Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm 2017 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm).

Một loại bào quan trong tế bào nhân thực được ví như là một “túi chứa enzim”.

a) Đó là bào quan nào? Nêu cấu trúc và hoạt động của bào quan này.

b) Tế bào nào có nhiều bào quan này nhất trong số các tế bào sau: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh? Tại sao?

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thái Huyền | Ngày: 27/07/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi THPT cấp tỉnh năm 2017 môn Sinh học - Sở GD&ĐT Ninh Bình (Đề 2) (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GD&ĐT NINH BÌNH
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THPT CẤP TỈNH NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC
Ngày thi: 26/4/2017
(Thời gian 180 phút, không kể thời gian phát đề)
Đề thi gồm 10 câu, trong 02 trang
Câu 1 (1,5 điểm). 
Một loại bào quan trong tế bào nhân thực được ví như là một “túi chứa enzim”.
a) Đó là bào quan nào? Nêu cấu trúc và hoạt động của bào quan này. 
b) Tế bào nào có nhiều bào quan này nhất trong số các tế bào sau: tế bào cơ, tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tế bào thần kinh? Tại sao? 
Câu 2 (2,0 điểm). 
a) Hóa thẩm là gì? Phân biệt hóa thẩm trong ti thể và hóa thẩm trong lục lạp (về vị trí, nguồn năng lượng, nguồn gốc H+, chất nhận e cuối, sản phẩm).
b) Trong tế bào nhân thực, sự biến đổi thuận nghịch NAD+NADH diễn ra ở những quá trình sinh học nào? Giải thích. 
Câu 3 (1,5 điểm). 
a) Ở tế bào phôi, chỉ 15 - 20 phút là hoàn thành 1 chu kì tế bào, trong khi đó tế bào thần kinh của người trưởng thành hầu như không phân bào. Em hãy giải thích tại sao?
b) Nêu 3 cách để nhận biết 2 tế bào con sinh ra qua 1 lần phân bào bình thường từ 1 tế bào ban đầu có bộ NST 2n của ruồi giấm đực là kết quả của nguyên phân hay giảm phân.
Câu 4 (2,5 điểm). 
a) Trong điều kiện tự nhiên, ADN ngoại lai có thể gia nhập vào hệ gen của vi khuẩn bằng những phương thức nào? 
b) Vì sao trong quá trình lên men rượu có những mẻ rượu bị nhạt, có những mẻ rượu bị chua? 
c) Trong hoạt động sống, màng sinh chất của vi khuẩn có thể có những kiểu biến dạng về mặt cấu trúc như thế nào? Chức năng của mỗi kiểu biến dạng đó? 
Câu 5 (1,5 điểm).
a) Khi cắt ngang thân một số loài thân thảo vào sáng sớm, trên bề mặt cắt của thân cây thấy hiện tượng rỉ nhựa, nhưng nếu cắt vào buổi trưa thì không có hiện tượng này. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích các hiện tượng trên. 
b) Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ đất. Một số loài cây trước khi gieo hạt, người ta cho hạt cây nhiễm bào tử của nấm cộng sinh với rễ cây. Việc làm này đem lại lợi ích gì cho cây trồng? Giải thích. 
Câu 6 (2,0 điểm). 
Một cây sống bình thường ở ven biển có áp suất thẩm thấu của đất ngập mặn là 3atm.
a) Cây này phải duy trì nồng độ dịch tế bào của lông hút tối thiểu là bao nhiêu để sống được trong mùa hè (to trung bình 35oC), trong mùa đông (to trung bình 17oC). Giả thiết hệ số i=1.
b) Các cây sống ở vùng đất ngập mặn ven biển hấp thụ nước bằng cách nào?
c) Cho 3 tế bào sống cùng loại vào 3 môi trường khác nhau: 
- Nước cất (A).
- Dung dịch KOH nhược trương (B).
- Dung dịch Ca(OH)2 nhược trương cùng nồng độ với dung dịch KOH (C). 
Sau một thời gian cho cả 3 tế bào vào dung dịch saccarôzơ ưu trương. Quan sát hiện tượng và cho biết tế bào nào mất nước nhiều nhất, tế bào nào mất nước ít nhất? Giải thích. 
Câu 7 (2,0 điểm).
a) Trong quá trình cố định đạm, nguyên tử hiđrô trong NH3 có nguồn gốc từ chất nào? Hãy giải thích. 
b) Tại sao trong điều kiện nhiệt độ thấp kéo dài và thiếu ánh sáng, một số loại thực vật thường có hiện tượng tích lũy nhiều NO3-, NH4 + gây độc cho cây? 
Câu 8 (3,0 điểm).
a) Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4. Tại sao khi hít vào thì áp suất trong khoang màng phổi lại là -7? Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang màng phổi thì thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở thay đổi như thế nào? Giải thích. 
b) Các nghiên cứu về vai trò của hồng cầu trong hô hấp ở động vật cho thấy hồng cầu trong máu động mạch chiếm 40% thể tích máu, trong khi đó hồng cầu trong máu tĩnh mạch chiếm 40,4% thể tích máu. Hãy giải thích sự khác nhau đó dựa trên những hiểu biết về hồng cầu.	
c) Tại sao tim của bò sát có vách ngăn hụt giữa hai tâm thất mà vẫn đáp ứng được nhu cầu hoạt động của cơ thể, trong khi tim của chim và thú cần thiết phải có vách ngăn hoàn toàn giữa 2 tâm thất? 
Câu 9 (3,0 điểm).
a) Trong một số trường hợp bị tai nạn cơ thể người bị mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm, cơ thể có các cơ chế sinh lý chủ yếu làm tăng huyết áp, giúp huyết áp trở lại bình thường. Em hãy trình bày các cơ chế chủ yếu đó. 
b) Axêtincôlin là chất trung gian hóa học có ở chùy xináp của nơron đối giao cảm và nơron vận động. Hãy nêu cách tác động khác nhau của axêtincôlin lên màng sau xináp ở hai loại nơron trên và ý nghĩa của nó.
c) Những bộ phận nào trong cơ thể không phải tuyến nội tiết nhưng vẫn tiết hoocmôn? Đó là hoocmôn nào và vai trò của nó?
Câu 10 (1,0 điểm).
Cho các vật liệu và dụng cụ thí nghiệm sau: 1 tủ ấm, 4 ống nghiệm, 1 lọ axit piruvic, 1 lọ glucôzơ, 1 lọ chứa dịch nghiền tế bào, 1 lọ chứa ti thể và 1 máy phát hiện CO2. Hãy thiết kế thí nghiệm để chứng minh hô hấp là quá trình thải CO2. Giải thích kết quả thí nghiệm. 
-----HẾT-----
Họ và tên thí sinh :....................................................................... Số báo danh .............................
Họ và tên, chữ ký:	Giám thị 1:.....................................................................................................
 	Giám thị 2:.....................................................................................................

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_thpt_cap_tinh_nam_2017_mon_sinh_ho.doc
  • docHDC CHINH THUC SINH NGÀY 26.doc
Bài giảng liên quan