Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (3.0 điểm)

 Suy nghĩ của em về triết lí được rút ra từ câu chuyện sau:

THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.

- Còn nặn thêm cho mày gì nữa? - Ngài hỏi.

Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay – chân – đầu, rồi nói:

- Xin ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

 (Theo “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”)

Câu 3 (5.0 điểm)

Có người cho rằng: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ điều đó.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ Văn Lớp 9 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 03 câu, 01 trang)
Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 
Câu 1 (2.0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh nụ cười trong hai câu thơ sau:
 Miệng cười buốt giá.
 ( “Đồng chí”, Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập I)
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
 (“Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập I)
Câu 2 (3.0 điểm)
 Suy nghĩ của em về triết lí được rút ra từ câu chuyện sau:
THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
- Còn nặn thêm cho mày gì nữa? - Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay – chân – đầu, rồi nói:
- Xin ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.
 (Theo “Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống”)
Câu 3 (5.0 điểm)
Có người cho rằng: “Thơ bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của em về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ điều đó.
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ....................................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ......................................................
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Hướng dẫn chấm gồm 03 câu, 04 trang)
 Ngày thi 11 tháng 01 năm 2016 
Câu
Nội dung
 Điểm
* Yêu cầu kĩ năng:
- Viết dưới dạng một đoạn văn ngắn, diễn đạt sáng rõ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Lập luận, so sánh đối chiếu để cảm nhận hình ảnh nụ cười trong hai câu thơ.
* Về nội dung: Cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
 - Cảm nhận được nét chung của hai hình ảnh: hai câu thơ ở hai bài thơ khác nhau, ra đời trong hai hoàn cảnh khác nhau... song cùng tập trung miêu tả nụ cười người lính thông qua bút pháp tả thực, qua đó làm ngời lên nét đẹp phẩm chất của người chiến sĩ trong hai cuộc kháng chiến...
0,25
1
- Cảm nhận được nét riêng của từng hình ảnh thơ:
 Trong câu thơ của Chính Hữu, hình ảnh “nụ cười buốt giá” được diễn tả bằng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:
 + nét cười trên gương mặt người lính -> cảm nhận đầy đủ hơn về cái khắc nghiệt của hoàn cảnh., 
 + nụ cười ấy đã xua đi cái giá lạnh của mùa đông , sưởi ấm không gian và ấm lòng đồng đội... 
0,75
 Trong câu thơ của Phạm Tiến Duật, tiếng cười “ha ha” được miêu tả bằng từ láy tượng thanh, nghe như tiếng reo:
 + Đó là tiếng cười to, vô tư, sảng khoái, không cần ý tứ, sáng tươi trên khuôn mặt lấm lem bụi đường... 
 + Tiếng cười không chỉ làm toát lên nét trẻ trung, tinh nghịch, ngang tàng mà còn khẳng định nghị lực, bản lĩnh vững vàng, can trường, dũng cảm, coi thường gian nguy và đầy ắp niềm vui sống của những người lính lái xe Trường Sơn. Đó cũng chính là vẻ đẹp chung, là tinh thần của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ 
0,75
=>Từ đó cảm nhận được:
+ phong cách thơ của hai nhà thơ: thơ Chính Hữu thường chân thực, giản dị, giàu sức biểu cảm. Còn thơ Phạm Tiến Duật thường có giọng điệu ngang tàng, ngôn ngữ gần với văn xuôi, giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, dí dỏm và đầy ắp sự tươi mới, hấp dẫn...
+ vẻ đẹp của người lính trong hai cuộc kháng chiến...
* GV đánh giá bài làm của HS dựa trên cả hai yêu cầu về kiến thức và kỹ năng.
0,25
2
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận xã hội
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lập luân chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục
- Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, ngữ pháp
2. Yêu cầu về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Giải thích.
- Thượng đế : tiêu biểu cho đấng siêu nhiên, có thế lực vạn năng, ban phát ân huệ.
- Con người: tiêu biểu cho những khát khao kiếm tìm các giá trị đẹp đẽ của cuộc sống.
- Hạnh phúc là cảm giác tích cực vừa vui mừng vừa thỏa mãn khi có được điều tốt đẹp như mình mong đợi, là điều con người luôn khao khát, kiếm tìm, ước ao .
