Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

a) Quan hệ sinh vật ăn sinh vật gồm những dạng nào? Thực vật có những đặc điểm nào để tồn tại trước những sinh vật ăn thịt nó?

b) Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển được?

c) Trong thực tế nghề nuôi cá ở nước ta, người ta đang có xu hướng nuôi cá dữ ở các bậc dinh dưỡng cao để xuất khẩu như cá lóc, cá tra, cá ba sa nước ngọt, Giải thích.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT 
Năm học 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi 06/10/2015
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 08 câu, trong 02 trang)
Câu 1 (3,5 điểm): 
 Nêu vai trò của mỗi thành phần trong opêron Lac của vi khuẩn E.coli. Làm thế nào để biết được một đột biến xảy ra ở gen điều hoà hay gen cấu trúc? 
 Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
 Trong các chất sau: pepsin, ADN và đường glucozơ, nếu tăng dần nhiệt độ lên thì mức độ biến đổi cấu trúc của chất nào là sâu sắc nhất? Giải thích.
Câu 2 (3,5 điểm):
Có thể tạo ra dòng thuần chủng bằng những cách nào? Tại sao việc duy trì dòng thuần thường rất khó khăn? 
Phân biệt gen tế bào chất và gen trong nhân tế bào. Làm thế nào để xác định được một tính trạng nào đó là do gen ngoài nhân quy định? 
Từ thời cổ, người ta đã thực hiện các phép lai khác nhau tạo ra con la dai sức, leo núi giỏi và con bác-đô thấp hơn con la, móng bé. Hãy viết các phép lai tạo ra con la và con bác-đô, giải thích tại sao có sự khác nhau đó. 
Câu 3 (2,0 điểm): 
Trong một thí nghiệm, người ta xử lý 1000 tế bào sinh tinh của một động vật. Qua theo dõi thấy có 2% số tế bào sinh tinh giảm phân không bình thường ở lần giảm phân I hoặc giảm phân II (chỉ xảy ra ở một trong hai tinh bào cấp II) làm xuất hiện một số tinh trùng (n + 1) và (n – 1). Các tinh trùng được tạo ra từ tất cả các tế bào sinh tinh trên đều tham gia thụ tinh tạo hợp tử, trong đó có 98,5% hợp tử bình thường. Hãy xác định số tế bào sinh tinh xảy ra đột biến ở lần giảm phân I, ở lần giảm phân II. Biết rằng quá trình giảm phân của các tế bào sinh trứng diễn ra bình thường. 
Câu 4 (1,5 điểm): 
Ở một loài thực vật, lai P thuần chủng khác nhau về một tính trạng, F1 đồng tính hoa đỏ. Cho F1 tạp giao, F2 thu được 384 cây hoa đỏ, 72 cây hoa vàng, 56 cây hoa hồng. Giải thích kết quả phép lai. 
Câu 5 (2,0 điểm): 
 Kể tên những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể giao phối. Nhân tố nào là chủ yếu, vì sao?
 Khi quần thể có kích thước bị suy giảm quá mức thì kích thước ngày càng giảm và quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong. Hãy giải thích nguyên nhân theo quan điểm tiến hóa và sinh thái. 
Câu 6 (2,5 điểm): 
Vì sao tiến hóa không tạo ra được những sinh vật thích nghi hoàn hảo? Tính thỏa hiệp trong hình thành đặc điểm thích nghi thể hiện như thế nào? 
Giả sử có hai hòn đảo X và Y cùng được hình thành do đáy đại dương trồi lên vào cùng thời điểm, cùng vĩ độ. Sau một thời gian tiến hóa, người ta thấy trên đảo X có số lượng loài sinh vật nhiều hơn. Hãy thử giải thích nguyên nhân? 
Một số loại đột biến nhiễm sắc thể có thể nhanh chóng góp phần dẫn đến hình thành loài mới, đó là những loại đột biến nào? Giải thích. 
Câu 7 (2,5 điểm): 
Động vật có các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính gì để thích nghi với môi trường nóng khô?
Nêu mối quan hệ giữa thành phần loài và số lượng cá thể mỗi loài của quần xã sinh vật trong không gian.
Giả sử có hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu sống giống nhau, hãy nêu xu hướng biến động số lượng cá thể của hai quần thể sau một thời gian xảy ra cạnh tranh? 
Câu 8 (2,5 điểm): 
Quan hệ sinh vật ăn sinh vật gồm những dạng nào? Thực vật có những đặc điểm nào để tồn tại trước những sinh vật ăn thịt nó?
Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển được? 
Trong thực tế nghề nuôi cá ở nước ta, người ta đang có xu hướng nuôi cá dữ ở các bậc dinh dưỡng cao để xuất khẩu như cá lóc, cá tra, cá ba sa nước ngọt, Giải thích. 
--------HẾT-------
Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh ................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_sinh_hoc_nam_hoc.doc
  • docHDC SINH 1 DE VONG I(15-16).doc
Bài giảng liên quan