Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

 1. Cho các thí nghiệm sau:

 (1). O3 tác dụng với dung dịch KI. (4). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.

 (2). Axit HF tác dụng với SiO2. (5). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.

 (3). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2. (6). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2016 – 2017
MÔN: HÓA HỌC
Ngày thi: 12/10/2016
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 03 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
	1. Cho các thí nghiệm sau: 
	(1). O3 tác dụng với dung dịch KI. (4). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.
	(2). Axit HF tác dụng với SiO2. (5). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.
	(3). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2. (6). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.
	Những thí nghiệm nào tạo ra đơn chất? Viết phương trình phản ứng của các thí nghiệm đó.
	2. a) Bộ dụng cụ như hình sau dùng để điều chế và mô tả tính khử của khí SO2. Dung dịch X có thể là nước Br2 hoặc dung dịch KMnO4. Viết tất cả các phản ứng xảy ra trong thí nghiệm. 
dung dịch H2SO4 đặc
Na2SO3
dung dịch X
 b) Cho hình vẽ thiết bị chưng cất thường như sau. Hãy nêu vai trò của nhiệt kế trong khi chưng cất.
Đèn cồn
Bình cầu có nhánh
Nhiệt kế
Sinh hàn hhànhàn
Bình hứng
Câu 2. (2,0 điểm) 
 1. Cùng một giống cây được trồng trên những vùng đất có tính chất khác nhau thì cần phải lựa chọn những loại phân bón khác nhau. Trên vùng đất A (có pH = 4,5 – 5,5) được trồng khoai tây (thích hợp trồng trên vùng đất có pH = 5,0 – 6,5). Trong các loại phân bón cho dưới đây, loại nào thích hợp để bón cho khoai tây trồng trên vùng đất A? Giải thích? 
 (1). Canxi nitrat (2). Amoni sunfat (3). Ure 
 (4). Tro bếp (có kali cacbonat) (5). Kali clorua 
 2. Hòa tan kim loại R hóa trị n không đổi bằng dung dịch H2SO4. Người ta nhận thấy khi hòa tan a mol R thì số mol H2SO4 tham gia phản ứng cũng là a mol, thu được 31,2 gam muối sunfat của R và khí X. Lượng khí X này vừa đủ làm mất màu 500 ml dung dịch Br2 0,2M. Xác định kim loại R.
Câu 3. (2,0 điểm)
 1. Cho V lít dung dịch NaOH 1,0M vào 100,0 ml dung dịch AlCl3 0,70M thu được a gam kết tủa. Nếu cho 2V lít dung dịch NaOH 1,0M vào 100,0 ml dung dịch AlCl3 0,70M cũng thu được a gam kết tủa. Tìm giá trị của V và a?
 2. Cho 38,6 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và FeCO3 vào một bình đã hút chân không. Nung bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 9,24 lít (điều kiện tiêu chuẩn) hỗn hợp khí Y gồm ba chất khí và chất rắn Z.
 a) Viết các phương trình hoá học và tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
 b) Nếu cho toàn bộ lượng Z tác dụng với lượng dư khí CO nung nóng thu được chất rắn G, hoà tan G trong dung dịch HBr dư rồi cô cạn được chất rắn khan T. Cho T tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít khí SO2 (điều kiện tiêu chuẩn) là sản phẩm khử duy nhất. Viết các phương trình hoá học và tính V. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 4. (2,0 điểm) 
 1. Cho phản ứng: CaCO3(r) CaO(r) + CO2(k)
 Cho biết: ở 25oC, Hopư = 178,32 kJ; Sopư = 160,59 J/K.
 a) Phản ứng có tự diễn biến ở 25oC không? Khi tăng nhiệt độ, ΔG0 của phản ứng sẽ thay đổi như thế nào?
 b) Phản ứng có tự diễn biến ở 850oC không?
 2. Năng lượng liên kết là năng lượng được giải phóng ra khi liên kết hóa học được hình thành từ những nguyên tử riêng rẽ ở trạng thái khí. 
 Hãy xác định năng lượng liên kết C-C trong phân tử etan. Biết ở 298K và 1atm ta có các dữ kiện: 
 C2H6(k) + 7/2O2 2CO2(k) + 3H2O(l) H1 = - 1559,8 kJ
 Cthan chì + O2 CO2(k) H2 = - 393,1 kJ
 H2 + 1/2O2 H2O(l) H3 = - 285,6 kJ
 Cthan chì Ckhí H4 = 719,65 kJ
 Năng lượng liên kết: H(H-H) = - 435,13 kJ/mol
 H(C-H) = - 415,965 kJ/mol
Câu 5. (2,0 điểm)
 Cho phản ứng sau là phản ứng một giai đoạn:
 	(1) 
 Tại 27oC và 68oC, phương trình (1) có hằng số tốc độ tương ứng lần lượt là k1 = 1,44.107 mol-1.l.s-1 và k2 = 3,03.107 mol-1.l.s-1; R = 1,987 cal/mol.K.
