Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Sinh học Lớp 9 THCS - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Kèm đáp án)

Câu 4 (1.5 điểm)

1. Làm thế nào để nhận biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật?

2. Hiện tượng gì xảy ra khi 1 gen bị mất đi 2 liên kết Hiđrô?

3. Giả sử một gen bị đột biến làm gen ngắn bớt đi 6,8 Ǻ (Ăngxtơrông) và mất đi 5 liên kết Hiđrô. Hãy chỉ rõ đây là dạng đột biến gen gì?

Câu 5 (1.0 điểm)

Khi nghiên cứu bộ NST của một thai nhi, người ta thấy NST giới tính gồm 3 NST giống nhau. Hãy xác định giới tính của thai nhi và giải thích cơ chế hình thành bộ NST của thai nhi.

 

doc1 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Sinh học Lớp 9 THCS - Năm học 2014-2015 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Kèm đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 9 - THCS. NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút. Ngày thi 24/3/2015
(Đề thi gồm có 01 trang)
Câu 1 (1.5 điểm)
1. Trong phép lai hai cặp tính trạng, cần có những điều kiện gì để thế hệ lai F2 có tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ (9 : 3 : 3 : 1)?
2. Thực hiện phép lai P : AaBbDdEe x AaBbDdEe. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và phân li độc lập với nhau, tính trạng trội hoàn toàn. Ở thế hệ lai F1, hãy xác định: số loại kiểu gen, số loại kiểu hình, tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ, tỉ lệ kiểu hình mang ba tính trạng trội và một tính trạng lặn.
Câu 2 (1.5 điểm)
1. Đối với những loài sinh sản hữu tính, những quá trình sinh học nào xảy ra ở cấp độ tế bào đảm bảo con cái sinh ra giống bố mẹ? Trình bày ý nghĩa của các quá trình sinh học đó.
2. Một tế bào mầm của một loài động vật đã nguyên phân 3 lần liên tiếp trước khi giảm phân để hình thành tinh trùng. Trong các tinh trùng tạo ra từ tế bào mầm nói trên thấy có 608 NST. Các quá trình phân bào diễn ra bình thường. Xác định bộ NST 2n của loài động vật nói trên.
Câu 3 (2.0 điểm)
1. Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
2. Trình bày những nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi của ADN và quá trình tổng hợp ARN.
Câu 4 (1.5 điểm)
1. Làm thế nào để nhận biết một biến dị nào đó là thường biến hay đột biến? Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật? 
2. Hiện tượng gì xảy ra khi 1 gen bị mất đi 2 liên kết Hiđrô?
3. Giả sử một gen bị đột biến làm gen ngắn bớt đi 6,8 Ǻ (Ăngxtơrông) và mất đi 5 liên kết Hiđrô. Hãy chỉ rõ đây là dạng đột biến gen gì?
Câu 5 (1.0 điểm)
Khi nghiên cứu bộ NST của một thai nhi, người ta thấy NST giới tính gồm 3 NST giống nhau. Hãy xác định giới tính của thai nhi và giải thích cơ chế hình thành bộ NST của thai nhi.
Câu 6 (1.5 điểm)
Trên một thảo nguyên cỏ gấu là thức ăn của bọ rùa, châu chấu, sâu ăn lá; chuột sử dụng cỏ gấu, bọ rùa, châu chấu, sâu ăn lá làm nguồn thức ăn. Một nhà sinh thái học thực hiện các nghiên cứu sau :
1. Khảo sát quần thể cỏ gấu (sinh sản vô tính) đã xác định được mật độ của quần thể là 
5 cây/m2. Giả sử mỗi cây cỏ mẹ tạo ra 30 cây con trong một năm. Theo lý thuyết mật độ quần thể cỏ gấu là bao nhiêu cây/m2 sau thời gian 1 năm, 2 năm, 9 năm? Trong thực tế, mật độ quần thể cỏ gấu có tăng lên mãi như vậy không và giải thích?
2. Chọn hai lô đất như nhau, sử dụng lưới ngăn chuột quây kín một lô đất. Sau một thời gian, số lượng cỏ gấu ở hai lô đất sẽ thay đổi như thế nào và giải thích? (Giả sử điều kiện ngoại cảnh tương đối ổn định).
Câu 7 (1.0 điểm)
Ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp theo tỉ lệ 
(3AA : 2Aa). Nếu cho các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỷ lệ cây có kiểu gen đồng hợp trội là bao nhiêu?
---------------Hết---------------
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: ..................
Chữ kí giám thị 1:   Chữ kí giám thị 2: .

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_thcs_nam_h.doc
  • docĐáp án Môn Sinh.doc
Bài giảng liên quan