Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Vòng 1 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 ( 2.0 điểm):

Vì sao Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa? Nêu những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách?

Câu 4 (2.5 điểm):

 “Từ một nước bị bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới . Các quốc gia đang phát triển có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của mình”(Trích SGK lịch sử 9 - Tr.36).

 Bằng các kiến thức lịch sử đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 221 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Lịch sử Lớp 9 - Vòng 1 - Năm học 2013-2014 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: LỊCH SỬ - VÒNG 1
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm: 05 câu, 01 trang)
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM( 4.0 điểm).
Câu 1 (2.0 điểm):
	 Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế theo nội dung sau: thời gian, lãnh đạo, lực lượng, mục tiêu, quy mô, kết quả và ý nghĩa? 
Câu 2 ( 2.0 điểm):
Nêu quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Vì sao nói cuộc bãi công Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6.0 ĐIỂM)
Câu 3 ( 2.0 điểm):
Vì sao Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa? Nêu những thành tựu và ý nghĩa của công cuộc cải cách? 
Câu 4 (2.5 điểm):
	“Từ một nước bị bại trận, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành siêu cường kinh tế đứng thứ hai thế giới. Các quốc gia đang phát triển có thể rút ra nhiều kinh nghiệm cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của mình”(Trích SGK lịch sử 9 - Tr.36).
	Bằng các kiến thức lịch sử đã học, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 5 (1.5 điểm):
 Tại sao có thể nói : Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
------------- Hết-------------
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ................................................... 
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .................................................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: LỊCH SỬ- VÒNG 1
Thời gian làm bài: 150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm: 05câu, 03 trang)
A. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
 Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế:
Nội dung so sánh
Phong trào Cần Vương
Phong trào nông dân Yên Thế
Thời gian
(0,25 điểm)
1885-1896
1884-1913
Lãnh đạo
(0,25 điểm)
Vua Hàm Nghi và các văn thân, sĩ phu yêu nước như: Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Thiện Thuật,
Thủ lĩnh nông dân địa phương, tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám
Lực lượng tham gia (0,25 điểm)
Văn than, sĩ phu và nông dân
Nông dân
Mục tiêu
(0,5 điểm)
- Chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc
- Khôi phục lại chế độ phong kiến độc lập
Chống thực dân Pháp, bảo vệ ruộng đất quê hương...
Quy mô
(0,25 điểm)
Rộng khắp trong cả nước, đặc biệt là ở Bắc và Trung kì
Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc: Bắc Giang, Bắc Ninh...
Kết quả và ý nghĩa
(0,5 điểm)
- Gây cho Pháp nhiều tổn thất to lớn, làm chậm lại quá trình bình định Việt Nam
- Dù thất bại nhưng phong trào đã thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất của văn thân, sĩ phu, nông dân
- Gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
- Thê hiện tinh thần yêu nước và khả năng to lớn của tầng lớp nông dân
Câu 2 ( 2.0 điểm):
* Quá trình phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.
 - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử mới, phong trào đấu tranh của công nhân nước ta đã có bước phát triển cao hơn so với thời kì trước...	
0,25 đ
- Năm 1920 là phong trào đấu tranh của công nhân Sài Gòn - Chợ lớn đấu tranh và thành lập ra tổ chức "Công hội đỏ" do Đ/c Tôn Đức Thắng đứng đầụ
0,25 đ
- Năm 1922 là phong trào đấu tranh của công nhân viên chức Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.
0,25 đ
- Năm 1924 là phong trào đấu tranh của công nhân ở các thành phố lớn như: cuộc bãi công của công nhân Nam Định, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vinh...	
0,25 đ
- Đặc biệt là cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son- Sài Gòn ( Tháng 8/ 1925), họ đấu tranh ngăn không cho tầu chiến Pháp chở binh lính sang đần áp phong trào Cách mạng ở Trung Quốc. 