=> Là đấng siêu nhiên, có thế lực vạn năng, ban phát ân huệ nhưng Thượng đế không thể “nặn” ra hạnh phúc để ban tặng loài người.
- Ngài không hẹp lòng khước từ mà trao gửi “ Này, tự đi mà nặn lấy”.
=> Khao khát lớn nhất của con người là khao khát hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc không bao giờ là món quà được ban phát từ người khác. Hạnh phúc của con người phải do chính con người tạo nên.
3.0
2. Đánh giá vấn đề
- Khao khát lớn nhất của con người là khao khát hạnh phúc
- Nhưng hạnh phúc không bao giờ là món quà được ban phát từ người khác vì: 
 + Hạnh phúc không do chính mình tạo ra sẽ không bền
 + Cũng không thành động lực để người ta tiến bước: ( VD: Bạn muốn được điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi? Một sự tình cờ, may mắn khiến bạn thỏa lòng ước ao, thì bạn có thực sự hạnh phúc?...) 
 + Hơn nữa, mỗi người có quan niệm khác nhau về hạnh phúc, thật khó có mẫu chung để làm thành quà tặng
- Hạnh phúc của con người phải do chính con người tạo nên bằng bàn tay xới vun và tấm lòng yêu thương(VD: Phải ngày đêm đèn sách, người học mới có được niềm vui khi nhận về kết quả tốt đẹp, người thanh niên làm khí tượng đã thật hạnh phúc khi biết nhờ mình phát hiện một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng)
-> Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người mới cảm nhận được sâu sắc giá trị của hạnh phúc và sống cuộc đời đầy ý nghĩa
3. Bàn luận, mở rộng.
- Phê phán những người có quan niệm tầm thường về hạnh phúc
- Bài học nhận thức và hành động: (VD: phải có quan niệm đúng đắn về hạnh phúc, hãy vun đắp cho hạnh phúc,hãy siêng năng mỗi ngày vì siêng năng mới tạo ra những kết quả tốt đẹp...)
Biểu điểm:
* Mức tối đa: 3,0 đ
 Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 2 –> 2.75: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi về kiến thức và kỹ năng.
- Điểm 1.5 -> 2: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về kiến thức và kỹ năng.
 - Điểm 1 -> 1.5: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề.
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. 
1- Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp nghị luận tác phẩm văn học, thể hiện sự cảm nhận tinh tế...
- Bố cục hợp lý, luận điểm rõ ràng, dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp....
- Văn viết trong sáng, có cảm xúc.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
3
Giải thích
- Thơ bắt rễ từ lòng người: thơ là tiếng nói chân thành của tình cảm, thơ do tình cảm mà sinh ra, thơ luôn thể hiện những rung cảm tinh tế, thẳm sâu của tác giả
- Nở hoa nơi từ ngữ: Lời thơ bao giờ cũng chắt lọc, giàu hình tượng, gợi cảm xúc=> vẻ đẹp ngôn từ chính là yêu cầu bắt buộc với thơ ca
=> Thơ khơi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống, và tình cảm ấy thăng hoa nơi từ ngữ biểu hiện
5.0
Phân tích, chứng minh.
* Thơ khơi nguồn từ cảm xúc của tác giả trước cuộc sống: Bài thơ là dòng cảm xúc của nhà thơ về bếp lửa, về bà và những kỉ niệm tuổi thơ
+ Mạch cảm xúc bắt đầu từ hồi tưởng: bếp lửa, hình ảnh người bà, những kỉ niệm tuổi thơ(Phân tích dẫn chứng)
+ Từ kỉ niệm, người cháu nay đã trưởng thành, suy ngẫm và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà(Phân tích dẫn chứng)
* Tình cảm ấy “nở hoa” nơi từ ngữ biểu hiện: Qua việc phân tích, HS phát hiện, bình luận, đánh giá chiều sâu tư tưởng của các hình tượng thơ: bếp lửa - ngọn lửa; Bà - người nhóm lửa- người giữ lửa - người truyền lửa
=> Bài thơ chứa đựng một triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời
Khái quát, đánh giá
- Ý kiến đã khẳng định: một tác phẩm chân chính phải khởi phát từ tình cảm dạt dào của tác giả và được thể hiện bằng ngôn từ chắt lọc, trau chuốt.
- Người nghệ sĩ phải có trái tim nhạy cảm, tinh tế và khả năng lao động nghệ thuật nghiêm túc thì mới tạo được những vần thơ hay, lay động lòng người
Biểu điểm:
* Mức tối đa: 5,0 đ
 Đáp ứng tốt các yêu cầu trên.
* Mức chưa tối đa:
- Điểm 4 –> 4.75: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi về kiến thức và kỹ năng.
- Điểm 3.0 -> 3,75: Đáp ứng cơ bản yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi về kiến thức và kỹ năng.
 - Điểm 2.0 -> 2.75: Bài sơ sài, thiếu nhiều ý, lúng túng trong triển khai vấn đề.
- Điểm 1- 1,75: Bài quá sơ sài, trình bày và lập luận yếu.
* Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề hoàn toàn. 
* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9_ngay_thi_11_1_20.doc