 1. Tính năng lượng hoạt hóa Ea (theo cal/mol) và giá trị của A trong biểu thức:
 mol-1.l.s-1. 
 2. Tại 119oC, tính giá trị của hằng số tốc độ phản ứng k3. 
 3. Nếu cho nồng độ đầu của A, B: Co(A) = Co(B) = 0,1M thì t1/2 ở nhiệt độ 119oC là bao nhiêu?
Câu 6. (2,0 điểm) 
 Cân bằng sau được thiết lập ở 400K: 3H2 + N2 2 NH3 	(*) 
Người ta xác định được các áp suất riêng phần sau đây:
 0,376.105 Pa ; 0,125.105 Pa ; 0,499.105 Pa.
 1. Tính hằng số cân bằng Kp và ΔG0 của phản ứng (*) ở 400K. 
 2. Tính lượng N2 và NH3, biết hệ có 500 mol H2.
 3. Thêm 10 mol H2 vào hệ này đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất tổng cộng không đổi. Bằng cách tính, hãy cho biết cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều nào?
 4. Trong một hệ cân bằng H2, N2, NH3 ở 410K và áp suất tổng cộng 1.105 Pa, người ta tìm được: 
Kp = 3,679.10-9 Pa-2; mol; mol; mol. 
 Nếu thêm 10 mol N2 vào hệ này đồng thời giữ cho nhiệt độ và áp suất không đổi thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nào?
 	Cho: Áp suất tiêu chuẩn P0 = 1,013.105 Pa; R = 8,314 JK-1mol-1; 1 atm = 1,013.105 Pa. 
Câu 7. (2,0 điểm) 
 1. Sử dụng mô hình về sự đẩy nhau của các cặp electron hóa trị (mô hình VSEPR), dự đoán dạng hình học của các ion và phân tử sau: BeH2, SiF62-, NO2+, I3-. Giải thích ngắn gọn.
 2. a) Gọi tên các phức chất sau: [Ag(NH3)2]Cl; K3[Fe(CN)6]; Na[Al(OH)4]; [Co(H2O)5Cl]Cl2. 
 b) Cho biết dạng hình học, đặc điểm từ tính của ion phức [Co(CN)6]3-, giải thích theo thuyết hoá trị.
Câu 8. (2,0 điểm) 
Cho: pKa (CH3COOH) = 4,76; pKa (HCN) = 9,35; pKs (AgCN) = 15,66.
 1. a) Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M.
 b) Phải thêm vào 1 lít dung dịch trên bao nhiêu gam NaOH để được dung dịch có pH = 3.
 2. Xác định độ tan của AgCN trong dung dịch đệm có pH = 3. 
Câu 9. (2,0 điểm) 
 1. Cho 2,04 gam muối clorua của kim loại M hoá trị (II) không đổi tác dụng vừa đủ với một lượng dung dịch muối axit của axit sunfuhiđric thấy tạo ra 1,455 gam kết tủa. Xác định muối clorua ban đầu.
 2. Kim loại (A) phản ứng với phi kim (B) tạo hợp chất (C) có màu vàng cam. Cho 0,1 mol (C) tác dụng với CO2 dư tạo thành hợp chất (D) và 2,4 gam (B). Hoà tan hoàn toàn (D) vào H2O thu được dung dịch (D). Dung dịch (D) phản ứng hết với 100 ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (điều kiện tiêu chuẩn). Trong (C) chứa 45,07% nguyên tử (B) theo khối lượng; hợp chất (D) không bị phân huỷ khi nóng chảy.
Xác định (A), (B), (C), (D) và viết phương trình phản ứng xảy ra. 
Câu 10. (2,0 điểm) 
 Hòa tan hoàn toàn 0,5321 gam một mẫu hợp kim của thiếc và nhôm trong dung dịch axit nitric loãng tạo ra sản phẩm khử duy nhất là khí không màu hóa nâu trong không khí và dung dịch A. Pha loãng toàn bộ dung dịch A tới vạch của bình định mức 100,0 ml. Dùng pipet lấy 25,00 ml dung dịch thu được trong bình định mức đem chuẩn độ với dung dịch KMnO4 0,0107M có môi trường axit. Quá trình chuẩn độ được lặp lại ba lần. Kết quả trung bình cần 16,51 ml dung dịch KMnO4.
 1. Tính hàm lượng phần trăm khối lượng của thiếc trong mẫu hợp kim.
 2. Làm thế nào để phát hiện ra điểm tương đương của quá trình chuẩn độ.
 3. Kết quả thu được về hàm lượng của thiếc theo phép phân tích này sẽ thay đổi như thế nào nếu:
 a) Mẫu hợp kim ban đầu bị bao phủ bởi một lớp oxit.
 b) Quá trình pha loãng dung dịch thực hiện không tốt, vượt quá vạch của bình định mức.
 c) Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch không được theo dõi, pH tăng lên cao (gần môi trường trung tính). 
 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; Na = 23; 
 Al = 27; K = 39; Fe = 56; Ni = 58; Zn = 65; Ag = 108; Sn = 118,7.
....................HẾT....................
Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh .........................
Họ và tên, chữ ký: 	Giám thị 1:..........................................................................
 	Giám thị 2:..........................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc
  • docHoa De 1 2016 2017 DA.doc
Bài giảng liên quan