Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án)

 Câu 3 (1,5 điểm)

 1) Gen là gì? Tại sao nói gen quy định tính trạng của cơ thể?

 2) Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin.

a. Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.

b. Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN trên.

Câu 4 (1,5 điểm)

1) Phân biệt thường biến và đột biến?

2) Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 22. Khi quan sát tế bào của một cơ thể của loài, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta thấy có 336 crômatít.

a. Hãy xác định số nhiễm sắc thể trong tế bào của loài trên?

b. Trình bày cơ chế hình thành bộ nhiễm sắc thể của cơ thể đó ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 (Đề chính thức) - Năm học 2015-2016 - Phòng GD &ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 7 câu, 01 trang) 
Câu 1 (1,5 điểm)
 1) Nêu nội dung quy luật phân li độc lập? Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập?
 2) Bằng thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Menđen đã rút ra được những kết luận cơ bản nào? Nêu những kết luận cơ bản đó của ông?
Câu 2 (1,5 điểm)
 1) Nói nhiễm sắc thế là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào có đúng không ? Tại sao?
 2) Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 20. Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào là bao nhiêu?
 Câu 3 (1,5 điểm)
 1) Gen là gì? Tại sao nói gen quy định tính trạng của cơ thể?
 2) Một đoạn ADN có 120 chu kỳ xoắn. Trên mạch đơn thứ nhất có 300 nuclêôtit loại ađênin, trên mạch đơn thứ 2 có 240 nuclêôtit loại ađênin và 260 nuclêôtit loại xitôzin. 
Tính chiều dài của đoạn ADN nói trên.
Tính số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN trên.
Câu 4 (1,5 điểm)
Phân biệt thường biến và đột biến?
Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 22. Khi quan sát tế bào của một cơ thể của loài, ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta thấy có 336 crômatít.
Hãy xác định số nhiễm sắc thể trong tế bào của loài trên?
Trình bày cơ chế hình thành bộ nhiễm sắc thể của cơ thể đó ?
Câu 5 (1,5 điểm) 
 1) Kĩ thuật gen là gì? Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn insulin để chữa bệnh đái tháo đường ở người, người ta lại chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin ở người vào vi khuẩn E.coli? Ý nghĩa của việc làm này?
 2) Đột biến gen là gì? Vì sao đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật?
Câu 6(1,5 điểm) 
 1) Thế nào là trẻ đồng sinh? Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng?
 2) Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định không bị bệnh. Một người đàn ông bình thường có em trai bị bạch tạng kết hôn với người phụ nữ bình thường có em gái không bị bệnh nhưng mẹ của người phụ nữ bị bệnh. 
 a. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên, biết rằng ngoài em trai chồng và mẹ bị bệnh trong gia đình trên không có ai bị bệnh?
 b. Tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh ra con không bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 7 (1,0 điểm) 
Ở Đậu Hà lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta thấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường không xảy ra hiện tượng đột biến.
a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
b) Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2 
------------- Hết-------------
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: .......................................................................
Giám thị 1: ................................................... Giám thị 2: ..........................................
PHÒNG GD&ĐT TP HẢI DƯƠNG
1516-SI-HSG9-V1-20
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm  gồm 4 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
