Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Ngày thi 25-12-2017 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án)

Câu 4 (2 điểm)

1. Đột biến gen là gì? Vì sao đột biến thường có hại cho sinh vật? Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thì số liên kết hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào?

2. Trong quần thể của một loài động vật giao phối lưỡng bội có 2n = 18 NST. Cho rằng trong quá trình giảm phân có một số cá thể đã xảy ra rối loạn phân ly ở cặp NST số 1 trong giảm phân I (giảm phân II bình thường), một số cá thể khác lại chỉ xảy ra rối loạn phân ly ở cặp NST số 2 trong lần giảm phân II (giảm phân I bình thường). Quá trình giao phối ngẫu nhiên có thể tạo ra trong quần thể những hợp tử có số lượng NST là bao nhiêu? Viết ký hiệu bộ NST trong mỗi loại hợp tử đó.

Câu 5 (1,5 điểm)

1. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?

2. Ở người xét một gen nằm trên NST thường có 2 alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường nhưng mỗi người đều có một người anh(em) ruột bị bệnh. Cả bố mẹ chồng và bố mẹ vợ của cặp vợ chồng này đều có kiểu hình bình thường. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu

 

docx5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 9 - Ngày thi 25-12-2017 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm : 6 câu, 01 trang)
Ngày thi: 25 tháng 12 năm 2017
Câu 1 ( 2 điểm)
1. Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà đồng trội (mỗi alen biểu hiện kiểu hình riêng của mình) thì quy luật phân ly của Men Đen còn đúng hay không? Tại sao?
2. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn và gen b quy định quả bầu dục. 
a. Viết các kiểu gen quy định cây thân cao, quả tròn và cây thân thấp, quả bầu dục.
b. Trong các cây nói trên, chọn cây bố mẹ như thế nào để: F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1.
Câu 2 ( 2 điểm)
1. Cho biết ý nghĩa di truyền của các quá trình giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính?
2. Có 10 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào tương đương với 2480 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn đươc tạo thành từ nguyên liệu môi trường là 2400.
Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử trên? 
Xác định bộ NST và tên loài? 
Câu 3 (1,5 điểm)
1. Nêu điểm khác nhau về cấu trúc của ADN và mARN? 
2. Một gen có 90 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với loại nuclêôtit (nu) khác bằng 10% số nu của gen. Mạch thứ nhất của gen có A = 270 nu và G = 20% số nu của mạch. Quá trình tổng hợp ARN của gen cần được môi trường cung cấp 360 nu loại U. Xác định số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung cấp cho quá trình tổng hợp ARN của gen.
Câu 4 (2 điểm)
1. Đột biến gen là gì? Vì sao đột biến thường có hại cho sinh vật? Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit thì số liên kết hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào?
2. Trong quần thể của một loài động vật giao phối lưỡng bội có 2n = 18 NST. Cho rằng trong quá trình giảm phân có một số cá thể đã xảy ra rối loạn phân ly ở cặp NST số 1 trong giảm phân I (giảm phân II bình thường), một số cá thể khác lại chỉ xảy ra rối loạn phân ly ở cặp NST số 2 trong lần giảm phân II (giảm phân I bình thường). Quá trình giao phối ngẫu nhiên có thể tạo ra trong quần thể những hợp tử có số lượng NST là bao nhiêu? Viết ký hiệu bộ NST trong mỗi loại hợp tử đó.
Câu 5 (1,5 điểm)
1. Tại sao khả năng mắc bệnh máu khó đông ở nữ giới ít hơn ở nam giới, trong khi đó khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau?
2. Ở người xét một gen nằm trên NST thường có 2 alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một cặp vợ chồng đều có kiểu hình bình thường nhưng mỗi người đều có một người anh(em) ruột bị bệnh. Cả bố mẹ chồng và bố mẹ vợ của cặp vợ chồng này đều có kiểu hình bình thường. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? 
Câu 6 (1,0 điểm)
