Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án)
Câu 2:
Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng?
Câu 3:
Trình bày nội dung của Tuyên bố Băng Cốc (1967) và Hiệp ước Bali (1976). Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN trong việc giải quyết chủ quyền biển đảo hiện nay như thế nào?
Câu 4:
Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại đó. Trong những năm 1945 đến 1975, chính sách của Mĩ đối với Việt Nam như thế nào?
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 150 phút (Đề thi gồm 05 câu, 01 trang) Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 Câu 1 (2 điểm) Trình bày khái quát diễn biến chính của phong trào Cần Vương (1885-1896). Từ đó hãy phân tích đặc điểm chiến thuật được sử dụng chủ yếu trong phong trào? Câu 2 (2 điểm) Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng? Câu 3 (2 điểm) Trình bày nội dung của Tuyên bố Băng Cốc (1967) và Hiệp ước Bali (1976). Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN trong việc giải quyết chủ quyền biển đảo hiện nay như thế nào? Câu 4 ( 2 điểm) Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. Rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại đó. Trong những năm 1945 đến 1975, chính sách của Mĩ đối với Việt Nam như thế nào? Câu 5 (2 điểm) a. Bằng kiến thức lịch sử đã học, em hãy điền nội dung sự kiện tương ứng với các mốc thời gian sau: Thời gian Nội dung sự kiện Tháng 8 năm 1945 Ngày 4 đến ngày 11.2.1945 Ngày 25.4 đến ngày 25.6.1945 b. Các sự kiện trên có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới? ------------- Hết------------- SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .................................................................................... Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ...................................................... PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG ĐỀ CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: LỊCH SỬ (Hướng dẫn chấm gồm 05 câu,04 trang) Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 Câu Ý Nội dung Điểm TP Tổng điểm *Trình bày khái quát diễn biến chính của phong trào Cần Vương 1.25 2 1 1 - Giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất ở Bắc và Trung Kì.... + Phong trào đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của triều đình phong kiến 0.25 0.25 - Giai đoạn 2 (1888-1896): + Tháng 11.1888: vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sag An-giê-ri. +Phong trào Cần Vương vẫn được duy trì và quy tụ trong các cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn. + HS nêu 3 cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (1885-1886), Bãi Sậy (1883-1892), Hương Khê (1885-1896)..... 0.25 0.25 0.25 2 * Phân tích đặc điểm chiến thuật được sử dụng chủ yếu trong phong trào 0.75 - Chiến thuật sử dụng chủ yếu trong phong trào: chiến thuật du kích đánh địch. 0.25 - Phân tích: Yêu cầu học sinh mô tả được căn cứ của các cuộc khởi nghĩa, lợi dụng sự hiểm trở của địa hình, xây dựng căn cứ phát huy lối đánh du kích + Căn cứ Bãi Sậy: dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩthuộc tỉnh Hưng Yên. + Căn cứ Hương Khê: thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) được xây dựng trên địa bàn rộng lớn, rừng núi hiểm trở..Dựa vào rừng núi hiểm trở nghĩa quân đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch 0.25 0.25 2 1 * Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1.25 2 - Giai cấp địa chủ phong kiến: Đại địa chủ cấu kết với Pháp, bóc lột nhân dân.Trung tiểu địa chủ ít nhiều có tinh thần yêu nước chống Pháp. 0.25 - Giai cấp nông dân: Kiên quyết, hăng hái chống Pháp, là lực lượng chính của cách mạng. 0.25 - Giai cấp tư sản: phân hóa hai bộ phận + Tư sản dân tộc: có tinh thần yêu nước chống đế quốc và phong kiến nhưng không kiên định, dễ thỏa hiệp + Tư sản mại bản: cấu kết với Pháp. 0.25 - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.. 