Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Khối 9 - Ngày thi 25-12-2017 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương

Dựa vào bảng số liệu trên, hãy:

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 - 2014 và nêu nhận xét.

b. Tại sao sản lượng điện của nước ta tăng nhanh?

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Khối 9 - Ngày thi 25-12-2017 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 01 trang)
Ngày thi: 25 tháng 12 năm 2017
Câu 1 (2,0 điểm): 
a. Vẽ hình thể hiện các vành đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất.
b. Trình bày đặc điểm các loại gió chính trên Trái Đất.
Câu 2 (2,0 điểm): 
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Trình bày đặc điểm địa hình và khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
b. Địa hình và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi của miền?
Câu 3 (1,0 điểm): 
Tại sao tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta cao? Nêu các biện pháp để hạn chế tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta.
Câu 4 (3,0 điểm):
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta giai đoạn 2005 - 2014
Sản phẩm
2005
2009
2012
2014
Than sạch (nghìn tấn)
34 093
44 087
42 083
41 086
Dầu thô (nghìn tấn)
18 519
16 360
16 739
17 392
Điện (triệu kWh)
52 078
80 643
115 147
141 250
Dựa vào bảng số liệu trên, hãy:
a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của các sản phẩm công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 - 2014 và nêu nhận xét.
b. Tại sao sản lượng điện của nước ta tăng nhanh?
Câu 5 (2 điểm):
	Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày những thuận lợi đối với sự phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
------------- Hết-------------
(Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài)
Họ tên học sinh:  Số báo danh: 
Giám thị 1:   Giám thị 2
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: ĐỊA LÍ
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
1 
(2 điểm)
a. Vẽ hình thể hiện các vành đai khí áp và các loại gió chính trên Trái Đất
0,5
- Hình vẽ đúng và đầy đủ các đai áp thấp (0o, 60oB-N), các đai áp cao (30oB-N, 90oB-N), đúng hướng các loại gió Tín phong, Tây ôn đới, Đông cực, có tên hình vẽ, chú giải (nếu có).
	0,5
b. Trình bày đặc điểm các loại gió chính trên Trái Đất
1,5
* Gió Tín phong (Mậu Dịch):
- Là loại gió thổi quanh năm từ hai dải áp cao chí tuyến về vùng áp thấp xích đạo.
- Hướng gió:
 + Nửa cầu Bắc: gió có hướng Đông Bắc. 
 + Nửa cầu Nam: gió có hướng Đông Nam.
- Tính chất: nóng, khô.
* Gió Tây ôn đới:
- Là loại gió thổi quanh năm từ hai dải áp cao chí tuyến đến hai dải áp thấp 60oB - N.
- Hướng gió:
 + Nửa cầu Bắc: gió có hướng Tây Nam.
 + Nửa cầu Nam: gió có hướng Tây Bắc.
- Tính chất: mát, độ ẩm cao, gây mưa lớn.
* Gió Đông cực :
- Là loại gió thổi quanh năm từ hai dải áp cao vùng cực về hai dải áp thấp 60oB - N.
- Hướng gió:
 + Nửa cầu Bắc: gió có hướng Đông Bắc. 
 + Nửa cầu Nam: gió có hướng Đông Nam.
- Tính chất : lạnh, khô.
0,5
0,5
0,5
2
 (2 điểm)
a. Trình bày đặc điểm địa hình và khí hậu của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
1,0
* Địa hình:
- Cao nhất Việt Nam.
- Núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu. Sông suối lắm, nhiều thác ghềnh.
- Hướng núi: TB - ĐN, so le nhau, xen giữa là các sơn nguyên đá vôi đồ sộ.
- Dãy Hoàng Liên Sơn cao và hùng vĩ nhất Việt Nam.
- Mạch núi lan sát ra biển, xen với đồng bằng chân núi và những cồn cát trắng.
* Khí hậu:
- Khí hậu chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình.
- Mùa đông đến muộn và kết thúc khá sớm. Miền núi cũng thường chỉ có 3 tháng lạnh nhiệt độ <18oC. Nhiệt độ mùa đông cao hơn Đông Bắc 2 – 3oC.
- Mùa hạ gió Tây Nam khô nóng.
- Mùa mưa chậm dần từ Tây Bắc xuống Bắc Trung Bộ.
0,5
0,5
b. Địa hình và khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến đặc điểm sông ngòi của vùng?
1,0
- Địa hình cao, độ dốc lớn --> sông ngòi dốc, nhiều thác ghềnh, nước chảy xiết, lũ lên nhanh.
- Ở Bắc Trung Bộ, núi ăn sát ra biển --> sông nhỏ, ngắn, dốc.
- Khu vực Tây Bắc, sông chảy qua miền nham thạch cứng mềm xen kẽ
 --> sông nhiều thác ghềnh --> giá trị thủy điện lớn nhất cả nước (sông Hồng chiếm 37% trữ năng thủy điện cả nước).
- Hướng núi TB – ĐN --> hướng chảy của sông là TB – ĐN (sông Hồng, sông Cả, sông Mã, ...). Một số sông chảy theo hướng Tây – Đông trong phạm vi hẹp.
