B. Hạt dài; b. Hạt tròn
- Để đời con có tỉ lệ kiểu hình (3: 3: 1: 1) có thể:
+ Trường hợp 1: (3 cao: 1 thấp)(1dài: 1tròn) => AaBbx Aabb
 => Sơ đồ lai : Thân cao, hạt dài x Thân cao, hạt tròn
 AaBb Aabb
+ Trường hợp 2: (1cao: 1thấp)(3dài:1tròn) => (AaBb x aaBb)
=> Sơ đồ lai : Thân cao, hạt dài x Thân thấp, hạt dài
 AaBb aaBb
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,5 đ
b (2,0 điểm). - Tỉ lệ kiểu gen aabbDdEe là 
- Tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn
+ Trường hợp 1: Lặn cặp aa tỉ lệ là 
+ Trường hợp 2: Lặn cặp bb tỉ lệ là 
+ Trường hợp 3: Lặn cặp dd tỉ lệ là 
+ Trường hợp 4: Lặn cặp ee tỉ lệ là 
=> Tổng tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn ở F1 là 
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
Câu 2 (3,0 điểm)
a. 1 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kí hiệu AaBbDdXY. Khi phân bào tế bào ở kì nào trong trường hợp tế bào đó mang bộ nhiễm sắc thể có kí hiệu sau:
	- Trường hợp 1: AAaaBBbbDDddXXYY;
	- Trường hợp 2: AABBddYY;
	- Trường hợp 3: abDX.
b. Cơ thể có bộ nhiễm sắc thể ký hiệu là AaXY, ở 1 số tế bào có hiện tượng không phân li của cặp nhiễm sắc thể XY tại giai đoạn giảm phân II. Hãy vẽ sơ đồ hình thành và viết các loại giao tử có thể được tạo ra.
Nội dung
Điểm
a.(1,0 điểm) – Trường hợp 1: Tế bào có thể đang ở kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau của nguyên phân / hoặc kỳ trung gian, kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau của GPI
 - Trường hợp 2: Kì cuối giảm phân I, kỳ đầu GP II, kỳ giữa GPII, kỳ sau GPII.
 - Trường hợp 3: Kì cuối giảm phân II.
0,5 đ
0,25đ
0,25đ
b.(2,0 điểm) Các giao tử có thể có là: 
+ Giao tử bình thường: AY, AX, aX, aY. 
(HS vẽ sơ đồ hình thành)
+ Giao tử do GPII không phân ly: AXX, aXX, AYY, aYY, A, a.
(HS vẽ sơ đồ hình thành)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (2,0 điểm) Một phân tử mARN có tỷ lệ các loại nuclêôtit A: U: G: X = 1: 2: 3: 4.
a. Xác định tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trong đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN này?
b. Nếu cho biết tỷ lệ các loại nuclêôtit trong ADN thì có thể xác định được tỷ lệ các loại nuclêôtit trong mARN được không? Vì sao?
c. Giả sử phân tử mARN trên có chiều dài 5100Ao . Hãy tính số liên kết Hidro của đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.
Nội dung
Điểm
a.(0,5 điểm)- Phân tử mARN có tỷ lệ các loại nuclêôtit A: U: G: X = 1: 2: 3: 4 nghĩa là
A= 10%; U =20%; G =30%; X =40%
- Tỷ lệ mỗi loại nuclêôtit trong đoạn ADN đã tổng hợp nên phân tử mARN này là: 
0,25đ
0,25đ
b.(0,5 điểm)- Không xác định được tỷ lệ các loại nuclêôtit trong phân tử mARN
- Vì phân tử mARN chỉ được tổng hợp dựa trên một mạch đơn của phân tử ADN
0,25đ
0,25đ
c.(1,0 điểm)- Chiều dài của phân tử mARN cũng bằng chiều dài của đoạn ADN tổng hợp nên nó
=> Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN đó là:
( nuclêôtit)
- Số lượng nuclêôtit mỗi loại của đoạn ADN là
 (nuclêôtit)
( nuclêôtit)
- Số liên kết hiđrô của đoạn ADN là 
 H= 2.450 + 3. 1050 = 4050 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 4 (3,0 điểm) 
4.1. Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Một nhóm học sinh lớp 9 quan sát tế bào sinh dưỡng của 2 cây đậu Hà Lan qua kính hiển vi thấy kết quả như sau:
- Tế bào của cây thứ nhất có 15 nhiễm sắc thể kép, xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Tế bào của cây thứ hai có 26 nhiễm sắc thể đơn đang phân ly đồng đều về 2 cực của tế bào.