1. - Quy luật phân li độc lập: Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
- Ý nghĩa:
+ Ở loài giao phối, trong kiểu gen có rất nhiều gen và các gen này thường ở trạng thái dị hợp, do đó sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh sẽ tạo ra vô số loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con cháu là cực kì lớn.
+ Như vậy quy luật phân li độc lập đã giải thích nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối.
+ Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trong của chọn giống và tiến hóa.
2. Bằng thí nghiệm lai một cặp tính trạng, Men đen đã rút ra được kết luận:
+ Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn.
+ Quy luật phân li: trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2
(1,5 điểm)
- Nói NST là vật chất di truyền là đúng.
Vì: 
+ NST là cấu trúc mang gen, mỗi gen nằm ở một trí xác định trên ADN, gen mang thông tin quy định tính trạng di truyền của cơ thể, ADN nằm trong NST -> ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử thì NST là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
+ Những biến đổi về cấu trúc và số lượng NST dẫn đến biến đổi các tính trạng di truyền.
+ NST có khả năng tự nhân đôi nhờ ADN nằm trong nó nhân đôi , qua đó thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
+ Sự tự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST trong nguyên phân , giảm phân và thụ tinh là cơ chế duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính. Ở loài sinh sản vô tính cơ chế nhân đôi, phân li đồng đều của NST trong nguyên phân là cơ chế duy trì ổn định bộ NST ở loài sinh sản vô tính.
2. Bộ nhiễm sắc thể ở ngô 2n = 20 . Một tế bào đang ở kỳ đầu của nguyên phân thì số lượng nhiễm sắc thể đơn, số tâm động, số crômatit trong tế bào là bao nhiêu?
 NST đơn = 0, tâm động = 20, crômatit = 40
0,125
0,25
0,125
0,25
0,25
0,5
Câu 3
(1,5 điểm)
1. - Gen là một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
 - Gen quy định tính trạng của cơ thể vì:
+ Trình tự các nuclêôtít trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các ribônuclêôtit trên phân tử mARN.
+ Trình tự các ribônuclêôtit trên phân tử mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc I của prôtêin.
+ Prôtêin in trực tiếp tham gia các họat động sinh lí của tế bào, từ đó biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
-> Gen quy định tính trạng cơ thể
2. Chiều dài của đoạn ADN nói trên.
L= 4080 A0
 Số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 
A1=T2=300
T1=A2=240
G1=X2=260
X1=G2=400
 Số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 và của cả đoạn ADN 
A=T=540 ; G = X = 660
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 4
(1,5 điểm)
1. Phân biệt thường biến và đột biến.
Thường biến
Đột biến
- Là biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể, không liên quan đến sự biến đổi của vật chất di truyền .
- Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống đến quá trình hình thành tính trạng.
- Tính chất đồng loạt, xác định, không di truyền được, có ;lợi cho sinh vật.
- Vai trò: giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống. Không phải là nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa.
- là biến đổi của vật chất di truyền(ADN, NST) dẫn đến sự biến đổi kiểu hình.
- Do ảnh hưởng của các tác nhân lí hóa của môi trường hoặc do quá trình trao đổi chất bị rối loạn làm thay đổi kiểu gen dẫn đến thay đổi kiểu hình.
- Tính chất riêng lẻ, không xác định, di truyền được, đa số có hại, một số trung tính, số ít có lợi cho sinh vật.
- Là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa và tạo ra giống mới.
2.
a) Tế bào của loài đang ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, tức là đã nguyên phân được 3 lần -> Số tế bào con được tạo ra là: 23 = 8 
- Số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là: 
 8 x 2.2n = 336
