Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)

 Một este X (không chứa nhóm chức nào khác) có tỉ khối hơi đối với khí oxi là 3,125.

 1. Xác định công thức phân tử của X.

 2. Cho 20 gam X tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của X và gọi tên.

 3. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21 gam muối khan. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của X (biết X có mạch cacbon không phân nhánh) và viết phương trình phản ứng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Hóa học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2016 – 2017
MÔN: HOÁ HỌC
Ngày thi: 13/10/2016
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 03 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
 1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (các chất hữu cơ viết dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn):
 Metan Axetilen Vinyl clorua Nhựa PVC
	 Vinylaxetilen Buta-1,3-đien Polibuta -1,3-đien
 2. Từ Metan viết sơ đồ điều chế Poli(vinyl ancol).
Câu 2. (2,0 điểm)
 1. Một số hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố C, H, O có phân tử khối là 60u (60 đvC). Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của các chất.
 2. Có các chất: CH3SO2CH2COOH, Etanol, p-CH3-C6H4-OH, (CH3)3C-COOH, Axit axetic, Phenol và (C6H5)3CH. Cho các trị số pKa là: 2,36; 4,76; 5,05; 9,95; 10,19; 15,8 và 25. 
 Hãy xác định trị số pKa cho mỗi chất (không cần giải thích).
Câu 3. (2,0 điểm) 
 Một este X (không chứa nhóm chức nào khác) có tỉ khối hơi đối với khí oxi là 3,125.
 1. Xác định công thức phân tử của X.
 2. Cho 20 gam X tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,2 gam bã rắn. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của X và gọi tên.
 3. Cho 0,15 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 21 gam muối khan. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của X (biết X có mạch cacbon không phân nhánh) và viết phương trình phản ứng.
Câu 4. (2,0 điểm) 
 1. Bằng thực nghiệm ở 300oC người ta xác định tỉ lệ % các sản phẩm monoclo hoá isopentan như sau: 2-clo-2- metylbutan 22%; 2-clo-3- metylbutan 33%; 
 1-clo-3- metylbutan 15%; 1-clo-2- metylbutan 30% .
 a) Viết công thức cấu tạo các sản phẩm.
 b) Cho khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử hiđro ở cacbon bậc I (rI ) là 1. Hãy tìm khả năng phản ứng tương đối của nguyên tử hiđro ở cacbon bậc II (rII) và cacbon bậc III (rIII).
 2. Hiđrocacbon thơm (B) có khối lượng mol phân tử M < 250 g/mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam (B) thu được m gam H2O. (B) không tác dụng với Br2 (có mặt bột Fe, t0); đun nóng hơi (B) với Br2 có chiếu sáng thu được một dẫn xuất monobrom duy nhất. 
 Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên (B).
Câu 5. (2,0 điểm) 
 1. Hợp chất hữu cơ A (C10H18O) có trong một loại tinh dầu ở Việt Nam. A không làm mất màu nước brom và dung dịch thuốc tím loãng, đồng thời A cũng không tác dụng với H2/Ni, t0. A tác dụng với HCl đậm đặc thu được chất X (1-clo-4- (1-clo-1-metyletyl)-1-metylxiclohexan).
 a) Xác định cấu tạo của A.
 b) Hợp chất B (C10H20O2) có trong một loại tinh dầu của Nam Mỹ. Từ B có thể tổng hợp nên A bằng cách đun nóng với axit. Gọi tên B, biểu diễn cấu dạng bền nhất của B.	
