Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 9 - Vòng 2 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 3 (1,0 điểm):
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam lập bảng số liệu về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989-2007. Qua bảng số liệu rút ra nhận xét.
Câu 4 (3,0 điểm):
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007.
b) Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: ĐỊA LÍ- VÒNG 2 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 05 câu, 01 trang) Câu 1 (2,0 điểm): a) Nêu ngày bắt đầu và kết thúc của mùa hạ (theo dương lịch) ở hai nửa cầu. b) Nhận xét và giải thích về độ dài ngày đêm ở nửa cầu Bắc vào mùa hạ. Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày đặc điểm khí hậu mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, phân tích ảnh hưởng của đặc điểm đó đến sản xuất nông nghiệp của miền. Câu 3 (1,0 điểm): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam lập bảng số liệu về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989-2007. Qua bảng số liệu rút ra nhận xét. Câu 4 (3,0 điểm): a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích tình hình sản xuất và phân bố cây lúa của nước ta giai đoạn 2000 – 2007. b) Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Câu 5 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm Vùng 1995 2000 2002 Tây Nguyên 1,2 1,9 2,3 Cả nước 103,4 198,3 261,1 a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 1995 -2002. b) Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên giai đoạn 1995 -2002. (Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 để làm bài) ------------- Hết------------- SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .............................................................................. Giám thị 1: .................................................. Giám thị 2: ................................................. PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN ĐỊA LÍ - VÒNG 2 Thời gian làm bài: 150 phút (Hướng dẫn chấm gồm 5 câu, 03 trang) Câu Nội dung Điểm 1 (2,0 điểm) a. Ngày bắt đầu và kết thúc của mùa hạ (theo dương lịch) ở hai nửa cầu Nửa cầu Ngày bắt đầu Ngày kết thúc Nửa cầu Bắc 22/6 23/9 Nửa cầu Nam 22/12 21/3 0,5 b. Nhận xét và giải thích về độ dài ngày đêm ở nửa cầu Bắc vào mùa hạ Nhận xét: Ngày dài hơn đêm. Càng về cực sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn.(Tại xích đạo ngày dài bằng đêm. Miền cực có hiện tượng ngày dài suốt 24 giờ.) Ngày 22/6: ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Từ 22/6 đến 23/9 chênh lệch độ dài ngày đêm của các địa điểm trên cùng một vĩ độ càng giảm. 0,25 0,25 0,25 0,25 Giải thích: Do trục Trái đất nghiêng 66033’. Vào mùa hạ: nửa cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt trời, đường phân chia sáng tối đứng sau trục Trái đất. Ngày 22/6 nửa cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía Mặt trời. Từ ngày 22/6 đến 23/9 nửa cầu Bắc dần chếch xa Mặt trời. 0,25 0,25 2 (2,0 điểm) Trình bày đặc điểm khí hậu mùa đông miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Mùa đông lạnh nhất cả nước. Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 00C ở miền núi và dưới 50C ở đồng bằng. - Nét nổi bật của thiên nhiên là lạnh giá, mưa phùn gió bấc, lượng mưa nhỏ. - Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. - Mùa đông không thuần nhất, đầu mùa khô lạnh, cuối mùa ẩm ướt. 0,25 0,25 0,25 0,25 Ảnh hưởng của đặc điểm đó đến sản xuất nông nghiệp Thuận lợi: Phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng, có cả cây nhiệt đới, ôn đới và cận nhiệt. Phát triển vụ đông đem lại giá trị kinh tế lớn. Khó khăn: Các hiện tượng thời tiết bất lợi như sương giá, sương muối, băng tuyết, thời tiết ẩm ướt cuối mùa đông dễ gây nấm mốc, sâu bệnh... gây thiệt hại đến cây trồng, vật nuôi. (HS kể tên một số khó khăn được 0,25đ; phân tích liên hệ thực tế được 0,25đ) 0,25 0,25 0,5 3 (1,0 điểm) Lập bảng số liệu về số dân và tỉ lệ dân thành thị giai đoạn 1989-2007 Bảng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta giai đoạn 1989-2007: Năm 1989 1999 2000 2005 2007 Số dân (triệu người) 12,92 18,08 18,77 22,34 23,37 Tỉ lệ (%) 20,0 23,6 24,2 26,9 27,4 0,5 Nhận xét: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng. (SLCM) Tỉ lệ dân thành thị thấp. (SLCM) 0,25 0,25 4 (3,0 điểm) a. Trình bày và giải thích hiện trạng sản xuất và phân bố cây lúa nước ta giai đoạn 2000-2007. Từ năm 2000 đến năm 2007: - Diện tích lúa giảm nhẹ (CMSL) do chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cây khác, xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp. - Năng suất lúa tăng khá nhanh (CMSL). Do áp dụng KHKT, thâm canh, sử dụng giống mới, chăm sóc tốt... - Sản lượng lúa tăng (CMSL). Chủ yếu do năng suất tăng. - Bình quân lúa theo đầu người tăng (CMSL) do sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. - Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. * Phân bố cây lúa: - Lúa phân bố rộng khắp cả nước. - Tập trung tại các đồng bằng: ĐBSH, ĐBSCL.(CM: nhiều tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%). Các tỉnh trọng điểm lúa (có diện tích và sản lượng lúa lớn): An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, ... - Do các tỉnh ở ĐBSH và ĐBSCL có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây lúa (diễn giải) Phụ lục tham khảo CMSL: Bảng tình hình sản xuất lúa từ 2000-2007 Năm 2000 2005 2007 Diện tích lúa (nghìn ha) 7666 7329 7207 Sản lượng lúa (nghìn tấn) 32530 35832 35942 Năng suất lúa (tạ/ha) 42,4 48,9 49,9 Bình quân lúa theo đầu người (kg) 419,0 431,1 422,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Ổn định và mở rộng diện tích trồng lúa bằng cách: tăng vụ, khai hoang, cải tạo đất xấu... Hạn chế việc lấy đất trồng lúa sang các mục đích khác. Áp dụng KHKT (giống, phân bón, thuốc trừ sâu,...) vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh. Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất lúa: phát triển hệ thống thủy lợi, các cơ sở chế biến... nhằm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh. Nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp. (Thưởng 0,25 điểm nếu học sinh nêu đúng các giải pháp khác mà chưa đạt điểm tối đa của câu.) 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (2,0 điểm) a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước Xử lí số liệu: Bảng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (Đơn vị: %) Vùng 1995 2000 2002 Tây Nguyên 100 158,3 191,7 Cả nước 100 191,8 252,5 Vẽ biểu đồ đường biểu diễn. Yêu cầu: đảm bảo thẩm mĩ, khoa học, tương đối chính xác, đủ tên biểu đồ, chú giải và số liệu trên mỗi đường... 0,25 0,75 b. Nhận xét và giải thích tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên - Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Tây Nguyên tăng. (SLCM). Do chính sách của nhà nước tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường ... -Tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cả nước.(SLCM) Do vùng còn nhiều khó khăn cho phát triển công nghiệp như thiếu nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo... 0,5 0,5 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_9_vong_2_nam_hoc_20.doc