Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Sinh học Lớp 9 THCS - Ngày thi 28-3-2010 - Năm học 2009-2010 - Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 3 (1.5 điểm):

a. Hãy viết tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc và phân tử mang đơn phân cấu tạo nên prôtêin?

b. So sánh hai phân tử đó về cấu trúc và chức năng.

Câu 4 (1.0 điểm):

Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?

Câu 5 (1.0 điểm):

Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống? Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào là phổ biến? Cho 1 ví dụ minh họa.

Câu 6 (1.5 điểm):

a. Nêu những đặc điểm cơ bản của quần xã.

b. Phân biệt quần thể với quần xã.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 138 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Đề thi chọn học sinh giỏi Tỉnh môn Sinh học Lớp 9 THCS - Ngày thi 28-3-2010 - Năm học 2009-2010 - Phòng Giáo dục & Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Sở giáo dục và đào tạo 
Hải dương
Kỳ Thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Lớp 9 - THCS năm học 2009 - 2010
	Đề chính thức
Môn thi: Sinh học
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 28/3/2010
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (1.5 điểm):
Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen (chỉ xét trong trường hợp không có đột biến và hoán vị gen)
Nêu đặc điểm chung và riêng về kiểu gen của hai loài đó.
Làm thế nào để nhận biết được hai kiểu gen nói trên?
Câu 2 (2.0 điểm): 
Nêu cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính.
b. ở ruồi giấm: Cặp NST số 1 và 3 mỗi cặp chứa một cặp gen dị hợp, cặp NST số 2 chứa hai cặp gen dị hợp, cặp số 4 là cặp NST giới tính.
	- Viết kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái. 
- Khi giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Viết kí hiệu của các giao tử đó. 
Câu 3 (1.5 điểm): 
Hãy viết tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc và phân tử mang đơn phân cấu tạo nên prôtêin?
So sánh hai phân tử đó về cấu trúc và chức năng.
Câu 4 (1.0 điểm): 
Phân biệt thể đa bội với thể dị bội? Làm thế nào để nhận biết được thể đa bội?
Câu 5 (1.0 điểm): 
Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống? ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào là phổ biến? Cho 1 ví dụ minh họa.
Câu 6 (1.5 điểm):
	a. Nêu những đặc điểm cơ bản của quần xã.
b. Phân biệt quần thể với quần xã.
Câu 7 (1.5 điểm): 
Từ một phép lai giữa hai cây người ta thu được:
- 250 cây thân cao, quả đỏ.
- 248 cây thân cao, quả vàng.
- 251 cây thân thấp, quả đỏ.
- 249 cây thân thấp, quả vàng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng và thân cao, quả đỏ là hai tính trạng trội.. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai.
.. Hết .
Họ và tên thí sinh:.. Số báo danh:..
Chữ ký giám thị 1:.. Chữ ký giám thị 2:
Hướng dẫn chấm thi HSG tỉnh - môn sinh lớp 9
Năm học 2009 – 2010
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1
1.5 đ
a. Đặc điểm chung
- Đều là 2 cặp gen dị hợp, đều là cơ thể lưỡng bội, có ưu thế lai cao, tính di truyền không ổn định,
- Có tính phổ biến trong tự nhiên, có khả năng tạo nhiều loại biến dị qua con đường sinh sản
0.25
* Đặc điểm riêng
Kiểu gen AaBb
Kiểu gen 
- 2 cặp gen dị hợp tồn tại trên 2 cặp NST khác nhau, phân ly độc lập, tổ hợp tự do
- 2 cặp gen cùng tồn tại trên 1 NST trong nhóm gen liên kết, phân ly phụ thuộc vào nhau
- Tạo nên 4 loại giao tử có tỉ lệ 1AB : 1Ab : 1aB :1 ab
- Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. 
- Tạo nên 2 loại giao tử có tỉ lệ 1AB :1 ab
- Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
0.25
0.25
b. Để nhận biết hai kiểu gen nói trên dùng 2 phương pháp sau:
- Cho tự thụ phấn ở thực vật (hay giao phối gần ở động vật) đối với từng kiểu gen rồi căn cứ vào kết quả ở đời con lai: 
 Nếu kết quả tạo 16 tổ hợp, 9 kiểu gen, 4 KH thì KG là AaBb.
 Nếu kết quả tạo 4 tổ hợp, 3 kiểu gen, 2 KH thì KG là .
0.25
0.25
- Cho các cá thể đó lai phân tích 
 Nếu kết quả cho tỉ lệ KH 1:1:1:1 thì KG là AaBb
 Nếu kết quả cho tỉ lệ KH 1:1 thì KG là 
0.25
Câu 2
2.0 đ
a. Cơ chế duy trì sự ổn định bộ NST 2n của loài sinh sản hữu tính gồm nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.
- Nguyên phân: Là sự sao chép chính xác bộ NST 2n của loài qua các thế hệ tế bào.
0.25
- Giảm phân: Bộ NST giảm đi 1 nửa trong các giao tử (n NST) 
- Thụ tinh: Sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa 2 giao tử mang n NST tạo thành hợp tử chứa 2n NST, bộ NST 2n của loài được khôi phục lại
0.25
0.25
b. Kí hiệu bộ NST của ruồi giấm cái : 
 AaEeXX hoặc AaEeXX
0.5
- Giảm phân bình thường cho 2n = 23 = 8 loại giao tử
0.25
- Kiểu gen AaEeXX cho 8 loại giao tử:
ABDEX, ABDeX, AbdEX, AbdeX, aBDEX, aBDeX, abdEX, abdeX
- Kiểu gen AaEeXX cho 8 loại giao tử:
 ABdEX, ABdeX, AbDEX, AbDeX, aBdEX, aBdeX, abDEX, abDeX
0.25
0.25
Câu 3
1.5đ
Cấu tạo