a. Các bạn đang quan sát tế bào ở những kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Hãy nêu cơ chế hình thành bộ nhiễm sắc thể của 2 cây đậu trên từ cây bố mẹ bình thường. Biết rằng quá trình đột biến này chỉ liên quan đến cặp nhiễm sắc thể thứ 3 và ít gây hại đến sức sống của cây.
4.2. Tại sao các đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể thường gây chết cho các cơ thể mang đột biến hơn là các đột biến gen?
Nội dung
Điểm
4.1(2,0 điểm)
a. -Tế bào của cây thứ nhất: Kỳ giữa NP 
- Tế bào của cây thứ hai: Kỳ sau NP 
b. Cơ chế: 
- Cây thứ nhất bộ NST có 15 NST (dạng ĐB 2n+1)
- Cây thứ hai bộ NST có 13 NST (dạng ĐB 2n-1)
+ Trong giảm phân hình thành giao tử chỉ một bên bố hoặc mẹ giảm phân không bình thường (cặp NST thứ 3 không phân li) tạo giao tử (n-1) và (n+1). 
+ Qua thụ tinh giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử 
(2n +1) = 15, phát triển thành cây thứ nhất; 
 + Giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử (2n – 1) = 13, phát triển thành cây thứ hai;
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
4.2. (1,0 điểm) Các đột biến mất đoạn NST thường gây chết cho các cơ thể mang đột biến hơn là các đột biến gen vì: 
+ Đột biến mất đoạn làm mất đi nhiều gen ảnh hưởng đến nhiều tính trạng nên có thể gây chết nhiều.
+ Đột biến gen chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc của một gen nên ít gây chết hơn so với đột biến mất đoạn
0,5đ
0,5đ
Câu 5 (2,0 điểm). Ở người, alen IA quy định nhóm máu A; alen IB quy định nhóm máu B; cả 2 alen này trội hoàn toàn so với alen IO quy định nhóm máu O; kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB; người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu B và AB. 
a. Xác định kiểu gen của hai anh em. 
b. Nếu hai anh em lấy vợ có cùng nhóm máu thì xác suất sinh con có nhóm máu khác với bố mẹ là bao nhiêu? 
Nội dung
Điểm
a.(1,25 điểm) - Xét gia đình người anh: Vợ có nhóm máu A → IAIA hoặc IAIO, con có nhóm máu AB → IAIB, nhận IB từ bố vì mẹ không có giao tử này. 
- Xét gia đình người em: Vợ có nhóm máu B → IBIB hoặc IBIO, con có nhóm máu AB → IAIB nhận IA từ bố vì mẹ không có giao tử này. 
- Hai anh em sinh đôi cùng trứng nên có cùng KG IAIB(nhóm máu AB).
0,5đ
0,5đ
0,25đ
b.(0,75 điểm) – Học sinh viết sơ đồ lai và kết luận con có kiểu gen 1/2IAIB ; 1/4IAIA, 1/4IBIB
- Vậy xác suất sinh con có nhóm máu khác bố mẹ là 50%.