Ở cà chua quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng. Trong một phép lai khi lai cây cà chua quả đỏ với cây cà chua quả vàng được F1 50% quả đỏ: 50% quả vàng. Cho F1 tạp giao với nhau được F2. Hãy xác định tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình chung ở F2 ( Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng).
-------------------HẾT-------------------
Họ tên học sinh:  Số báo danh: 
Giám thị 1:   Giám thị 2
PHÒNG GD&ĐT TP. HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Sinh học
(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)
Câu
ý
Nội dung cần đạt
Điểm
1
(2,0điểm)
1
- Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội lặn hoàn toàn mà đồng trội thì quy luật phân li của Men Đen vẫn đúng.
- Giải thích: vì qui luật phân li của Men Đen không phản ánh sự phân li của cặp tính trạng mà phản ảnh sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền (cặp gen) trong quá trình phát sinh giao tử.
0,25
0,25
2
a. Các kiểu gen quy định cây thân cao, quả tròn và cây thân thấp, quả bầu dục
+ TH1: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau:
 KG cây thân cao, quả tròn: AABB; AaBB; AABb; AaBb
 KG cây thân thấp, quả bầu dục: aabb
 TH2: Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng:
 KG cây thân cao quả tròn: AB/AB, AB/aB, Ab/AB, Ab/aB, AB/ab
 KG cây thân thấp quả bầu dục: ab/ab
b. Để F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1:1 thì: Có hai trường hợp
+ TH1: Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau: 
 P: AaBB x aabb; AABb x aabb
+ TH2: Hai cặp gen nằm trên cùng một cặp NST tương đồng:
 - AB/aB (Cao, tròn) x ab/ab (Thấp, bầu dục)
 - Ab/aB (Cao, tròn) x ab/ab (Thấp, bầu dục)
 - AB/Ab (Cao, tròn) x ab/ab (Thấp, bầu dục)
 - AB/ab (Cao, tròn) x ab/ab (Thấp, bầu dục)
( HS viết được ½ số kiểu gen thì được ½ số điểm của mỗi ý, nếu viết ít hơn ½ số kiểu gen mỗi ý thì không được điểm)
0,25
0,125
0,25
0,125
0,25
0,5
2
(2,0điểm)
1
 Cơ chế duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài đó là sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh:
- Ý nghĩa của cơ chế nguyên phân: Là phương thức duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào
- Ý nghĩa của giảm phân:
+ Nhờ giảm phân mà giao tử được tạo ra mang n NST, là cơ sơ để phục hồi lại trạng thái lưỡng bội qua thụ tinh.
+ Trong giảm phân, sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST, sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST là cơ sở xuất hiện các biến dị tổ hợp
- Ý nghĩa của thụ tinh:
+ Phục hồi lại bộ NST lưỡng bội đặc trưng của loài trong hợp tử.
+ Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và cái đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc trong hợp tử là cơ sở xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
a. Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử 10 hợp tử cùng nguyên phân một số lần bằng nhau, gọi là k ( k : nguyên dương)
Theo đề bài, ta có:
10. 2n. (2k – 1) = 2480 (1) 10 . 2n . (2k -2) = 2400 (2) Lấy (1) chia (2), ta được: 
30. (2k -1) = 31 (2k -2)
à 2k = 32
→ k =5
Vậy 10 hợp tử đều trải qua 5 lần nguyên phân.
b. Thế k = 5 vào pt (1), ta được: 
10. 2n. (25 – 1) = 2480
 2n = 8 à bộ NST của ruồi giấm
0,25
0,25
0,25
3
(1,5điểm)
1
Cấu trúc ADN
Cấu trúc mARN
- Có kích thước và khối lượng phân tử lớn.
- Có cấu trúc mạch kép, trên phân tử có liên kết hiđrô
- Xây dựng từ 4 loại đơn phân là: A, T, G, X.
- Trong đơn phân có phân tử đường C5H1004
- Có kích thước và khối lượng phân tử nhỏ hơn rất nhiều so với ADN.
- Có cấu trúc mạch đơn, trên phân tử không có liên kết hiđrô
- Xây dựng từ 4 loại đơn phân là: A, U, G, X.
- Trong đơn phân có phân tử đường C5H1005
0,25
0,25
0,25
0,25
2
* Số nu của gen = 90 x 20 = 1800 nu
 Theo bài ra ta có :
 G – A = 10% (1)
 Mà A + G = 50% (2)
 Từ (1) và (2) =>
 A = T = 20% x 1800 = 360 (nu)
 G = X = 50% - 20% = 30% = 30% x 1800 = 540 (nu)
- Theo bài ra: 
A1 = 270 (nu) => A2 = 360 - 270 = 90 (nu)
