Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia Lớp 12 THPT năm 2005 môn Sinh học(Bảng A - Đề 2)

Câu 3.

a) Trình bày sự khác nhau về số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân chuẩn.

b) Hãy cho biết cách nhận biết đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 26/07/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia Lớp 12 THPT năm 2005 môn Sinh học(Bảng A - Đề 2), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bộ giáo dục và đào tạo
đề thi chính thức
kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia
lớp 12 THPT năm 2005
Môn : sinh học, Bảng A
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi thứ hai: 11/3/2005
Câu 1. 
Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử thì nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện như thế nào?
Câu 2. 
Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nuclêôtit như sau:
 	Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA
 Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT
Gen này được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi pôlipeptit chỉ gồm có 5 axit amin. 
Hãy xác định mạch nào trong hai mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN và viết các dấu 5’ và 3’ vào các đầu của gen. Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy.
Câu 3. 
a) Trình bày sự khác nhau về số lượng, hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ với sinh vật nhân chuẩn.
b) Hãy cho biết cách nhận biết đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
Câu 4. 
Phân tích kết quả của các phép lai sau đây và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai đó. Giải thích tại sao lại suy luận như vậy.
Phép lai
Kiểu hình bố và mẹ
Kiểu hình đời con
1
xanh ´ vàng
Tất cả xanh
2
vàng ´ vàng
3/4 vàng : 1/4 đốm
3
xanh ´ vàng
1/2 xanh : 1/4 vàng : 1/4 đốm
Câu 5. 
Khi cho giao phối hai dòng cùng loài thân có màu đen và thân có màu xám với nhau thu được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 có tỉ lệ:
ở giới đực: 3 con thân có màu đen : 1 con thân có màu xám.
ở giới cái : 3 con thân có màu xám : 1 con thân có màu đen.
Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Cho biết AA qui định thân đen, aa qui định thân xám. 
Câu 6.
So sánh quá trình di truyền trong quần thể ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên) và quần thể tự phối. Hãy minh hoạ sự so sánh trên thông qua quá trình di truyền của quần thể có cấu trúc di truyền ban đầu là: 1/4AA + 1/2 Aa + 1/4 aa = 1
Câu 7. 
Trong trường hợp nào thì alen lặn của một gen có thể nhanh chóng bị loại hoàn toàn khỏi quần thể?
Câu 8.
Nêu sự khác nhau về vai trò của chọn lọc tự nhiên với vai trò của biến động di truyền trong quá trình tiến hoá.
Câu 9.
Giá trị thích nghi của các kiểu gen trong một quần thể như sau: 
Kiểu gen: 
AA
Aa
aa
Giá trị thích nghi: 
0,00
1,00
0,00
Quần thể đang chịu tác động của hình thức chọn lọc nào? Nêu đặc điểm của hình thức chọn lọc đó.
 Câu 10.
Nêu 2 ví dụ về cá thể là đối tượng của chọn lọc tự nhiên và 2 ví dụ về quần thể là đối tượng của chọn lọc tự nhiên.
Trình bày tóm tắt vai trò của chọn lọc cá thể và vai trò của chọn lọc quần thể trong quá trình tiến hoá.	 
Câu 11. 
Vì sao mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể? 
Câu 12. 
Có thể rút ra những nhận xét gì khi nghiên cứu về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
Câu 13. 
Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 5
Hãy cho biết:
a) Trong số các tháp sinh thái trên, tháp sinh thái nào thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước và của hệ sinh thái trên cạn? Tháp nào là của một hệ sinh thái bền vững nhất?
b) Tháp sinh thái số 5 xuất hiện trong điều kiện hệ sinh thái có đặc điểm như thế nào?
c) Hãy cho ví dụ về tháp sinh thái của một hệ sinh thái trẻ và tháp sinh thái của một hệ sinh thái già.
Câu 14.
Hãy cho biết khái niệm về giới hạn sinh thái? Thế nào là khoảng cực thuận, các khoảng chống chịu? Trong điều kiện nào loài có vùng phân bố rộng, vùng phân bố hạn chế và vùng phân bố hẹp? Trong trường hợp nào nhiều nhân tố sinh thái trở thành giới hạn đối với cá thể loài?
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu
- Giám thị không giải thích gì thêm

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_lop_12_thpt_nam_2005_mon.doc