Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm)

 Được dùng thêm phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn chứa từng chất sau: NaHSO4, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT
Năm học 2015 – 2016
MÔN: Hóa học
Ngày thi 6/10/2015
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 8 câu, trong 2 trang
Câu 1: (2 điểm)
 	Được dùng thêm phương pháp đun nóng, hãy nêu cách phân biệt các dung dịch mất nhãn chứa từng chất sau: NaHSO4, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2. 
Câu 2: (2 điểm)
 	Một dung dịch A chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trung hòa trong đó có ion SO42– . 
 	Cho vào A một lượng Ba(OH)2 vừa đủ để phản ứng với các muối, đun nóng nhẹ thu được chất khí X; 18,66 gam kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi axit hoá bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hoá đen ngoài ánh sáng. 
 	Kết tủa Y phản ứng vừa hết với 100mL dung dịch HCl 1,8 M và còn lại chất rắn có khối lượng 13,98 gam. Hãy xác định hai muối trong dung dịch A.
Câu 3: (2 điểm)
 	Lập luận để xác định các chất A, B, X, Y, Z và viết phương trình hóa học xảy ra theo sơ đồ sau:
 	A (C5H6O4) + NaOH X + andehit (Y) + H2O 
 	B (C4H6O2) + NaOH ® Z + andehit (Y)
 	X + NaOH CH4 + ....
 	Z + NaOH CH4 + ....
Câu 4: (2 điểm)
 	A là hỗn hợp hai andehit X và Y (X có khối lượng phân tử nhỏ hơn Y). Hóa hơi 10,3 gam A ở 60oC và 1,0 atm thì thu được 6,8265 lít hơi. Hấp thụ hết phần hơi này vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng nhẹ, thu được 108 gam Ag và dung dịch B. Thêm HCl dư vào B thấy thoát ra 3,36 lít (đktc) một chất khí có khả năng làm đục nước vôi trong. 
 	1. Xác định cấu tạo và gọi tên các andehit trong A (giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
 	2. Một trong những vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay là dùng chất X để tẩm vào bánh phở. Hãy giải thích tại sao khi có chất X thì bánh phở trở nên dai hơn và lâu bị thiu.
Câu 5: (2 điểm)
 	Dung dịch bão hoà H2S có nồng độ 0,10 M.
 	1. Tính nồng độ ion S2- trong dung dịch H2S 0,10 M khi điều chỉnh pH = 3,0.
 	2. Một dung dịch A chứa các cation Mn2+ và Ag+ với nồng độ ban đầu của mỗi ion đều bằng 0,01 M. Hoà tan H2S vào A đến bão hoà và điều chỉnh pH = 3,0 thì ion nào tạo kết tủa. 
Cho: pKs của MnS và Ag2S lần lượt là 9,6 và 49,2; H2S có pKa1 = 7,0 và pKa2 = 12,9
Câu 6: (2 điểm)
 	Cho các chất Isopropyl benzen (A), ancol benzylic (B), anisol (metyl phenyl ete) (C), benzanđehit (D) và axit benzoic (E). 
 	1. Sắp xếp các chất trên theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích ngắn gọn.
 	2. Gọi tên theo danh pháp thay thế (IUPAC) của D, E.
 	3. Trong quá trình bảo quản các chất lỏng A, B, C, D có một chất dễ bị xuất hiện kết tủa dạng tinh thể dưới đáy lọ. Hỏi đó là chất nào? Giải thích. 
 	4. Với các tác nhân vô cơ và CH3I, có thể chuyển hóa A thành C qua hai giai đoạn. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và viết cơ chế giai đoạn thứ hai. 
Câu 7: (4 điểm)
 	Dung dịch X gồm K2Cr2O7 0,010 M; KMnO4 0,010 M; Fe2(SO4)3 0,005 M và H2SO4 (pH của dung dịch duy trì bằng 0). Thêm dung dịch KI bão hòa vào dung dịch X cho đến tổng nồng độ của KI đã cho đạt 0,500 M được dung dịch Y (coi thể tích không thay đổi khi thêm KI vào dung dịch X).
 	1. Hãy mô tả các quá trình xảy ra và tính nồng độ các ion I3-, I-, Fe2+, Mn2+, Cr3+ trong dung dịch Y.
 	2. Tính thế của điện cực platin nhúng trong dung dịch Y.
 	3. Cho biết khả năng phản ứng của Cu2+ với I- (dư) ở điều kiện tiêu chuẩn. Giải thích.
 	4. Viết sơ đồ pin được ghép bởi điện cực platin nhúng trong dung dịch Y và điện cực platin nhúng trong dung dịch gồm Cu2+, I- (cùng nồng độ 1 M) và chất rắn CuI. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trên từng điện cực và xảy ra trong pin khi pin hoạt động.
Biết ở 25OC::
Câu 8: (4 điểm)
 	1. Sắp xếp sự tăng dần pH của các dung dịch mỗi chất sau (các dung dịch có cùng nồng độ mol/L, dung môi nước):
	a. CH3-CH(NH2)-COOH, CH2=CH-CH2-NH2, CH3-CH2-CH2-NH2, CHºC-CH2-NH2 . 
 	b. CH3COOH, NC–CH2–COOH, NC–(CH2)2–COOH , NC–CH(CH3)COOH
	2. a. Điclobutan có bao nhiêu đồng phân quang học? Viết công thức Fisơ các đồng phân đó, ghi rõ cấu hình R, S.
	 b.Từ phenol, CH4 và các chất vô cơ hãy điều chế metyl (2-hidroxibenzoat).
	3. Khi thủy phân hoàn toàn 1 mol tripeptit B thu được 2 mol Glu, 1mol Ala và 1 mol NH3. B không phản ứng với 2,4 –đinitroflobenzen và B chỉ có một nhóm cacboxyl tự do. Thủy phân B nhờ enzim cacboxypeptidaza thu được alanin. Xác định công thức cấu tạo của B.
	4. Sự ozon phân khử hóa C10H16O4 cho sản phẩm X duy nhất C5H8O3. Thủy phân X cho ancol Y và hợp chất Z tạp chức trong đó có chức cacboxyl. Biết khi đun khan Z cho CH3CHO và khí CO2. Ancol Y có phản ứng iodofom. Nếu thủy phân chất đầu C10H16O4 được axit đicacboxylic A có liên kết hidro nội phân tử, đun khan A được C6H6O3. Xác định cấu trúc các chất. Giải thích.
------HẾT------
Họ và tên thí sinh :.................................................... Số báo danh ........................
Họ và tên, chữ ký: 	Giám thị 1:.......................................................................
 	Giám thị 2:.......................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc
  • docHoa De 1 2015 2016 DA.doc