Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Ngày thi 3-3-2015 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ TW Đảng họp Hội nghị mở rộng:

+ Đề ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”

+ Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.

+ Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.

- Cao trào kháng Nhật diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, là bước chuẩn bị trực tiếp, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 8 - Ngày thi 3-3-2015 - Năm học 2014-2015 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014-2015
MÔN THI: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 05 câu, 01 trang)
Ngày thi 03 tháng 03 năm 2015 
Câu 1 (2.0 điểm):
 Trình bày hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Nhận xét những ưu điểm và hạn chế trong con đường cứu nước của ông.
Câu 2 (2.0 điểm): 
	Vì sao tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu? Chủ trương đó được thể hiện như thế nào?
Câu 3 (2.0 điểm):
	Cho các sự kiện lịch sử sau:
	+ 9/3/1945: Nhật đảo chính Pháp
	+ 14/8/1945: Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện
Phân tích tác động của các sự kiện trên đến cách mạng Việt Nam.
Câu 4 (2.0 điểm):
	Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh này?
Câu 5 (2.0 điểm):
	Vì sao Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? “Chiến tranh lạnh” kết thúc có ảnh hưởng gì đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam?
----------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .......................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ..........................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN THI: Lịch sử
(Hướng dẫn chấm gồm 05 câu, 04 trang)
Ngày thi 03 tháng 3 năm 2015 
Câu
Ý
Nội dung
Điểm TP
Tổng điểm
Câu 1
2
* Hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu
- 1904: Ông thành lập Hội Duy tân, mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- 1905: Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới và tiền bạc đánh Pháp. Hội Duy Tân phát động phong trào Đông du. Phong trào Đông du đã đưa 200 học sinh sang Nhật học tập
- 9.1908: Thực dân Pháp câu kết với Nhật trục xuất những người yêu nước Việt Nam .
- 3.1909: Phan Bội Châu rời khỏi Nhật Bản. Phong trào tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
0.25
0.25
0.25
0.25
* Phân tích ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm: 
+ Xác định đúng kẻ thù của dân tộc là: thực dân Pháp, từ đó đề ra nhiệm vụ cấp thiết của cách mạng Việt Nam là đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
+ Sử dụng biện pháp bạo động vũ trang.
+ Bước đầu hướng cách mạng Việt Nam ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
- Hạn chế
+ Dựa vào Nhật nhưng không thấy rõ được bản chất đế quốc của Nhật.
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2
2
* Vì sao tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (tháng 5 năm 1941) Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu:
- Đến năm 1941, Chiến tranh thế giới thứ hai bước sang năm thứ 3, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô. Thế giới sẽ hình thành hai trận tuyến, một bên là lực lượng dân chủ, một bên là lực lượng phát xít. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ.
- Nhật và Pháp câu kết bóc lột nhân dân ta. Mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên gay gắt.
- 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trương ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19.5.1941.
* Chủ trương của Hội nghị
- Trước hết phải giải phóng các dân tộc Đông Dương khỏi ách Pháp –Nhật.
- Tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày” thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công”.
- Thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng quần chúng để giải phóng dân tộc.
- Như vậy: căn cứ vào sự chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 3
* Sự kiện 9.3.1945 
2
- Ngay khi Nhật đảo chính Pháp, Ban Thường vụ TW Đảng họp Hội nghị mở rộng:
+ Đề ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
+ Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật.
+ Phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.
- Cao trào kháng Nhật diễn ra mạnh mẽ khắp cả nước, là bước chuẩn bị trực tiếp, làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa.
0.2
0.2
0.2
0.2
0.2
* Sự kiện 14.8.1945
- Ngay khi Nhật đầu hàng Đồng minh, kẻ thù chính của nhân dân ta đã suy yếu cực độ, yếu tố tạo thời cơ cách mạng xuất hiện.
- Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra bản Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.
- Từ 14 – 15/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào, Tuyên Quang quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào.
- Đảng và mặt trận Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền trong cả nước, trong vòng 15 ngày (từ 14 đến ngày 28/8/1945) Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi.
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4
* Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi:
- Khái quát về Cộng hòa Nam Phi: từng là thuộc địa của Hà Lan sau đó là Anh. Năm 1961 thành lập Cộng hòa Nam Phi nằm trong khối Liên hiệp Anh.
- Trong hơn ba thế kỉ, người da trắng thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (A –pac-thai) tàn bạo với người da đen và da màu. 
- Người da trắng thi hành 70 đạo luật về phân biệt chủng tộc, người da đen không có quyền tự do, dân chủ, sống biệt lập với người da trắng.
- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi”, người da đen đấu tranh thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc.
- 1993: chính quyền người da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ A-pac-thai.
- 1994: Cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Nen-xơn Man-đê-la trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi.
* Ý nghĩa
- Chế độ A-pac-thai đã bị xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
- Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 5
2
* Nguyên nhân kết thúc “Chiến tranh lạnh”:
- Sau gần nửa thế kỉ tiến hành “chiến tranh lạnh”, nền kinh tế của Liên Xô và Mĩ đã bị suy giảm nghiêm trọng.
- Mĩ và Liên Xô bị các nước Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh khốc liệt.
- Vào những thập niên 80 của thế kỉ XX, thế giới xuất hiện xu thế hòa hoãn, đối thoại trong quan hệ quốc tế.
- Vì thế tháng 12 năm 1989, Tổng thống Mĩ và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
0.25
0.25
0.25
0.25
* Ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á và Việt Nam
- Đông Nam Á:
+ “Chiến tranh lạnh” chấm dứt tạo điều kiện cho việc giải quyết vấn đề Cam-pu-chia bằng biện pháp hòa bình, tình hình chính trị khu vực được cải thiện.
+ Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.
- Việt Nam: 
+ 1992: Việt Nam tham gia Hiệp ước BaLi
+ 7.1995: Việt Nam gia nhập ASEAN, là thành viên thứ 7 của tổ chức, tạo ra những thuận lợi trong quá trình hội nhập và phát triển. 
0.25
0.25
0.25
0.25
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_8_ngay_thi_3_3_201.doc
Bài giảng liên quan