0,25 đ
* Cuộc bãi công Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới vì:
- Cuộc bãi công của công nhân xưởng Ba Son- Sài Gòn ( Tháng 8/ 1925) đã thể hiện tính tự giác có sự lãnh đạo của tổ chức chính trị đó là tổ chức "Công hội đỏ" do Đ/c Tôn Đức Thắng đứng đầụ.
0,25 đ
- Đánh dấu bước chuyển biến chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác 
- Chứng tỏ chủ nghiã Mác Lê-nin đã thấm sâu hơn một bước vào phong trào công nhân Việt Nam.
0,25 đ
0,25 đ
Câu 3 (2 .0 điểm)
Trung Quốc tiến hành cải cách vì: 0.5 điểm
- Từ 1959 – 1978, đã làm cho đất nước Trung Quốc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
 0.25đ 
- Tháng 12/1978, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa...
0.25đ
Thành tựu của Công cuộc cải cách: 1.0 điểm
-Tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hằng năm 9.6%, đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.
 0.25đ 
- Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỷ USD. Có 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỉ USD.
 0.25đ
- Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt: từ năm 1978- 1997 thu nhập bình quân ở nông thôn và ở thành phố tăng.
 0.25đ 
- Sau hơn 20 năm cải cách, mở cửa( 1979-2000), nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới. Thu được nhiều kết quả trên lĩnh vực đối ngoại, thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7/1997), Ma Cao( 12/1999) 
 0.25đ
Ý nghĩa công cuộc cải cách 0,5điểm
- Chứng tỏ đường lối cải cách mở cửa là đúng đắn
 0.25đ 
- Nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế, tạo nền tảng Trung Quóc bước vào thế kỉ XX.
 0.25đ
Câu 4 (2.5 điểm)
NỘI DUNG
ĐIỂM
- Sau chiến tranh Nhật Bản là nước bại trận, nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề.Bị mất hết thuộc địanạn thất nghiệp, thiếu thốn hàng hóa lương thực
0,25
- Từ những năm 50 của thế kỉ XX nền kinh tế Nhật bắt đầu phục hồi và phát triển
0,25
+ Tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ đạt 20 tỉ USD  nhưng đến năm 1968 đạt 183 tỉ USD đứng thứ hai thế giới sau Mĩ.
0,25
+ Năm 1990 thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23796 USD, vượt Mĩ và đứng thứ hai thế giới sau Thụy Sĩ.
0,25
+ Công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm từ 1950-1960 là 15% .
0,25
+ Nông nghiệp: Trong những năm 1967-1969 nhờ áp dụng KHKT Nhật Bản đã cung cấp được 80% nhu cầu lương thực trong nước , 2/3 nhu cầu thịt và sữa
0,25
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản là một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới bên cạnh Mĩ và các nước Tây Âu.
0,25
- Kinh nghiệm các nước có thế học tập được từ Nhật Bản.
+ Biết tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cách mạng KHKT hiện đại 
0,25
+ Coi trọng yếu tố coi người, ưu tiên phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng cao đáp ứng yêu cấu của công cuộc nghiệp hóa hiện đại hóa
0,25
+ Nhà nước phải biết nắm bắt thời cơ, điều tiết kinh tế và đề ra chiến lược phát triển hợp lí
0,25
Câu 5 (1.5 điểm)
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX "một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á": 1.5 điểm
+ Từ đầu những năm 1990 của thế kỷ XX kết thúc chiến tranh lạnh, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng đầu tiên là mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN 
 0.25đ 
+ Năm 1984, B-ru-nây đã tham gia và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức ra nhập ASEAN, tháng 7/1997 Lào và My- an- ma ra nhập ASEAN. 4/1999, Cam pu chia được kết nạp vào tổ chức này
 0.25đ
+ Như vậy, ASEAN từ 6 nước đã phát triển thành 10 nước lần đầu tiên trong lịch sử khu vực 10 nước Đông Nam á đều đứng chung trong một tổ chức thống nhất.
+ ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định cùng nhau phát triển phồn vinh
 0.25đ
0.25đ 
+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch tư do (AFTA) Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 nước, tạo nên một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á 
 0.25đ
Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á
0.25đ
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_lich_su_lop_9_vong_1_nam_hoc_2.doc
Bài giảng liên quan