0.25 - Giai cấp công nhân: tinh thần kiên quyết chống thực dân, phong kiến.Là giai cấp lãnh đạo cách mạng.. 0.25 2 * Vì sao giai cấp công nhân vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng 0.75 - Giai cấp công nhân trưởng thành phát triển cả về số lượng và chất lượng sau chiến tranh 0.15 - Sống tập trung trong các vùng mỏ, đồn điền, thành phố công nghiệp.-> tinh thần đoàn kết,ý thức kỷ luật. 0.15 - Bị 3 tầng áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, tư sản người Việt ->tinh thần kiên quyết nhất. 0.15 - Có mối quan hệ gắn bó với nông dân-> Hình thành liên minh công-nông. 0.15 - Kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng và bất khuất của dân tộc 0.15 3 1 * Trình bày nội dung của Tuyên bố Băng Cốc (1967) và Hiệp ước Bali (1976) 1 2 - Tuyên bố Băng Cốc xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 0.5 - Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: + Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ + Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau + Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình + Hợp tác phát triển có kết quả 0.5 2 * Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN trong việc giải quyết chủ quyền biển đảo hiện nay như thế nào? 1 Yêu cầu học sinh trình bày theo hướng mở , nhưng nêu được các ý cơ bản sau: - Việt Nam đã vận dụng linh hoạt các nguyên tắc trên để giải quyết các tranh chấp, chủ yếu sử dụng biện pháp hòa bình vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. - Đấu tranh ngoại giao yêu cầu Trung Quốc tuân thủ quy tắc của Liên Hợp Quốc và luật biển quốc tế 1982. - Sử dụng các bằng chứng lịch sử chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam. - Kêu gọi sự đoàn kết của các nước ASEAN và bạn bè quốc tế lên án những hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. 0.25 0.25 0.25 0.25 4 1 * Trình bày những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay 1 2 - Từ 1945 đến 1991: + Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước Xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới. + Mĩ tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây chiến tranh xâm lược +Tuy thực hiện một số mưu đồ, nhưng Mĩ gặp nhiều thất bại nặng nề tiêu biểu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 0.25 0.25 0.25 - Từ 1991 đến 2000: Mĩ ráo riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ chi phối và khống chế. 0.25 2 * Rút ra nhận xét về chính sách đối ngoại đó - Hình thức trong chính sách đối ngoại của Mĩ ở mỗi giai đoạn khác nhau nhưng bản chất giống nhau: đều muốn làm bá chủ thế giới 0.5 3 * Trong những năm 1945 đến 1975, chính sách của Mĩ đối với Việt Nam như thế nào? 0.5 - Từ 1945 đến 1954: Mĩ có dính líu tới cuộc chiến tranh ở Việt Nam thông qua việc viện trợ cho thực dân Pháp. 0.25 - Từ 1954 đến 1975: Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 0.25 5 * Học sinh nêu nội dung các sự kiện 0.75 2 Thời gian Nội dung sự kiện Tháng 8 năm 1945 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Ngày 4 đến ngày 11.2.1945 Hội nghị Ianta diễn ra tại Liên Xô với sự tham gia của ba nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.... Ngày 25.4 đến ngày 25.6.1945 Hội nghị Xan Phran-xi-cô về việc thành lập một tổ chức quốc tế mới: tổ chức Liên Hợp quốc......... 0.25 0.25 0.25 b. Các sự kiện trên có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới? 1.25 - Tháng 8 năm 1945: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các châu lục, nhiều nước đấu tranh giành độc lập như: Inđônêxia (17.8.1945), Việt Nam (2.9.1945), Lào (12.10.1945). 0.5 - Những thỏa thuận của Hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới: Trật tự hai cực Ianta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi cựcgây nên tình trạng đối đầu căng thẳng và phức tạp trong quan hệ thế giới. 0.5 - Sự ra đời của Liên Hợp Quốc có nhiệm vụ to lớn là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội 0.25 * Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. ------------- Hết-------------
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_ngay_thi_11_1_20.doc