Chức năng
a. Tên của phân tử là bản sao của gen cấu trúc là ARN thông tin (mARN)
Phân tử mang đơn phân cấu tạo nên prôtêin là ARN vận chuyển 
(tARN).
0.25
0.25
b. So sánh hai phân tử mARN và tARN về cấu trúc và chức năng
* Giống nhau:
- Đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các rinuclêotit. Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần: 1phân tử H3PO4, 1phân tử đường C5H10O5, 1 trong 4 loại rinu: A, U, G, X. Chỉ có 1 mạch đơn.
- Đêu tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin.
* Khác nhau
0.25
0.25
mARN
tARN
- Phân tử dài hơn, chỉ có cấu trúc bậc 1 gồm 1 mạch đơn.
- Phân tử ngắn hơn, có thể tự xoắn thành cấu trúc bậc cao hơn có các thùy tròn. Có liên kết hiđrô.
- Mang các bộ 3 mã sao chứa thông tin di truyền, truyền đạt thông tin di truyền
- Mang bộ 3 đối mã, vận chuyển aa
0.25
0.25
Câu 4
1.0đ
Phân biệt thể đa bội và thể dị bội 
Thể dị bội
Thể đa bội
- Thay đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó theo hướng tăng hay giảm như: 2n-1. 2n+1, 2n-2
- Tế bào có số NST luôn tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n như 3n, 4n, 5n
- Thay đổi kiểu hình ở 1 số bộ phận nào đó trên cơ thể, thường gây ra các bệnh hiểm nghèo.
- Thực vật đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng mạnh, và chống chịu tốt với ĐK môi trường
0.25
0.25
* Có thể nhận biết được thể đa bội bằng mắt thường qua các dấu hiệu hình thái, sinh lí của cơ thể, đa bội thường có kích thước tế bào to, các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn dạng lưỡng bội.
- Làm tiêu bản, đếm số lượng bộ NST của loài.
0.25
0.25
Câu 5
1.0đ
* Lai kinh tế là phép lai cho giao phối giữa các vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa vào sản xuất để thu sản phẩm, không dùng nó làm giống.
0.25
- Không dùng con lai kinh tế để làm giống vì khi giao phối giữa 2 bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau thì con lai F1 chứa các cặp gen dị hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất, nếu dùng F1 để làm giống thì ở thế hệ sau tỷ lệ dị hợp giảm dần, nên ưu thế lai cũng giảm, cặp gen đồng hợp tăng dần trong đó có gen đồng hợp lặn gây hại. 
0.25
- ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức phổ biến là dùng giống cái tốt trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội được con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi của giống mẹ và sức tăng sản của giống bố.
0.25
- Ví dụ: Lợn lai kinh tế ỉ Móng cái x Đại bạch có sức sống cao, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0.7 đến 0.8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao hơn. 
0.25
Câu 6
1.5 đ
a. Những đặc điểm của quần xã được căn cứ vào: 
- Số lượng loài đánh giá qua các chỉ số: Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp.
- Thành phần loài đánh giá qua các chỉ số: Loài ưu thế và loài đặc trưng.
b. Phân biệt quần thể và quần xã
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
- Tập hợp các cá thể cùng loài 
- Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau. 
- Đơn vị cấu trúc là cá thể, có cấu trúc nhỏ hơn, mối quan hệ chủ yếu là quan hệ sinh sản và di truyền
- Đơn vị cấu trúc là quần thể, có cấu trúc lớn, mối quan hệ chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng, cùng loài SS, khác loài không SS.
- Chiếm 1 mắt xích trong chuỗi thức ăn. Không có hiện tượng khống chế sinh học
- Gồm 1 đến nhiều chuỗi thức ăn và là bộ phận chủ yếu của sinh thái. Có hiện tượng khống chế sinh học. 
- Độ đa dạng thấp, phạm vi phân bố rộng.
- Độ đa dạng cao, phạm vi phân bố rộng.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 7
1.5 đ
Quy ước: A - Thân cao, a - thân thấp
 B - Quả đỏ, b - quả vàng
- Xét sự di truyền từng cặp tính trạng
 Cao : Thấp = (250 + 248) : (251 + 249) 1 : 1. Đây là kết quả phép lai phân tích. Kiểu gen của P là : Aa x aa
 Đỏ : Vàng = (250 + 251) : (248 + 249) 1 : 1. Đây là kết quả phép lai phân tích. Kiểu gen của P là: Bb x bb
0.25
- Xét sự di truyền đồng thời của 2 cặp tính trạng ở F1
 Cao, đỏ : Thấp, vàng : Thấp, đỏ : Thấp vàng = 250 : 248 : 251 : 249 1 : 1 : 1 : 1
(1 cao : 1 thấp) (1 đỏ : 1 vàng) = 1: 1: 1: 1 nên hai cặp tính trạng về chiều cao thân và màu sắc quả di truyền độc lập với nhau.
0.25
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng ta có kiểu gen và kiểu hình của P có 2 trường hợp sau:
 TH 1: P: AaBb (cao, đỏ) x aabb (thấp, vàng)
 GP: AB, Ab, aB, ab ; ab
 F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb
 Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ : 1 cao, vàng : 1 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng
0.25
0.25
 TH 2: P: Aabb (cao, vàng) x aaBb (thấp, đỏ)
 GP: Ab, ab ; aB, ab
 F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1 aabb
 Tỉ lệ KH: 1 cao, đỏ : 1 cao, vàng: 1 thấp, đỏ : 1 thấp, vàng
0.25
0.25

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_thcs_ngay.doc
Bài giảng liên quan