0,5đ
0,25đ
Câu 6 (2,0 điểm)
a. Một loài lan rừng có giá trị cao đang có nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn nguồn gen loài lan này và tạo được số lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn mà vẫn giữ được đặc tính của giống cây gốc, người ta thường sử dụng phương pháp nhân giống nào? Nêu các bước trong quy trình nhân giống này.
b. Vì sao trong chọn giống thực vật người ta thường chiếu xạ, phun hoặc tiêm dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp vào hạt đang nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hạt phấn, bầu nhụy?
Nội dung
Điểm
a.(1,0 điểm) - Phương pháp nhân giống trong ống nghiệm (công nghệ tế bào hoặc nuôi cấy mô)
- Quy trình nhân giống:
+ Tách mô phân sinh (đỉnh sinh trưởng hoặc tế bào lá non) rồi nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm để tạo ra mô sẹo.
+ Mô sẹo được nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng đặc và có hoocmôn sinh trưởng phù hợp để tạo ra cây phong lan con hoàn chỉnh
+ Cây non được chuyển sang trồng trong các bầu trong vườn ươm có mái che trước khi mang trồng trong tự nhiên 
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b.(1,0 điểm) - Mục đích của việc chiếu xạ, phun hoặc tiêm dung dịch hóa chất với nồng độ thích hợp vào hạt đang nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hạt phấn, bầu nhụy là để tạo nên các đột biến, nguyên liệu của quá trình chọn giống.
- Hạt đang nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân, cành, hạt phấn, bầu nhụy... là nơi tập trung các mô phân sinh gồm tế bào đang diễn ra quá trình nguyên phân, giảm phân rất mạnh mẽ, ADN đang nhân đôi, NST đang nhân đôi, phân li và tổ hợp nên rất dễ phát sinh đột biến. (Đây là thời điểm thích hợp để tạo nên các đột biến).
0,5 đ
0,5 đ
Câu 7 (4,0 điểm)
a. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến những hậu quả gì?
b. Tỉ lệ giới tính của quần thể là gì? Hãy nêu và phân tích 3 ví dụ cụ thể về việc ứng dụng hiểu biết về tỉ lệ giới tính trong chăn nuôi.
c. Các bạn học sinh lớp 9 thực hành tại hệ sinh thái Đầm Sen đã tồn tại khoảng 30 năm. Bản báo cáo của bạn T ghi rằng: Trong hệ sinh thái Đầm Sen chỉ có quần thể sen hồng, quần thể thực vật nổi, quần thể cá rô phi, quần thể cá, quần thể tôm càng xanh. Em hãy cho biết báo cáo của bạn T đã chính xác chưa, vì sao?
Nội dung
Điểm
a (1,25 điểm). Những hậu quả của hoạt động chặt phá rừng: 
- Lượng nước thấm xuống các tầng đất sâu giảm nên lượng nước ngầm giảm.
- Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi.
- Lượng mưa giảm, đồng thời không giữ được nước →Hạn hán.
- Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của chúng làm giảm đa dạng sinh học → mất cân bằng sinh thái.
- Nước mưa chảy trên bề mặt không bị cây rừng ngăn cản → xảy ra lũ lụt, lũ quét, sói mòn...
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
b (1,75 điểm) . Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực /cá thể cái
VD: Mỗi VD 0,25đ; phân tích mỗi VD 0,25đ
0,25đ
1,5đ
c (1,0 điểm). Báo cáo thực hành của bạn chưa chính xác.
- Vì: + Chưa nêu đầy đủ thành phần chủ yếu của hệ sinh thái (HST gồm quần xã và môi trường sống)
+ Trong hệ sinh thái Đầm Sen có thể còn có nhiều quần thể khác nữa.
+ Các quần thể nêu:
* Thực vật nổi gồm nhiều loài, cá gồm nhiều loài nên chúng không phải là quần thể.
* Quần thể sen hồng, quần thể tôm càng xanh, cá rô phi là đúng.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
------HẾT------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lop_9_thcs_mon_sinh_hoc_nam_hoc_20.doc
Bài giảng liên quan