- Mùa mưa chậm dần từ Bắc xuống Nam --> lũ sông chậm dần từ Bắc xuống Nam.
+ Tây Bắc: lũ vào mùa hạ (tháng 6 – tháng 10).
+ Bắc Trung Bộ: lũ vào thu đông (tháng 8 – tháng 12).
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,0 điểm)
* Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta cao do:
- Quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, lao động bổ sung hàng năm lớn.
- Nền kinh tế tăng trưởng và phát triển chưa mạnh, chưa tạo đủ số việc làm cho người lao động tăng thêm mỗi năm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.
- Đặc điểm của nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ, tạo nên tình trạng thừa lao động trong thời kì nông nhàn.
- Sự phát triển ngành nghề ở nông thôn còn hạn chế, chưa được phát triển đúng mức dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến.
0,5
* Biện pháp hạn chế tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ở nước ta:
- Đầu tư phát triển kinh tế nông thôn, khôi phục các ngành nghề truyền thống, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu.
- Thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế theo chiều sâu, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở thành thị.
- Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, nâng cao trình độ cho lao động, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
0,5
4
(3,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ và nhận xét
2,5
* Xử lí số liệu:
Bảng số liệu thể hiện tốc độ tăng trưởng của 
các sản phẩm công nghiệp ở nước ta giai đoạn 2005 – 2014(Đơn vị: %)
Sản phẩm
2005
2009
2012
2014
Than sạch 
100,0
129,3
123,4
120,5
Dầu thô 
100,0
88,3
90,4
93,9
Điện 
100,0
154,9
221,1
271,2
* Vẽ biểu đồ: biểu đồ đường, chính xác về tỉ lệ, đầy đủ số liệu, tên biểu đồ, chú giải, đơn vị.
* Nhận xét: Giai đoạn 2005 – 2014, các sản phẩm công nghiệp ở nước ta có tốc độ tăng trưởng không đều.
- Sản lượng điện tăng liên tục và rất nhanh (CM = SL)
- Sản lượng than tăng nhưng còn biến động (CM = SL)
- Sản lượng dầu giảm và cũng biến động (CM = SL).
0,5
1,25
0,75
b. Giải thích sản lượng điện tăng nhanh do:
0,5
- Nước ta có trữ lượng than, khí đốt và tiềm năng thủy điện của sông suối lớn.
- CN điện được ưu tiên phát triển đi trước một bước để tạo cơ sở năng lượng cho các ngành kinh tế khác.
- Nền kinh tế phát triển theo hướng CNH – HĐH, đời sống nâng cao nên nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao.
- Xây dựng thêm nhiều nhà máy điện, mở rộng quy mô và công suất các nhà máy điện (dẫn chứng).
5
(2,0 điểm)
Những thuận lợi đối với phát triển công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2,0
a. Điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên:
* Vị trí địa lí: 
- Phía Bắc: giáp Trung Quốc
- Phía Tây: giáp Lào
- Phía Nam: giáp Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng
- Phía Đông: giáp Vịnh Bắc Bộ
--> Thuận lợi giao lưu phát triển công nghiệp (các vùng lân cận vừa là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu, lao động, cơ sở vật chất) vừa là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp cho vùng.
* Khoáng sản: là vùng giàu khoáng sản nhất cả nước --> phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.
- Khoáng sản năng lượng --> CN năng lượng (nhiệt điện)
+ Than đá (Quảng Ninh)
+ Than mỡ (Phấn Mễ - Thái Nguyên)
+ Than nâu (Na Dương – Lạng Sơn)
- Kim loại --> CN luyện kim
+ Sắt (Trại Cau – Thái Nguyên)
+ Thiếc (Tĩnh Túc – Cao Bằng)
+ Đồng (Tạ Khoa – Sơn La)
+ ...
- Phi kim loại --> CN hóa chất
+ Apatit (Cam Đường – Lào Cai)
+ Phốt-pho-rit
+ ....
- Vật liệu xây dựng --> CN vật liệu xây dựng
+ Đá vôi
+ Sét, cao lanh
+...
* Trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước trên hệ thống sông, suối dày đặc (sông Hồng chiếm 37% trữ năng thủy điện cả nước)
 --> CN thủy điện (nhà máy Sơn La, Hòa Bình – sông Đà, Thác Bà – sông Chảy, ...)
* Các nhân tố khác như địa hình, đất, khí hậu, sinh vật, biển --> nông, lâm, thủy sản 
--> cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Dân cư, lao động: nguồn lao động đang được bổ sung từ các vùng khác.
- Thị trường tiêu thụ: rộng lớn cả trong và ngoài nước.
- Chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước về vốn, cơ sở vật chất, ...
- Cơ sở vật chất – kĩ thuật, cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Tổng điểm : 10 điểm

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_khoi_9_ngay_thi_25_12_2.docx
Bài giảng liên quan