Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

a) Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để có thể tạo ra giống thuần chủng về tất cả các cặp gen? Phương pháp nào tạo giống mới mang nguồn gen tổ hợp từ hai loài khác nhau?

b) Trình bày các bước chính sử dụng kỹ thuật cấy gen vào E.coli để sản xuất vacxin tái tổ hợp phòng chống virut gây bệnh lở mồm long móng ở động vật móng guốc. Biết hệ gen của loại virut này có bản chất ARN và vacxin phòng bệnh là protein kháng nguyên (VP1) do chính hệ gen của virut mã hóa.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2016-2017 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH
Năm học 2016 - 2017
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi 12/10/2016
Thời gian làm bài 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 11 câu, trong 02 trang)
Câu 1 (2,0 điểm).
a) Hãy giải thích tại sao ADN ở sinh vật nhân thực bền vững hơn nhiều so với các loại ARN?
b) Gen của sinh vật nhân thực thường chứa các đoạn intron. Hãy cho biết các intron có vai trò gì?
Câu 2 (2,5 điểm).
a) Đưa ra hai lý do giải thích tại sao: "Hai gen khác nhau của cùng một loài sinh vật nhân chuẩn lại có tần số đột biến gen khác nhau".
b) Một bệnh di truyền ở người có nhất thiết di truyền cho thế hệ sau không? Tại sao? Có trường hợp hai trẻ đồng sinh cùng trứng nhưng lại có kiểu hình không giống nhau. Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm). 
a) Trong công tác chọn giống người ta áp dụng những phương pháp nào để có thể tạo ra giống thuần chủng về tất cả các cặp gen? Phương pháp nào tạo giống mới mang nguồn gen tổ hợp từ hai loài khác nhau?
b) Trình bày các bước chính sử dụng kỹ thuật cấy gen vào E.coli để sản xuất vacxin tái tổ hợp phòng chống virut gây bệnh lở mồm long móng ở động vật móng guốc. Biết hệ gen của loại virut này có bản chất ARN và vacxin phòng bệnh là protein kháng nguyên (VP1) do chính hệ gen của virut mã hóa.
Câu 4 (1,5 điểm). Ở một loài thú, khi cho con cái lông đen thuần chủng lai với con đực lông trắng thuần chủng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fa thu được kết quả 2 con đực lông trắng: 1 con cái lông đen: 1 con cái lông trắng. Xác định tỷ lệ kiểu hình ở F2 khi cho F1 ngẫu phối và qui luật di truyền chi phối phép lai trên?
Câu 5 (1,5 điểm). Xét 4 locus gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A1; A2; a với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b). Các gen này đều thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Riêng gen 3 và gen 4 đều có 4 alen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường khác. Hãy xác định: 
a) Số loại kiểu gen tối đa trong quần thể? 
b) Số kiểu gen dị hợp về tất cả các locus?
c) Thành phần kiểu gen về gen quy định màu hoa khi quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền?
Câu 6 (2,0 điểm). Khi quan sát thành phần kiểu gen của hai quần thể sinh vật người ta thống kê được sự biến đổi thành phần kiểu gen của cả 2 quần thể qua các thế hệ như sau: 
Quần thể 1: 
Thế hệ
TPKG
P
F1
F2
F3
F4
AA
0.25
0.445
0.5625
0.64
0.694
Aa
0.5
0.445
0.375
0.32
0.278
aa
0.25
0.11
0.0625
0.04
0.028
Quần thể 2: 
Thế hệ
TPKG
P
F1
F2
F3
F4
AA
0.49
0.49
0.21
0.25
0.28
Aa
0.42
0.42
0.38
0.30
0.24
aa
0.09
0.09
0.41
0.45
0.48
a) Nhân tố tiến hóa nào đã làm thay đổi thành phần kiểu gen của mỗi quần thể? 
b) Đặc điểm khác nhau chủ yếu để phân biệt các nhân tố tiến hóa trên?
Câu 7 (2,25 điểm).
a) Trong các nhân tố tiến hóa: Nhân tố nào có áp lực nhỏ nhất, nhân tố nào có áp lực lớn nhất làm thay đổi tần số tương đối của các alen của một gen? Tại sao?
b) Vì sao chỉ một lượng nhỏ biến dị di truyền được nhân lên trong quần thể? Có những vùng trình tự ADN không mã hóa thông tin di truyền nhưng không bị loại bỏ trong quá trình tiến hóa, giải thích.
Câu 8 (1,5 điểm).
a) Quan niệm của Đacuyn về quá trình hình thành loài mới có gì khác quan niệm hiện đại?
b) Tác động của chọn lọc vận động rõ nhất với con đường hình thành loài nào? Trình bày cơ chế của con đường hình thành loài đó.
Câu 9 (1,75 điểm). 
a) Hãy mô tả đặc trưng của mỗi kiểu phân bố của các cá thể trong không gian của quần thể? Kiểu nào phổ biến nhất trong thực tế?
b) Tại sao những loài động vật quý hiếm thường rất khó nuôi ngay cả trong những điều kiện chăm sóc hết sức chu đáo?
Câu 10 (2,0 điểm). Hình vẽ sau đây minh họa quá trình phân hóa ổ sinh thái của hai loài chim A và B trong một quần xã. Hãy cho biết nguyên nhân, các giai đoạn, ý nghĩa sinh thái của quá trình này đối với độ đa dạng của quần xã và chọn lọc tự nhiên?
Câu 11 (1,0 điểm). Hình sau mô tả tháp sinh thái sinh khối của các hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn:
 1 2 3 4 5
- Tháp sinh thái nào thể hiện các bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái dưới nước?
- Tháp nào bền vững nhất? Kém bền vững nhất? Tại sao?
- Tháp 5 có thể xuất hiện ở hệ sinh thái trên cạn không? Giải thích.
--------HẾT-------
Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh ................................
Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:..........................................................................
 Giám thị 2:..........................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_sinh_hoc_nam_hoc.doc
  • docHDC Ngay 1.doc
Bài giảng liên quan