Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm 2017 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Tại sao cholesterol rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm cho cơ thể?

b) Enzim amilaza có trong nước bọt của người được tổng hợp trong tế bào, sau đó tiết ra ngoài tế bào của tuyến nước bọt rồi đi vào khoang miệng. Viết sơ đồ quá trình vận chuyển enzim này tính từ bào quan mà chúng được tổng hợp ra tới khi vận chuyển ra khỏi tế bào.

c) Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể, hãy giải thích.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm 2017 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 1) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 25/4/2017
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 09 câu, trong 02 trang
Câu 1 (2,0 điểm).
a) Tại sao cholesterol rất cần cho cơ thể nhưng cũng rất nguy hiểm cho cơ thể? 
b) Enzim amilaza có trong nước bọt của người được tổng hợp trong tế bào, sau đó tiết ra ngoài tế bào của tuyến nước bọt rồi đi vào khoang miệng. Viết sơ đồ quá trình vận chuyển enzim này tính từ bào quan mà chúng được tổng hợp ra tới khi vận chuyển ra khỏi tế bào. 
c) Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucôzơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể, hãy giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên, lục lạp được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacoit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Đưa lục lạp vào trong tối, lúc này lục lạp có tạo ATP không? Nếu có thì phân tử ATP được hình thành bên trong hay bên ngoài màng tilacoit? Giải thích. 
b) Vì sao khi loại bỏ tinh bột khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 ở thực vật CAM không xảy ra trong khi ở thực vật C4 quá trình cố định CO2 vẫn diễn ra bình thường? 
c) Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI (không có PSII) có tác động lên nồng độ O2. Tác động đó là gì và thực vật đó có thể có lợi như thế nào? 
Câu 3 (1,5 điểm).
a) Trong chu kì tế bào, pha nào có biến động nhiều nhất về sinh hóa và pha nào có biến động nhiều nhất về hình thái? Hai pha này có mối quan hệ với nhau như thế nào và có thuận nghịch không?
b) Có sự khác nhau như thế nào giữa chu kì tế bào ở tế bào phôi, tế bào gan, tế bào thần kinh của người trưởng thành?
Câu 4 (3,0 điểm).
a) Virut HIV có lõi là ARN. Làm thế nào nó tổng hợp được vỏ protein và ARN của mình để hình thành virut HIV mới? 
b) Chủng E.coli I nguyên dưỡng với triptôphan và khuyết dưỡng với alanin. Chủng E.coli II nguyên dưỡng với alanin và khuyết dưỡng với triptôphan.
Thí nghiệm 1: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí với thời gian 2 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (1) chứa môi trường thiếu đồng thời cả triptôphan và alanin.
Thí nghiệm 2: Hỗn hợp 2 chủng trên trong ống nghiệm chứa dung dịch sinh lí có triptôphan và alanin với thời gian 90 phút, sau đó cấy lên đĩa pêtri (2) chứa môi trường thiếu đồng thời cả triptôphan và alanin. 
Cho biết có khuẩn lạc mọc ở 2 đĩa pêtri không? Tại sao? 
c) Bằng thao tác vô trùng, người ta cho 40ml dung dịch glucôzơ 10% vào hai bình tam giác cỡ 100ml (kí hiệu là bình A và B), cấy vào mỗi bình 4ml dịch huyền phù nấm men bia (Saccharomyces cerevisiae) có nồng độ 103 tế bào/1ml. Cả hai bình đều được đậy nút bông và đưa vào phòng nuôi cấy ở 35oC trong 18 giờ. Tuy nhiên, bình A được để trên giá tĩnh còn bình B được lắc liên tục (120 vòng/phút). Hãy cho biết sự khác biệt có thể có về mùi vị, độ đục và kiểu hô hấp của các tế bào nấm men giữa hai bình A và B. Giải thích. 
Câu 5 (2,5 điểm).
a) Vào những ngày nắng nóng, tế bào lỗ khí kiểm soát tốc độ mất nước của cây như thế nào? Tại sao hiện tượng đó lại vừa có lợi, vừa có hại cho cây trồng? 
b) Có 2 cây cà chua giống hệt nhau được trồng trong nhà kính với các điều kiện giống nhau nhưng cường độ ánh sáng khác nhau. Sau 4 giờ khối lượng của cây A tăng lên, khối lượng cây B không đổi. Giải thích. 
c) Khi chiếu ánh sáng qua lăng kính vào một sợi tảo dài trong dung dịch có các vi khuẩn hiếu khí, quan sát dưới kính hiển vi thấy vi khuẩn tập trung nhiều ở hai đầu sợi tảo với số lượng khác nhau. Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? 
Câu 6 (3,0 điểm).
a) Nêu những lợi thế của thực vật C4 so với thực vật C3 trong môi trường nhiệt đới. Vì sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C3 sử dụng ít ATP hơn so với thực vật C4? 
b) Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo nghiêng. Sau một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn, rồi lại chui vào lỗ hộp xốp, rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ sinh trưởng uốn theo kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải thích. 
c) Tại sao nhiều thực vật mùa đông nếu được gieo vào vụ xuân sẽ không chuyển sang trạng thái trưởng thành ra hoa? 
Câu 7 (2,0 điểm).
a) Ở những người bệnh xơ gan, viêm gan thấy lượng lipit trong phân tăng, cơ thể thiếu nghiêm trọng các vitamin A, D, E, K, hoạt động tiêu hoá giảm sút. Hãy giải thích vì sao? 
b) Tại sao khi hô hấp nhân tạo nạn nhân phải được nhồi ép lồng ngực và được thổi khí qua miệng? 
Câu 8 (2,0 điểm).
a) Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch? Trong điều kiện nghỉ ngơi bình thường, hai đợt liên tiếp mà tim cung cấp máu cho động mạch cách nhau một khoảng thời gian là bao nhiêu? 
b) Một bệnh nhân bị hở van tim (trường hợp van nhĩ thất đóng không kín). 
Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Tại sao?
Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kỳ tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Giải thích.
Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao?
Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim?
Câu 9 (2,0 điểm).
a) Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua xi náp, hãy giải thích tác dụng của các loại thuốc atropin (thuốc giảm đau) đối với người và dipteric (thuốc tẩy giun sán) đối với giun ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn.
b) Tuyến yên là một tuyến nội tiết rất quan trọng của cơ thể người. Em hãy cho biết tuyến yên có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh lùn cân đối, bệnh khổng lồ, bệnh to đầu ngón, bệnh đái tháo nhạt?
-----HẾT-----
Họ và tên thí sinh :.......................................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký:	Giám thị 1:........................................................................................................
 	Giám thị 2:........................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_nam_2017_mon_sinh_ho.doc
  • docHDC CHINH THUC SINH NGÀY 25.doc