Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh môn Sinh học - Năm học 2019-2020 - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)
a) Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
b) Một người chỉ sau thời gian ngắn uống lượng rượu lớn thì các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Nêu tên và chức năng của bào quan đó.
c) Bào quan nào được ví như một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó.
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ THI CHÍNH THỨC ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: SINH HỌC Ngày thi: 11/9/2019 (Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 11 câu, trong 02 trang Câu 1 (3,25 điểm) a) Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể? b) Một người chỉ sau thời gian ngắn uống lượng rượu lớn thì các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Nêu tên và chức năng của bào quan đó. c) Bào quan nào được ví như một túi chứa enzim trong tế bào nhân thực? Nêu cấu trúc và chức năng của bào quan đó. d) Người ta dùng phương pháp đánh dấu phóng xạ vào một axit amin, sau đó cho nó xâm nhập vào trong tế bào. Sau một thời gian người ta thấy axit amin đó có trong một loại prôtêin tiết ra ngoài tế bào. Sau khi xâm nhập vào tế bào thì axit amin đó đã đi qua những thành phần nào của tế bào? Ở mỗi thành phần tế bào axit amin đó đi qua, xảy ra quá trình nào? Câu 2 (1,25 điểm) Khi phân biệt quá trình phiên mã và sao chép của virut có vật chất di truyền là ARN (+) và AND (+). Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng, kết luận nào sai? Nếu sai hãy sửa cho đúng. a) Phiên mã và sao chép của hầu hết virut ARN (+) đều xảy ra trong tế bào chất, còn virut AND (+) đều xảy ra trong nhân tế bào. b) Enzim phiên mã của virut ARN (+) là ARN polymeraza phụ thuộc ADN; của virut AND (+) là ARN polymeraza phụ thuộc ARN. c) Ở 2 loại virut này, quá trình phiên mã đều trùng với quá trình sao chép. Câu 3 (1,75 điểm) Căn cứ vào nguồn cacbon và nguồn năng lượng, cho biết vi sinh vật có những kiểu dinh dưỡng nào? Phân biệt các kiểu dinh dưỡng đó. Câu 4 (1,0 điểm) Sự xâm nhập của HIV vào tế bào limpho T4 và sự sinh sản của chúng diễn ra như thế nào? Câu 5 (1,5 điểm) Có ba cây với tổng diện tích lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó, cắt thân đến gần gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau: Loại cây Thể tích nước thoát ra qua lá (ml) Thể tích dịch tiết ra (ml) Khoai tây 8,4 0,06 Hướng dương 4,8 0,02 Cà chua 10,5 0,06 a) Có những động lực nào tham gia vận chuyển nước từ rễ lên lá? b) Từ bảng số liệu trên em có thể rút ra nhận xét gì? Câu 6 (1,0 điểm) Ở thực vật, trong tế bào có một loại bào quan có thể làm cho tế bào gia tăng kích thước nhanh chóng nhưng lại không tiêu tốn năng lượng. Cho biết tên và nêu các chức năng của loại bào quan này. Câu 7 (1,5 điểm) Dưới đây là sơ đồ minh họa hai con đường vận chuyển electron trong quang hợp. Hãy chỉ ra các yếu tố chính tham gia điều chỉnh hai con đường vận chuyển đó, đảm bảo cân đối các sản phẩm tạo ra, cung cấp cho quá trình đồng hóa CO2 ở pha tối? Câu 8 (1,5 điểm) a) Chỉ ra sự khác nhau giữa các con đường thoát hơi nước qua lá? b) Tại sao ở phần lớn các loài thực vật, khí khổng chủ yếu phân bố ở mặt dưới của lá? Câu 9 (1,0 điểm) Ở thực vật C4, lục lạp tế bào bao bó mạch có những đặc điểm gì khác so với lục lạp tế bào mô giậu? Đặc điểm này phù hợp với chức năng của tế bào bao bó mạch như thế nào? Câu 10 (2,75 điểm) a) Nêu chức năng chính của mật trong tiêu hóa thức ăn. Người bị cắt túi mật cần lưu ý những vấn đề gì về chế độ dinh dưỡng? b) Một người do dị tật về tim nên có một lỗ thông giữa tâm thất trái và tâm thất phải. - Lượng máu bơm vào động mạch thay đổi như thế nào? Giải thích. - Người này có nguy cơ mắc những bệnh gì? Giải thích. c) Một người sống ở đồng bằng khi chuyển lên sống ở vùng núi cao thì sự thích nghi với điều kiện không khí loãng với nồng độ oxi thấp hơn đồng bằng sẽ diễn ra như thế nào? Câu 11 (3,5 điểm) a) Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động của nơron sẽ như thế nào trong mỗi trường hợp sau? Giải thích. - Sử dụng một loại thuốc làm giảm tính thấm của màng tế bào đối với ion Na+. - Tuyến trên thận tiết quá nhiều hoocmôn anđôstêron. b) Ở người bình thường, khi ăn nhiều đường hay ít đường thì hàm lượng đường trong máu vẫn luôn ổn định. Nêu tên 2 hoocmon chính tham gia điều hòa hàm lượng đường huyết. Nguồn gốc và chức năng cơ bản của 2 hoocmon đó. -----Hết----- Họ và tên thí sinh :...................................................Số báo danh ............................................... Họ và tên, chữ ký: Giám thị 1:................................................................................................ Giám thị 2:................................................................................................
File đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_mon_sinh_hoc_nam_hoc.docx
- HDC1.docx