 2n = 21
Vậy bộ NST của cơ thể đó là 2n = 21
b) – Loài trên bị đột biến thể dị bội ( 2n -1)
 - Cơ chế hình thành loài:
+ Trong quá trình phát sinh giao tử, do tác nhân đột biến làm một cặp NST không phân li tạo giao tử (n -1). 
+ Trong quá trình thụ tinh, sự kết hợp của giao tử ( n- 1) với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n -1) phát triển thành thể dị bội (2n -1)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 5
(1,5 điểm)
1- Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên phân tử ADN nhằm chuyển đoạn AND mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.
- Muốn sản xuất một lượng lớn hoocmôn insulin ở người, người ta chuyển gen mã hóa hoocmôn insulin ở người vào vi khuẩn E. coli vì chúng dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản rất nhanh, dẫn đến tăng nhanh số bản sao của gen được chuyển.
- Ý nghĩa: Sản xuất hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường rẻ hơn hàng vạn lần so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật.
2. - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
Câu 6
(1,5 điểm)
1.- Đồng sinh là những đứa trẻ được sinh ra ở một lần sinh.
- Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng.
Đồng sinh cùng trứng
Đồng sinh khác trứng
- Trẻ được sinh ra do một trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo thành một hợp tử.
- Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, hợp tử tách ra thành hai hay nhiều tể bào riêng rẽ, mối tế bào phát triển thành một phôi, mỗi phôi phát triển thành một hợp tử.
- về phương diện di truyền, trẻ có kiểu gen khác nhau, cùng giới tính, có ngoại hình giống hệt nhau, cùng mắc một loại bệnh di truyền, cùng nhóm máu
- Trẻ được sinh ra do 2 hay nhiều trứng rụng cùng một lúc, thụ tinh với 2 hay nhiều tinh trùng khác nhau, tạo thành 2 hay nhiều hợp tử khác nhau.
- Mỗi hợp tử phát triển thành một phôi, mỗi phôi phát triển thành một cơ thể.
- về phương diện di truyền, trẻ có kiểu gen giống nhau, cùng giới hoặc khác giới, có ngoại hình giống nhau như anh em ở trong một gia đình ở những lần sinh khác nhau.
 Nam bị bệnh
2. 
 Nữ bị bệnh
 Nữ bình thường
 Nam bình thường
b. – Người đàn ông có em trai bị bệnh có kiểu gen aa -> Bố mẹ bình thường sẽ có kiểu gen là Aa.
- Người phụ nữ bình thường có mẹ bị bệnh -> kiểu gen của người phụ nữ đó là Aa.
-> Người chồng bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa với xác suất: 1/3 AA; 2/3 Aa.
- Xác suất sinh con bình thường = 1 – xác suất sinh con bị bệnh.
- Để sinh con bị bệnh, người chồng phải có kiểu gen Aa với xác suất 2/3 Aa.
-> Xác suất sinh con bị bệnh là: 2/3 x 1/4 = 1/6
-> Xác suất sinh con không bị bệnh là: 1 – 1/6 = 5/6
0,125
0,25
0,125
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 7
(1,0 điểm)
1. - Ta có P: Đỏ x Đỏ F1 xuất hiện cây hoa trắng. Chứng tỏ hoa đỏ là tính trạng trội; hoa trắng là tính trạng lặn.
Quy ước: Gen A quy định tính trạng hoa đỏ; a- Hoa trắng
- Để F1 xuất hiện cây hoa trắng (aa) thì bố mẹ đều cho giao tử a. Suy ra P có kiểu gen Aa.
Sơ đồ lai: P: Aa x Aa
 G: A; a A; a
 F1: KG: 1AA : 2Aa : 1 aa
 KH: 3 hoa đỏ : 1 aa hoa trắng
2. - Cây hoa đỏ F1 có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ 1/3AA: 2/3 Aa.
 - Khi cho các cây hoa đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau có các phép lai sau:
PL1: 1/3 (AA x AA)
PL2: 2/3 (Aa x Aa)
PL3: 1/3 . 2/3(Aa x AA)
PL4: 1/3 . 2/3(AA x Aa)
- Kết quả F2: 
Phép lai
Kiểu gen F2
Kiểu hình F2
1/3.1/3( AA  x AA)
1/9 AA
1/9 đỏ
2.1/3.2/3(AA x Aa)
2/9AA : 2/9 Aa
4/9 đỏ
2/3.2/3(Aa x Aa)
1/9AA: 2/9Aa : 1/9 aa
3/9 đỏ: 1/9 trắng
Tỉ lệ kiểu gen ở F2: 4/9 AA : 4/9 Aa : 1/9 aa
Tỉ lệ phân li kiểu hình: 8 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
0,25
0,25
0,125
0,125
0,25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_12_ngay_thi_11_1.doc
Bài giảng liên quan