Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 THCS - Ngày thi 28-3-2010 - Năm học 2009-2010 - Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 (1,5 điểm):

 Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam?

Câu 3 (3,5 điểm):

 Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử cách mạng nước ta trong giai đoạn 1939-1945, em hãy:

a. Phân tích các yếu tố tạo thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Đảng ta đã chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở các địa phương như thế nào?

Câu 4 (2,0 điểm):

 Trình bày mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Theo em, việc gia nhập ASEAN đã tạo cho Việt Nam thời cơ và thách thức như thế nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 THCS - Ngày thi 28-3-2010 - Năm học 2009-2010 - Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Sở giáo dục & đào tạo
Hải dương
------------------
Đề chính thức
Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Lớp 9 THCS năm học 2009-2010
-------------------------
Môn: Lịch sử
Thời gian:150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2010
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (2,0 điểm):
	 Nêu bối cảnh lịch sử nổ ra phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX? So với phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp những năm đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?
Câu 2 (1,5 điểm):
	Vì sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam?
Câu 3 (3,5 điểm):
	Bằng những hiểu biết của mình về lịch sử cách mạng nước ta trong giai đoạn 1939-1945, em hãy:
Phân tích các yếu tố tạo thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đảng ta đã chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở các địa phương như thế nào? 
Câu 4 (2,0 điểm):
	Trình bày mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Theo em, việc gia nhập ASEAN đã tạo cho Việt Nam thời cơ và thách thức như thế nào? 
Câu 5 (1,0 điểm ):
	Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu lại có xu hướng liên kết với nhau?
---------------------Hết----------------------
 Họ và tên thí sinh:..Số báo danh..
 Chữ ký của giám thị 1:Chữ ký của giám thị 2:..
Sở giáo dục & đào tạo
Hải dương
 Hướng dẫn chấm và Biểu Điểm môn Lịch sử 9 - năm học 2009-2010 
Câu 1 (2.0 điểm):
* Bối cảnh lịch sử:
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo, tiêu biểu là phong trào Cần vương đã thất bại hoàn toàn, vì vậy cần có phong trào đấu tranh theo xu hướng mới
0.25 đ
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam làm cho xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân). Các giai cấp có thái độ chính trị khác nhau nên đã tạo điều kiện xuất hiện nhiều xu hướng cách mạng 
0.25 đ
- Đầu thế kỉ XX, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu đã được truyền bá vào Việt Nam, tấm gương tự cường của Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa giàu mạnh đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam muốn học tập con đường của Nhật Bản
0.25 đ
- Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam đã tiến hành cuộc vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản 
0.25 đ
* Điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX:
- Mặc dù phong trào vẫn do các văn thân, sĩ phu yêu nước tiến bộ lãnh đạo nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến, chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới-xu hướng dân chủ tư sản
0.5 đ
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang như phong trào cuối thế kỉ XIX mà nó rất phong phú: vũ trang bạo động, vận động Duy tân, mở trường dạy họcquy mô rộng lớn thu hút
0.5 đ
Câu 2 (1.5 điểm):
* Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và của cách mạng Việt Nam vì:
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới
0.25 đ
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX
0.25 đ
- Đảng ra đời đã khẳng định giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng Cách mạng Việt Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân
0.25 đ
- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối lãnh đạo của cách mạng Việt Nam.
0.25 đ
- Đảng cộng sản VN ra đời đã đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, nhận được sự đồng tình ủng hộ của cách mạng thế giới, tạo thêm sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.
0.25 đ
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và của dân tộc Việt Nam
0.25 đ
Câu 3 (3.5 điểm):
a. Các yếu tố tạo thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945:
* Điều kiện khách quan:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật nhảy vào Đông Đương cấu kết với Pháp. Ngày 9/3/1945, Nhật bất ngờ đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
0.25 đ
- Tháng 5/1945, Đức bị tiêu diệt ở châu Âu. Tháng 8/1945, phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh không điều kiện, chính quyền tay sai thân Nhật hoang mang cực độ, trong khi đó quân đội đồng minh chưa vào Đông Dương
0.25 đ
* Điều kiện chủ quan:
- Dưới ách thống trị Nhật-Pháp, đời sống của tầng lớp nhân dân khổ cực, mâu thuẫn với Pháp- Nhật ngày càng sâu sắc, muốn vùng dậy giành độc lập tự do
0.25 đ
- Tại Hội nghị Trung ương Đảng 8 (Tháng 5-1941), Đảng đã đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ cấp bách hàng đầu, chủ trương xây dựng lực lượng cách mạng căn cứ cách mạng
0.25 đ
- Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, Đảng ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong toàn quốc... 
0.25 đ
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng và MTVM, cao trào kháng Nhật diễn ra sôi nổi, khí thế cách mạng đã sục sôi, quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
0.25 đ
b. Đảng ta đã chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi:
- Ngay sau khi nghe tin Nhật đầu hàng, Hội nghị toàn quốc của Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ 14-15/8/1945 đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy
0.25 đ
- Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào ngày 16/8/1945 đã nhất trí quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch...
0.25 đ
- Chiều 16/8/1945, theo lệnh của ủy ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
0.25 đ
- Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, 4 tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
0.25 đ
- ở Hà Nội, ngày 19/8/1945, cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn 
0.25 đ
- Ngày 23/8, khởi nghĩa ở Huế thắng lợi, ngày 25/8 Sài Gòn giành chính quyền và đến ngày 28/8, Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.
0.25 đ
- Ngày 2/9/1945, Hồ Chủ tịch thay mặt chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
0.25 đ
- Kết luận: Cách mạng tháng Tám nổ ra, thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu do sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo và kịp thời chớp thời cơ của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
0.25 đ
Câu 4 (2.0 điểm):
a. Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN:
- Từ khi thành lập năm 1967 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN có lúc hoà dịu, có lúc căng thẳng đối đầu
0.25 đ
- Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX trở đi, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực(do vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết)
0.25 đ
- Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, trở thành quan sát viên của ASEAN, tạo cơ sở để Việt Nam hoà nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam á. 
0.25 đ
- Tháng 7/1995, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 7 của ASEAN, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự tăng cường hợp tác ở khu vực Đông Nam á	 
0.25 đ
b. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam tham gia ASEAN: 
* Thời cơ:
- Mở rộng thị trường, tiếp thu KH-KT tiên tiến, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển. Hợp tác giao lưu văn hoá, giáo dục...
- Tạo thuận lợi để VN hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới. Góp phần củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
0.5 đ
* Thách thức:
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển, chưa đồng nhất về ngôn ngữ. Sự cạnh tranh quyết liệt khi mở cửa hội nhập
- Sự bất ổn về chính trị của một số nước trong khu vực (Thái Lan, Phi líp pin). Việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc khi mở cửa hội nhập
0.5 đ
Câu 5 (1.0 điểm):
* Các nước Tây Âu có xu hướng liên kết vì:
- Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau và sớm có sự liên hệ mật thiết với nhau 
0.25 đ
- Sự hợp tác phát triển là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những chia rẽ nội bộ.
0.25 đ
- Do nền kinh tế bắt đầu phát triển nên các nước Tây Âu càng muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ
0.25 đ
- Các nước Tây Âu phải liên kết cùng nhau trong cuộc cạnh tranh với các nước ngoài khu vực
0.25 đ
---------------------Hết----------------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_thcs_ngay_t.doc
Bài giảng liên quan