 2. Oximen có trong tinh dầu lá húng quế, có công thức phân tử C10H16 được xem như do 2 phân tử Isopren kết hợp với nhau. Khi cộng một phân tử nước ở điều kiện thích hợp ta được một dạng cấu tạo của Linalol. Khi hiđro hoá hoàn toàn Linalol ta được 3,7-đimetyloctan-3-ol. 
 Dùng công thức cấu tạo viết các phương trình hóa học tương ứng.
Câu 6. (2,0 điểm) 
 1. a) Viết cơ chế của phản ứng:
 b) Hợp chất (A) chuyển hoá thành hợp chất 
(A') trong môi trường kiềm theo sơ đồ bên. Hãy
dùng mũi tên cong để chỉ rõ cơ chế của phản ứng.
 (A) (A’)
 2. Từ chất ban đầu, Etanđiol và các hóa chất vô cơ, viết sơ đồ tổng hợp các chất sau:
Câu 7. (2,0 điểm) 
 1. Hợp chất C5H8O (A) là một anđehit không no quang hoạt. Khi cho (A) tác dụng với C6H5MgBr rồi thuỷ phân trong môi trường axit thì thu được chất C11H14O (B). (B) phản ứng với B2H6 được sản phẩm rồi phản ứng với H2O2/OH- thu được chất (C). Khi (C) phản ứng với CrO3/H+ thì thu được chất C11H12O3 (D). Khử (D) bằng hỗn hống Zn/Hg trong HCl thu được chất (E), đun (E) với H3PO3 thì được một xeton vòng C11H12O (F).
 Viết công thức cấu tạo của các chất từ (A) đến (F).
 2. Có một hợp chất Salixin (C13H18O7) (S) bị thủy phân bằng elmunsin cho D-Glucozơ và một hợp chất là Saligenin (C7H8O2). Salixin không khử được thuốc thử Tollen. Oxi hóa Salixin bằng HNO3 thu được một hợp chất mà khi thủy phân hợp chất này sẽ nhận được D-Glucozơ và anđehit Salixylic. Metyl hóa Salixin thu được pentametyl salixin. Thủy phân hợp chất này cho 2, 3, 4, 6 – tetra – O – metyl-D- glucopiranozơ. Hãy cho biết cấu trúc của Salixin.
Câu 8. (2,0 điểm) 
 Sau khi xử lí hỗn hợp lõi ngô hoặc vỏ trấu có chứa pentozan (C5H8O4)n với dung dịch axit clohiđric 12% rồi tiến hành chưng cất, nhận được chất lỏng C5H4O2 (A) màu vàng có mùi thơm. Cho (A) phản ứng với KOH rồi axit hóa. Quá trình này nhận được C5H6O2 (B) và C5H4O3 (C).
 1. Viết phương trình phản ứng tạo thành (A), (B), (C) (với các chất (A), (B), (C) dùng công thức cấu tạo để viết phương trình).
 2. Viết phương trình phản ứng của (B) tác dụng với (C) khi có xúc tác axit. 
 3. Hãy trình bày điều kiện nitro hoá (A) để nhận được C5H3NO4 (D).
 4. Viết phương trình phản ứng của (D) tác dụng với (I); (II). 
Câu 9. (2,0 điểm) 	
 Một pin điện được thiết lập bởi điện cực Zn nhúng vào dung dịch Zn(NO3)2 0,1M và điện cực Ag nhúng vào dung dịch AgNO3 0,1M.
Cho: E0 Zn2+/Zn = - 0,76 V;	E0 Ag+ /Ag = 0,80 V.
 1. Viết sơ đồ pin.
 2. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
 3. Tính sức điện động của pin.
 4. Tính nồng độ các chất khi pin hết.
Câu 10. (2,0 điểm) 
 1. Bão hòa bằng khí H2S (= 0,10M) dung dịch X chứa MnCl2 2,00.10-2M và HCl 2,00.10-3M. Tính pH tối thiểu để có kết tủa MnS tách ra. 
 Cho biết: MnS có pKS = 9,60; H2S có pKa1 = 7,02; pKa2 = 12,90.
	Mn2+ + H2O D Mn(OH)+ + H+ *β = 10-10,6.
 2. Dựa vào phương pháp gần đúng Slater, tính năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) và thứ hai (I2) của He theo kJ/mol. Biết He có Z = 2.
 Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; O = 16; Na = 23.
....................HẾT....................
Họ và tên thí sinh:.................................................... Số báo danh ........................
Họ và tên, chữ ký: 	Giám thị 1:.........................................................................
 	Giám thị 2:.........................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_hoa_hoc_nam_hoc.doc
  • docHoa De 2 2016 2017 DA.doc
Bài giảng liên quan