G1 = ( 20 x 1800 : 2) : 100 = 180 (nu) => G2 = 540 - 180 = 360 (nu)
- Gọi k là số lần tổng hợp ARN (k nguyên dương)
 Giả sử mạch 1 của gen là mạch khuôn 
=> 270.k = 360 (loại vì k không nguyên)
Vậy mạch 2 của gen là mạch khuôn.
Ta có: 90.k = 360 k = 4
- Số nu từng loại môi trường cung cấp để gen tổng hợp ARN 4 lần:
Amt = 270 x 4 = 1080 nu
Umt = 90 x 4 = 360 nu
Gmt = 180 x 4 = 720 nu
Xmt = 360 x 4 = 1440 nu
0,25
0,25
0,25
0,25
4
(2,0điểm)
1
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Đột biến thường có hại cho sinh vật vì đột biến đó phá vỡ cấu trúc hài hòa trong kiểu gen đã được chọn lọc tự nhiên giữ lại và duy trì từ lâu đời, gây rối loạn trong quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
* Gen bị đột biến mất 3 cặp Nuclêôtit:
+ Mất 3 cặp A – T: Số liên kết hiđrô của gen giảm đi 3 x 2 = 6 liên kết.
+ Mất 3 cặp G – X: Số liên kết hiđrô của gen giảm đi 3 x 3 = 9 liên kết.
+ Mất 2 cặp A – T và 1 cặp G – X: 
Số liên kết hiđrô của gen giảm đi 2 x 2 + 3 = 7 liên kết.
+ Mất 1 cặp A – T và 2 cặp G – X: 
Số liên kết hiđrô của gen giảm đi 2 + 3 x 2 = 8 liên kết.
0,25
0,25
0,125
0,125
0,125
0,125
2
- Các cá thể giảm phân bình thường sẽ cho giao tử ký hiệu là n.
- Các cá thể giảm phân I có rối loạn phân ly ở cặp NST số 1 sẽ cho thêm 2 loại giao tử ký hiệu là n + 1 và n – 1.
- Các cá thể giảm phân II có rối loạn phân ly ở cặp NST số 2 sẽ cho thêm 2 loại giao tử ký hiệu là n + 1' và n - 1'.
- Kí hiệu bộ NST:
+ 18 NST gồm 2n, 2n + 1 - 1', 2n - 1 + 1'
+ 19 NST gồm 2n + 1, 2n + 1'
+ 17 NST gồm 2n - 1, 2n - 1'
+ 20 NST gồm 2n + 2, 2n + 2', 2n + 1 + 1'
+ 16 NST gồm 2n - 2, 2n - 2', 2n - 1 - 1'
0,25
0,25
0, 5
5
(1,5điểm)
1
- Bệnh mù màu, máu khó đông là bệnh do gen lặn trên NST X, ở nam chỉ cần 1 gen lặn cũng có cơ hội biểu hiện ra kiểu hình (XmY), còn ở nữ cần đến hai gen lặn (thể đồng hợp lặn XmXm) mới biểu hiện thành kiểu hình nên ít xuất hiện ở nữ.
- Khả năng mắc bệnh Đao ở hai giới là ngang nhau vì bệnh Đao là do đột biến dị bội thể dạng (2n+1) xảy ra ở cặp NST thường – cặp NST số 21 có 3 chiếc.
0,25
0,25
2
* Xét gia đình người vợ
- Người vợ KH bình thường, anh(em) ruột bị bệnh có KG aa à Kiểu gen bố mẹ người vợ là Aa 
 SĐL P: Aa x Aa
 Gp 1/2 A; 1/2 a 1/2 A; 1/2 a
 F1 1/4AA : 2/4Aa : 1/4 aa
- Vậy người vợ có kiểu gen AA hoặc Aa 
* Xét gia đình người chồng
- Người chồng KH bình thường, anh(em) bị bệnh có KG aa à Kiểu gen bố mẹ người chồng là Aa 
 SĐL P: Aa x Aa
 Gp 1/2 A; 1/2 a 1/2 A; 1/2 a
 F1 1/4AA :2/4Aa: 1/4 aa
- Vậy người chồng có kiểu gen AA hoặc Aa 
Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng này = 1 - xác suất sinh con bệnh
Nếu sinh con bệnh, thì cả người vợ và người chồng phải có kiểu gen Aa 
--> Xác suất người vợ KH bình thường mang kiểu gen dị hợp là 2/3 
--> Xác suất người chồng KH bình thường mang kiểu gen dị hợp là 2/3 
--> Xác suất sinh con bị bệnh là 2/3.2/3.1/4 = 1/9
=> Xác suất sinh con bình thường là: 1-1/9 = 8/9 
0,25
0,25
0,25
0,25
6
(1,0điểm)
- Theo bài ra tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.
- Gọi gen A quy định tính trạng quả đỏ, gen a quy định tính trạng quả vàng.
- Khi cho cây quả đỏ lai với cây quả vàng F1 thu được 50% quả đỏ: 50% quả vàng suy ra cây quả đỏ ở P có kiểu gen Aa, cây quả vàng có kiểu gen aa.
 Ta có sơ đồ lai.
P : (Quả đỏ) Aa x aa (quả vàng)
G : A, a a
F1 1 Aa : 1 aa
 Tỉ lệ kiểu hình ở F1: 1 quả đỏ : 1 quả vàng
 - Khi cho F1 tạp giao, vậy có 4 phép lai sau: 
F1
Tỉ lệ kiểu gen F2
Bố(Aa) x mẹ (Aa )
1AA : 2 Aa : 1aa
Bố (Aa) x mẹ (aa)
2Aa : 2 aa
Bố (aa) x mẹ (Aa)
2Aa : 2 aa
Bố (aa) x mẹ (aa)
4 aa
*Vậy tỉ lệ kiểu gen ở F2: 
Kiểu gen AA = 1/16 
Kiểu gen Aa = 2/16 + 2/16 + 2/16 = 6/16
Kiểu gen aa =1/16 +2/16 +2/16 + 4/16 =9/16
=> Tỉ lệ kiểu hình ở F 2: 
 Quả đỏ = 1/16 +6/16 = 7/16
 Quả vàng = 9/ 16
0,25
0,25
0,25
0,125
0,125
* Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa

File đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_9_ngay_thi_25_12.docx