Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 12 GDTX - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 2 : (7,0 điểm)

 Cảm nhận của Anh (chị) về đoạn thơ sau:

 “ Họ đã sống và chết

 Giản dị và bình tâm

 Không ai nhớ mặt đặt tên

 Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

 Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

 Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than con cúi

 Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

 Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

 Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

 Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

 Có nội thù thì vùng lên đánh bại

 Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

 Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

 (Trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 121, NXB Giáo dục).

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Ngữ Văn Lớp 12 GDTX - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 GDTX
 NĂM HỌC 2014 – 2015
MÔN NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 180 phút
 (Đề này gồm 02 câu, 01 trang)
Câu 1 : (3,0 điểm)
 Nhà sư phạm Xu – khôm – lin – xki từng nói:
 “Nếu đứa trẻ dửng dưng với những gì đang diễn ra trong trái tim của bạn, người anh em, của bố mẹ mình, hoặc của bất cứ một đồng bào nào mà em gặp, nếu đứa trẻ không biết đọc trong mắt người khác điều đang xảy ra trong trái tim người đó thì đứa trẻ chẳng bao giờ trở thành con người chân chính ”.
 Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về nhận định trên?
Câu 2 : (7,0 điểm)
 Cảm nhận của Anh (chị) về đoạn thơ sau:
 “ Họ đã sống và chết
 Giản dị và bình tâm
 Không ai nhớ mặt đặt tên
 Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
 Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
 Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than con cúi
 Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
 Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
 Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
 Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
 Có nội thù thì vùng lên đánh bại
 Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân
 Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”
 (Trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 121, NXB Giáo dục).
-----------------------Hết--------------------------
Họ và tên thí sinh:.., Số báo danh:...
Chữ ký của giám thị 1:; Chữ ký của giám thị 2:..
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
 HẢI DƯƠNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 GDTX
MÔN NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
 A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
 - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
 Câu 1 (3,0 điểm) 
 a. Về kĩ năng
 - Thí sinh hiểu được yêu cầu của đề, biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
 - Trình bày ý rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận... dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
 b. Về kiến thức 
 - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
1.
Giới thiệu câu nói, nêu được ý nghĩa khái quát của câu nói.
0,25
2. 
Giải thích câu nói:
0,5
- “Người chân chính”: người chân thật, thẳng thắn, sống theo chính nghĩa.“Dửng dưng”: không quan tâm, không xúc động.
=> Nhận định của nhà sư phạm: khẳng định người chân chính trước hết phải có lòng nhân ái; phê phán những con người sống vị kỉ, không có lòng nhân ái
0,25
0,25
3.
Bàn luận ý nghĩa câu nói:
1,5
- Câu nói của nhà sư phạm Xu – khôm – lin – xki có giá trị giáo dục nhân cách sống tốt đẹp cho con người.
- Con người chân chính có nhiều phẩm chất tốt đẹp (có kiến thức, có văn hoá, có nghề nghiệp hữu ích cho xã hội, có ý thức kỉ luật tốt, có tinh thần lao động sáng tạo) nhưng trước hết phải có lòng nhân ái, biết quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người khác, yêu Tổ quốc, đồng bào, yêu thương bạn bè và những người thân trong gia đình.
- Người dửng dưng không biết đồng cảm với người khác không thể là người chân chính. Họ sống ích kỉ, thờ ơ không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của con người, sống tách rời cá nhân với cộng đồng, không can thiệp vào những chuyện bất công, thiếu bổn phận và trách nhiệm công dân(Lấy dẫn chứng về những trường hợp dửng dưng trước niềm vui, nỗi buồn của người khác).
- Không có kẻ sống dửng dưng nào trở thành người nổi tiếng. Ngược lại những con người biết quan tâm đến đến niềm vui nỗi buồn của người khác, dễ chinh phục được lòng người, làm nên những việc nhân đức để tiếng về sau (Lấy dẫn chứng về những con người chân chính).
- Câu nói của nhà sư phạm Xu – khôm – lin – xki thể hiện thái độ phê phán đối với những người sống dửng dưng; khẳng định lối sống đúng đắn, tích cực của những con người chân chính.
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
4.
Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động:
0,5
- Tích cực học tập và rèn luyện để trở thành con người chân chính.
- Phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc. Sống chân thật, thẳng thắn, luôn đồng cảm với niềm vui, nỗi buồn của người khác. 
0,25
0,25
5.
Khẳng định giá trị, ý nghĩa của câu nói.
0,25
 Câu 2 (7,0 điểm) 
 a. Về kĩ năng
 - Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bố cục rõ ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác nghị luận.
 - Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
 b. Về kiến thức
 - Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
1.
Giới thiệu khái quát: về Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích “Đất Nước”. Nêu tư tưởng bao trùm đoạn thơ là tư tưởng Đất Nước của Nhân dân.
0,5
2. 
Cảm nhận về đoạn thơ:
6,0
- Đoạn thơ nằm ở phần cuối đoạn trích “Đất Nước”, trích phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” được thi sĩ Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971.
- Cảm xúc, tư tưởng bao trùm đoạn thơ là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua cái nhìn vào chiều sâu lịch sử 4000 năm.
- Nhìn vào lịch sử 4000 năm, Nguyễn Khoa Điềm đề cao lớp lớp thế hệ Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, những con người vô danh bình dị, đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh để “làm ra Đất Nước”.
- Không chỉ dũng cảm chiến đấu, hy sinh để “làm ra Đất Nước”, lớp lớp thế hệ Nhân dân còn lưu giữ và “truyền” cho đời sau những giá trị vật chất, giá trị tinh thần quý giá (giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng; chuyền lửa qua mỗi nhà; truyền giọng điệu; giữ lại tên đất, tên làng; đắp đập be bờ tạo dựng thành quả cho người đời sau hưởng thụ).
- Bằng giọng thơ trữ tình – chính luận kết hợp với hình thức biểu đạt giàu chất suy tư và xúc cảm nồng nàn, Nguyễn Khoa Điềm đã làm nổi bật công đức to lớn của Nhân dân trong quá trình gìn giữ, bảo vệ và dựng xây Đất Nước.
- Đất Nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của Nhân dân. Nhân dân yêu nước, hiên ngang, dũng cảm, kiên cường (Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm / Có nội thù thì vùng lên đánh bại).
- Bằng cái nhìn đa chiều kết hợp với sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hóa và văn học dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã đi tới khẳng định: Nhân dân chính là người làm ra Đất Nước. Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân (Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân / Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại).
0,5
0,5
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
3.
Đánh giá, kết luận :
- Đóng góp riêng của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn trích này chính là thêm một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước; là sự nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua cái nhìn sâu sắc về lịch sử dân tộc, kết hợp với hình thức biểu đạt giàu chất suy tư và xúc cảm nồng nàn, qua giọng thơ trữ tình – chính luận sâu lắng, thiết tha.
 0,5
---------------Hết---------------

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_ngu_van_lop_12_gdtx_nam_h.doc