Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)

Câu 8 (2,0 điểm):

a) Giải thích câu: « Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói » bằng kiến thức sinh học.

b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã đ¬ược tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều lượng phù hợp, nh¬ưng con vật vẫn chết, tại sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2015-2016 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT 
Năm học 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi 07/10/2015
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 12 câu, trong 02 trang)
Câu 1 (1,5 điểm): 
Trong muối chua rau củ, có thao tác chần nhanh trước khi ngâm rau củ vào nước muối, hãy cho biết thao tác trên nhằm mục đích gì? 
Khi xem dưới kính hiển vi các lát cắt của cùng một mô thực vật ở môi trường saccarose ưu trương và ure ưu trương quan sát thấy rằng: trong dung dịch saccarose quá trình co nguyên sinh xảy ra lâu hơn và bền hơn. Còn trong dung dịch ure, lúc đầu xảy ra hiện tượng co nguyên sinh, sau một thời gian thấy xảy ra hiện tượng phản co nguyên sinh. Hãy giải thích?
Câu 2 (2,0 điểm):
Hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men ở vi sinh vật khác nhau như thế nào về sản phẩm và chất nhận điện tử cuối cùng?
Nhỏ một giọt dịch giấm ăn đặt lên phiến kính rồi bổ sung một giọt H2O2, điều gì sẽ xảy ra? Giải thích.
Câu 3 (1,5 điểm): Các câu sau đúng hay sai? Giải thích.
 a) Trong quá trình tiềm tan, tế bào chủ không bị tan.
 b) Prophage là một loại phage vô hại.
 c) Trong suốt quá trình từ khi nhiễm phage đến giai đoạn tổng hợp tất cả các thành phần của phage, người ta không tìm thấy phage trong tế bào vi khuẩn.
Câu 4 (2,0 điểm):
Phagơ không thể xâm nhập vào tế bào vi khuẩn khi nào? 
Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc và biểu hiện chức năng của plasmit và phagơ ôn hoà kí sinh ở vi khuẩn. 
Câu 5 (1,5 điểm): 
a) Với các lá cây cùng tuổi trên một cây, thì màu lá núp trong bóng so với màu lá ở ngoài nhiều ánh sáng khác nhau như thế nào? Do đâu mà có sự khác nhau đó? 
b) Vì sao lá dứa, lá bỏng sáng sớm có vị chua, chiều tối có vị chát? 
Câu 6 (1,5 điểm):
a) Khi nhiệt độ quá cao ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hút nước ở rễ?
b) Tại sao nói quá trình hấp thụ khoáng liên quan chặt chẽ tới hô hấp của rễ? 
Câu 7 (2,0 điểm): 
a) Nếu loại bỏ tinh bột ở thực vật CAM thì kết quả quá trình quang hợp có gì khác với ở thực vật C4 và C3? 
b) Bằng những cách nào người ta có thể làm cho cây ngày ngắn ra hoa được khi trồng trong điều kiện chiếu sáng ngày dài? Vì sao?
Câu 8 (2,0 điểm): 
a) Giải thích câu: « Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói » bằng kiến thức sinh học.
b) Ở chuột thí nghiệm bị hỏng chức năng tuyến tuỵ, mặc dù đã được tiêm hoocmôn tuyến tuỵ với liều lượng phù hợp, nhưng con vật vẫn chết, tại sao? 
Câu 9 (1,5 điểm): 
a) Một con vật có hệ tuần hoàn kín và một con vật có hệ tuần hoàn hở cùng bị thương như nhau, con vật nào có khả năng sống sót cao hơn? 
b) Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? 
Câu 10 (2,0 điểm): 
a) Nguyên nhân nào làm cho nồng độ progesteron trong máu thay đổi ở chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ progesteron gây tác dụng gì? 
b) Tại sao phụ nữ uống thuốc viên tránh thai tổng hợp nhân tạo chứa progesteron và estrogen giúp tránh được mang thai? Uống thuốc tránh thai này có làm thay đổi nồng độ progesteron và estrogen tự nhiên (do buồng trứng sản xuất ra) hay không, tại sao? 
Câu 11 (1,0 điểm): 
 Ở ngô 2n = 20. Cho rằng màu hạt ngô do một cặp gen gồm hai alen quy định trong đó alen A quy định màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định màu trắng. Cho hai dòng ngô thuần chủng hạt đỏ và hạt trắng lai với nhau theo phương thức lai thuận nghịch. Kiểu gen của tế bào nội nhũ hạt ngô trong phép lai thuận nghịch sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai.
Câu 12 (1,5 điểm): 
a) Ở người, gen lặn quy định hồng cầu bình thường, đột biến tạo alen trội gây hồng cầu hình lưỡi liềm. Có hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một trẻ có kiểu gen đồng hợp lặn và một trẻ là thể dị hợp về bệnh này. Cơ chế nào dẫn đến hiện tượng trên?
b) Nếu không có đột biến, giả thiết rằng xác suất sinh đôi cùng trứng trong một dòng họ là 0,14. Xác suất để hai trẻ sinh đôi là cùng trứng biết rằng chúng cùng giới là bao nhiêu?
--------HẾT-------
Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh ................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_sinh_hoc_nam_hoc.doc
  • docHDC SINH 2DE VONG I(15-16).doc
Bài giảng liên quan